Thảo luận:Giang Văn Minh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đoạn viết về cái chết của Giang Văn Minh có chỗ chưa rõ nghĩa:

"Đồng thời, để (???) quân dân Đại Việt, Minh Tư Tông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và cho sứ bộ ta đem thi hài ông về nước"

Thủy ngân ở điều kiện nhiệt độ và không khí Việt Nam và Trung Quốc thì có dạng lỏng. Vậy bột thủy ngân là vật chất gì vậy? - Randall uob 19:35, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Câu này đúng là tối nghĩa, còn bột thủy ngân có lẽ là chu sa (thần sa, đan sa, xích đan, cống sa), một loại khoáng chất thiên nhiên chứa sulfua thủy ngân, là một vị thuốc trong y học Trung Hoa. Vương Ngân Hà 03:29, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ai có công xóa nợ Liễu Thăng?[sửa mã nguồn]

Rõ ràng những thông tin của bài viết về việc xóa nợ Liễu Thăng của Giang Văn Minh chỉ là giai thoại. Thực ra người làm việc này là Nguyễn Công Hãng.

Chúng ta có thể tham khảo theo đường dẫn sau, với nội dung dưới đây: http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.vanhoa.doisongvanhoa.12391.qdnd

"Đó là do tài ngoại giao khôn khéo của sứ thần nước ta là Nguyễn Công Hãng (1680-1732) được cử đi sứ nhà Thanh vào tháng 4 năm Mậu Tuất (1718).
Nguyễn Công Hãng tự Đại Thanh, hiệu Tĩnh Trai, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Phù Chẩn, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiểu sĩ xuất thân Khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa 21 (1700) đời Lê Hy Tông lúc mới 20 tuổi, nổi tiếng hay chữ-Ông làm Thượng thư, là Tể tướng đời chúa An vương (Trịnh Cương).
Khi được cử đi sứ, ông đề nghị triều đình ta thôi không làm người vàng theo thường lệ. Sang đến nhà Thanh, quan tiếp sứ xét đồ cống phẩm không có người vàng Liễu Thăng. Họ mang câu chuyện Liễu Thăng ra hạch sách, Nguyễn Công Hãng cười trả lời:
- Liễu Thăng là tên bại tướng của nhà Minh, nhà Hoàng Thanh ta ngày nay bao gồm có cả muôn nước, lại đi khư khư đòi món của đút để trả mối thù của người xưa, như vậy sao đủ để làm khuôn mẫu cho người sau?
Lệ cống còn phải có một hũ nước giếng để rửa ngọc trai, nước phải lấy từ giếng nước trước đền thờ An Dương vương ở Loa Thành (Cổ Loa-Đông Anh-Hà Nội) vì tương truyền dùng nước ấy rửa ngọc trai mới sáng. Nhưng ông đổ đi và múc lấy nước giếng Ba Sơn đem theo. Khi người Thanh đem nước ấy rửa ngọc trai không sáng liền hỏi, Công Hãng trả lời rằng:
- Vì khí mạch lâu ngày đã biến đổi đi.
Do có tài ngoại giao khéo léo, ứng biến linh hoạt của Nguyễn Công Hãng mà từ đấy về sau, hai thứ đồ cống đó được miễn.

Không rõ giai thoại về Giang Văn Minh xóa nợ Liễu Thăng ở đâu, tôi chưa từng nghe. Qua câu đối, có thể thấy Giang Văn Minh có vẻ là người cứng cỏi, thẳng thắn, chính trực, mà người như vậy khó lòng làm cái mẹo "cù nhầy" kiểu Trạng Quỳnh. Đây giống như giai thoại kiểu Trạng Quỳnh quá. Xin để một thời gian nữa, chúng ta nên xem xét xóa phần này.--Trungda 09:49, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi xóa giai thoại "xóa nợ Liễu Thăng" của bài này vì việc đó do Nguyễn Công Hãng thực hiện, đề cập trong bài Nguyễn Công Hãng.--Trungda 18:58, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Trungda xóa cái giáo án môn Tập đọc lớp 5 bài "Trí dũng song toàn, Sách giáo khoa trang 25 này, kia được không?
  • Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
  • Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
  • Giới thiệu bài: "Trí dũng song toàn" là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta - danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm."
  • GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng Giang Văn Minh than khóc: ân hận, xót thương, câu hỏi Liễu Thăng cứng cỏi, khi ứng đối thì dõng dạc tự hào.
  • Tìm hiểu bài: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?(Vờ than khóc). Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại Giang Văn Minh?(vì mắc mưu bỏ lệ góp giỗ liễu Thăng, không chịu nhún nhường trước những câu đối của đại thần trong triều) (mà ám hại tức là giết lén sao lại lẫm liệt, giáo án mâu thuẫn)
  • Câu hỏi đánh giá: Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? Câu trả lời tất cả học sinh lớp 5 đều phải biết (vừa mưu trí, vừa bất khuất).Luật sư Nhân (thảo luận) 10:16, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Do trong phần Củng cố - Dặn dò của giáo án có ghi "Về nhà kể chuyện cho nhiều người cùng nghe" nên tôi nghĩ phàm nhà nào đã từng có con em đi học lớp 5 cũng đều đánh giá Giang Văn Minh là trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự đất nước khi đi sứ nước ngoài vì vậy tôi không ghi dẫn chứng cho phần Đánh giá mà tôi vừa thêm vào bài. Tôi tin phàm là người Việt ai cũng mong muốn các vị có dịp được đi sứ, đi chơi nước ngoài cũng đều có tinh thần "trí dũng" và không ai phải là tội đồ của lịch sử, song Nhà Minh và người Hoa có đánh giá ông là trí dũng không, hay chỉ là gan to, gàn dở?

"Giai thoại" nghĩa là một câu chuyện hay, nhưng người ta chi dùng từ giai thoại với nghĩa là chuyện kể, có thêm mắm muối, thường không có thật. Còn cụ Giang Văn Minh lập mưu vờ than khóc cho cụ tổ 5 đời khiến vua Minh mắc mưu bỏ lệ cống giỗ người vàng Liểu Thăng có ghi rõ trong sách sử thì phải dùng từ "Sự kiện trí dũng song toàn" thì mới đúng.Luật sư Nhân (thảo luận) 10:44, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đồng ý, SGK cấp I chỉ dạy trẻ em thôi, đưa vào làm nhận định e không hợp lý, vì đây chỉ là chủ ý của mấy tác giả soạn sách. Gia Nạp nhân (thảo luận) 03:14, ngày 13 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Ai có cuốn Văn Khắc Hán Nôm Việt Nam (tuyển chọn, lược thuật) do một nhóm soạn giả ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm biên soạn. Sách được sự tài trợ của tổ chức Toyota (Nhật Bản), và do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành (1992). Chủ biên bộ sách là Giáo sư Nguyễn Quang Hồng. Sách này đến 1146 trang, in đẹp, có nhiều ảnh màu được chọn lọc cẩn thận. Làm ơn chụp giùm bản khắc số 914 của Giang Văn Minh xem Một bộ sách mới đáng trân trọng và đưa vào bài giùm với.Luật sư Nhân (thảo luận) 12:13, ngày 21 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cái chết[sửa mã nguồn]

Có sách sử nào viết về cái chết của Giang Văn Minh ngoài mấy bài báo và giai thoại dân gian không nhỉ? – Knight Wolf (thảo luận) 11:23, ngày 3 tháng 4 năm 2023 (UTC)[trả lời]