Thảo luận:Condoleezza Rice

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi 195.83.178.10 trong đề tài Mục chuyện nhỏ
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: Hoài Linh (30 tháng 9, 2005). “Con đường quyền lực của Condi Rice”. VietnamNet. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Một sysop nên chuyển bài này sang Condoleezza Rice (có hai ký tự z) rồi xóa mục từ Condoleeza Rice. Mekong Bluesman 17:57, 12 tháng 8 2005 (UTC)

Chắc không cần xóa tên sai chính tả. Nhiều người có thể đến trang đó để tìm hiểu về bà ta. Nguyễn Hữu Dụng 20:08, 12 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi nghĩ là không nên làm như vậy vì nó tạo ra một precedent cho sự chấp nhận lối viết sai chính tả của Wikipedia Tiếng Việt (trong khi thực sự chúng ta không chấp nhận chuyện đó) và, hơn nữa, không ai ra luật cấm một người khác có tên là Condoleeza Rice (chỉ có một ký tự z). Mekong Bluesman 02:24, 13 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi nghĩ mục đích của bách khoa là làm dễ sự truy cập cho độc giả. Nếu ai đó đến trang Condoleeza Rice mà thấy trống thì có thể họ nghĩ rằng Wikipedia này không có bài về Condoleezza Rice. Chúng ta không nên đòi hỏi độc giả phải viết đúng chính tả, mà chỉ đòi hỏi người viết viết đúng chính tả. Nguyễn Hữu Dụng 04:43, 13 tháng 8 2005 (UTC)
Như vậy tất cả các chữ sai hỏi ngã, viết sai tên đều phải được chấp nhận cả hay sao? Bạn có thể tìm được ở đâu trên trái đất cái từ điển bách khoa nào chấp nhận việc viết sai chính tả không? Chưa kể đó sẽ tạo 1 tấm gương xấu về chính tả và có những ảnh huởng xấu về giáo dục. tôi là người hay viết sai chính tả nhưng vâ7n không chấp nhận xu hướng quá dể dãi này! Làng Đậu 01:48, 16 tháng 8 2005 (UTC)

Theo tôi hiểu, ông bạn Dung chỉ muốn giúp bạn đọc dễ tìm ra bài mình muốn đọc mà thôi, chớ không phải chấp nhận cái sai, với tư cách là một bạn đọc, tôi ủng hộ ông ban Dung. Đến bây giờ tôi vẫn chưa viết đúng tên của bà Rice.(viết tiếp) tôi thấy chuyện này giải quyết dễ ẹt, sao mà cứ làm cho ầm ĩ. Cứ để nguyên bài bà Rice thiếu một chữ z, rồi mở thêm một cái ngoặc đơn, ghi vô là tên chính xác của bà Rice là..... như vậy, bạn đọc vừa hiểu đúng vừa cám ơn ban biên tập đã hết lòng giúp đỡ. Còn ý kiến ông bạn MB nghe sao mà giống Al Quaida quá, đòi khoan lỗ vô đầu người ta rồi nhét cái gì vô trong đó, ai mà dám tới đây để đọc nữa. các bạn ở chung quanh hãy cảnh giác, một là ông bạn này là đệ tử của bin laden, hai là mới vừa ở viện tâm thần ra.

Nếu chỉ vì lý do làm cho dễ thì chúng ta phải cho thêm các mục từ sau đây: Condoliza Rice, Condo Liza Rice, Condolisa Rice, Công đô Li da Raisơ, Công-đô-Li-da Raisơ, Bà Gạo, Bà có tên giống như Môna Liza và Gạo, Bà mà có hình ở trong đầu tôi nhưng tôi không biết tên... và redirect tất cả về Condoleezza Rice!
Tốt hơn nữa chúng ta cũng không nên đòi hỏi một khả năng đọc và viết tương đối từ độc giả vì ... nó làm cho họ khó truy cập quá!
Có lẽ chúng ta nên khoan lỗ trên đầu của họ và nhét các thông tin vào để họ đỡ phải làm việc!!!
Mekong Bluesman 06:33, 16 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi không lặp lại những gì đã ghi nhưng nếu bạn đi học ở trường trung học, tiểu học, đi thi hay viết văn thì yêu cầu tối thiểu của 1 bài viết là như thế nào? Tôi cho rằng việc chấp nhận mất 1 chữ z trong tên bà này là loại phán quyết vô cùng chủ quan. Bởi vì chính bản thân tôi lại chỉ thường viết thiếu chữ "e" chứ không phải chữ "z". Do đó, nếu có chấp nhận thì chỉ nên chấp nhận lối viết "alternative" (thí dụ tên của ông Hồ Diệu Bang (cố thủ tướng Trung Hoa) có thể có hai hay ba cách viết: cách Hán Việt hóa, cách phiên âm hóa, hay cách phiên ý hóa, hay các viết có các dấu nối "-" (hyphen) (hoặc giả như truờng hợp đã qúa phổ biến của chữ "tập tin" được quá nhiều người dịch là "tệp") chứ không thể chẳng hạn từ chữ "Hồ Diệu Bang" (Hu Yaobang) mà viết thành "Hò Dịu Bân", "Hò Điệu Bang", hay "Hồ Điệu Bâng" mà vẩn cho là OK thì tôi xin miễn rút tên khỏi cái từ điển này! Nếu có chấp nhận thì có lẽ cái từ điển này là cái từ điển dành cho những người thích viết sai chính tả chăng? Ở đây tôi không thấy cái việc chấp nhận cho viết sai chính tả rồi bảo rằng để cho người đọc dể tìm thì qúa vô lý chưa kể ngay cả cái Wiki này trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Trung Hoa,.... Có cái nào chấp thuận cho tất cả các chữ viết méo mó sai chính tả làm tên của một bài viết hay ngay cả không biết mắc cở bỏ vào trong ngoặc đơn hay không nữa

Còn ý bạn nào cho là ầm ỉ thì cứ tự mình ầm ỉ, tôi không cảm thấy ầm ỉ! Tôi chỉ thấy câu hỏi có nên chấp nhận hay không mọi danh từ viết sai chính tả làm thành tên đề mục bài viết trong một cuốn từ điển nhất là từ điển Bách Khoa Toàn Thư như vầy? Cần được trả lời thoả đáng. Làng Đậu 14:03, 16 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi strike (gạch bỏ?) hai câu cuối cùng của một người viết không tên bên trên vì nó vi phạm tinh thần tôn trọng cá nhân người khác của Wikipedia. Mekong Bluesman 22:53, 16 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi biết là Professor (with tenure) có thể dịch thành "Giáo sư". Bài này dùng "phó giáo sư" cho Associate Professor và "phụ tá giáo sư" cho Assistant Professor, tôi cảm thấy ... không ổn. Có ai có ý gì khác không? Mekong Bluesman 02:44, 13 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi cũng thấy không ổn. Chắc ta nên dùng "giáo sư" cho mọi chức, và dùng chú thích cho "Professor". Hay ta có thể dùng nguyên văn tiếng Anh và chú thích bằng tiếng Việt. Nguyễn Hữu Dụng 04:40, 13 tháng 8 2005 (UTC)
Rất tiếc vì đã viết sót một chữ z. Về chữ giáo sư, nếu các bạn thấy không ổn, thì tôi cũng không biết làm sao cho ...ổn. Thôi thì nhờ các bạn làm sao cho nó ổn trở lại, miễn là độc giả (rất nhiều người chưa hề bước chân vào một đại học nào tại Hoa kỳ) có thể hiểu được là tốt rồi. Vừa rồi tôi có thêm một số thông tin vào bài viết, rất mong ý kiến của các bạn. TCN 11:49, 13 tháng 8 2005 (UTC)
Associate Professor dịch là "phó giáo sư" là đúng với hệ thống VN rồi. Assistant Professor có thể dịch là "trợ lý giáo sư", "phụ tá giáo sư" hoặc "trợ giảng". --Avia 02:06, 15 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi nghĩ là "trợ lý giáo sư", "phụ tá giáo sư" hoặc "trợ giảng" là lecturer. Các chức như assistant professopassociate professor đều là professor (cả hai đều tenure-tracked). Có nhiều người về hưu vẫn là associate professor. Do đó, tôi cảm thấy "phó giáo sư" cho associate professor là đúng. Còn gọi assistant professor là "phụ tá giáo sư" thì có vẻ như dịch từng chữ. Trên thực tế, assistant professor cũng nhận các sinh viên master (thạc sĩ?) hay sinh viên PhD (tiến sĩ?) như các professor khác, tuy hơi hiếm hơn.
Khi tôi hỏi, tôi mong là chương trình đại học tại Việt Nam có các chức vụ tương đương. Nếu không thì chúng ta phải đợi một người dịch chuyên môn hơn.
Mekong Bluesman 06:36, 15 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi thấy có thể dịch assistant professorgiáo sư phụ tá, và associate professorgiáo sư cộng tác. Cả hai cụm từ tiếng Việt này đều cho một số kết quả trong Google. Phan Ba 06:54, 15 tháng 8 2005 (UTC)

Ở VN có trợ giảng (teaching assistant), giảng viên (lecturer), phó giáo sư (associate professor), giáo sư (professor), không thấy có phụ tá giáo sư. Vì hai hệ thống đại học khác nhau, tôi thấy dịch như vậy ( assistant professor là phụ tá giáo sư )là làm cho người đọc hiểu được.

VN còn có giảng viên chính (senior lecturer) nữa. --Avia 01:47, 16 tháng 8 2005 (UTC)

Mục chuyện nhỏ[sửa mã nguồn]

Các chi tiết trong mục chuyện nhỏ nên bổ xung vào các phần khác. Như "Rice đã đệm dương cầm cho danh cầm cello Yo Yo Ma" đã có trong bài, có thể xóa đi.--195.83.178.10 (thảo luận) 11:24, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời