Thảo luận:Hệ thống đơn đảng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi dịch từ "Single-party system" ra "hệ thống đơn đảng" mà không phải là "độc đảng" vì sợ hiểu nhầm "độc" là độc hại. Hơn nữa, ở ta lại ít thấy khái niệm này. Các bạn thấy thế nào? Quan San 04:45, ngày 11 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy hệ thống chính trị của Trung Quốc hiện nay không giống với hệ thống chính trị đơn đảng dển hình như Việt Nam, Cu Ba, Lào và một số nước khác. Ở Trung Quốc hiện nay, ngoài Đảng cộng sản còn có 8 đảng khác như: Nông dân, Dân tộc, Xã hội .v.v... Ba năm một lần các đảng họp Hội nghị hiệp thương chính trị (Chính hiệp). Các đảng đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, nên xếp hệ thống chính trị Trung Quốc vào loại "Một đảng chiếm ưu thế" --Sam-2MT Thảo luận 01:28, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Hiến pháp CHND Trung Hoa nói rõ đến một đảng lãnh đạo - là đảng Cộng sản - cho nên mặc dù các đảng khác vẫn tồn tại, vị trí lãnh đạo chỉ được dành cho một đảng theo hiến pháp. NHD (thảo luận) 02:07, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không thấy nguồn hợp lệ bảo 1 đảng là Dictatorship. Độc tài là 1 người hay 1 nhóm người làm chủ mà không bị quốc hội, luật pháp, nhân dân hay gì ràng buộc thiết lập 1 chế độ cai trị toàn bộ đời sống xã hội.198.7.58.98 (thảo luận) 22:13, ngày 30 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nên dịch "one/single-party system" là hệ thống 'độc đảng','đảng trị', hoặc 'đảng cầm quyền'.

Đề xuất đổi tên[sửa mã nguồn]

Theo bài tương ứng en:One-party state thì bài này nên đổi thành nhà nước, cũng như nên cập nhật lại định nghĩa khái niệm khi en.wiki đã cập nhật định nghĩa.--Nacdanh (thảo luận) 08:36, ngày 28 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]