Thảo luận:Hồng Bàng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Lịch sử Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Về truyền thuyết bánh chưng-bánh dày là tượng trưng cho quan niệm cổ xưa về vũ trụ của người Việt (trời tròn - đất vuông) có lẽ phải xem xét lại vì:

1- Quan niệm trời tròn - đất vuông cũng được sách Trung hoa nhận là của người Hán, theo tôi: chúng ta (người Việt) qua 1000 năm Bắc thuộc và các nhà trí thức VN ngày nay đã ngộ nhận đó là quan niệm về vũ trụ của người Việt cổ.

2- Các dân tộc khác như H'Mong, Dao, Mường... mà tôi đã ăn Tết cùng họ, thì chỉ thấy giã bánh Dày và gói bánh Ú hoặc bánh Tét mà không có bánh chưng vuông.

Tôi nghĩ rằng bánh Dày và bánh Ú, Tét là tượng trưng cho việc thờ Sinh thực khí của các nhóm dân Nam Đảo, hay Đông Nam Á, trong đó có tục thờ Nõ-Nường của người Việt. Chứ không phải tượng trưng cho một quan điểm cổ về bầu Trời và trái Đất.

Xin các bậc cao minh chỉ giáo thêm 125.234.151.139 14:02, 10 tháng 8 2006 (UTC)

Đoạn trích sau đây cho thấy tác giả có ý rằng người Việt có dòng dõi từ phương Bắc chứ không phải người bản xứ bị người Hoa khinh rẻ là người man di.

Tôi đề nghị bỏ đoạn trên vì câu trên mâu thuẫn với định nghĩa trong bài Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại. Theo bài đó thì lãnh thổ của Thần Nông-đế Nghi vẫn nằm ngoài Trung Nguyên (do ở phía Nam sông Trường Giang), do đó, kể cả nếu người Việt có tổ tông từ vùng Động Đình hồ thật thì cũng vẫn là man di.

Trích Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại.

Bình nguyên Hoa Bắc, hay Trung Nguyên, cổ đại là vùng đất ở giữa hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Các dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại là các nhóm người ở ngoài vùng đất này
Mọi ở phía Nam sông Trường giang thì gọi là Man.

Tmct 14:29, 26 tháng 11 2006 (UTC)

Theo tôi thì 2 chữ Man Di không phải là do người Tàu đạt cho ta mà là do ta tự xưng.Vốn nghĩa của từ Man Di không như chúng ta hiểu hiện nay.Mà nó có ý nghĩa riêng.Giống như chữ Việt(sẽ có dịp tôi trình bày sau,). Theo truyền thuyết thì Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của chúng ta. Nếu nói nôm na mách qué ra thì Kinh Dương Vương là vị vua cai quản vùng Châu Dương và Châu Kinh. Theo cổ sử trung Quốc, 2 vùng này trước kia gọi là vùng Kinh Man, và Di Việt (điều này hiện nay chưa thấy sách nào của Việt Nam nói tới)cho nên gọi tắt là Man Di. Vậy Man Di vốn không có nghĩa là như chúng ta hiểu ngày nay mà là tên gọi theo luật "Danh tùng chủ nhân" của tên các vùng đất cũ của ta. Sau này ta đặt quan hệ với Tàu. vì vốn cho mình là nhất, là trung tâm nên người Tàu tự xung họ là người trung nguyên và gọi ta là Man Di. Nên mới có sự biến sắc của từ Man Di này.Tieuphu (thảo luận) 03:40, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)tieuphu[trả lời]

Biên giới[sửa mã nguồn]

Đọc danh sách và vị trí của 15 bộ của nước Văn Lang thì toàn thấy ở miền Bắc Việt Nam. Vậy mà phía trên danh sách một vài dòng thì lại nói biên giới của Văn Lang phía Bắc đến tận Động Đình Hồ. Phải chăng là không trùng khớp?222.252.94.23 08:48, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hùng vương hay Lạc vương?[sửa mã nguồn]

Xâu chuỗi thông tin trong hơn 10 bộ cổ sử, đọc thêm bài thắc mắc của Nguyễn Văn Tố, tôi khẳng định hình như có sự nhầm lẫn, Lạc vương có lẽ là đúng hơn cả! Xin đặt câu hỏi như một sự gợi mở ở đây để các bạn tranh luận. Khương Việt Hà 14:16, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đổi hướng cho phù hợp[sửa mã nguồn]

Tôi đổi hướng bài Hùng Vương sang Văn Lang và ngược lại cho phù hợp nhé, không thì người đọc vào phần Hùng Vương chỉ thấy viết về thời Hồng BàngVăn Lang, trong lúc vào bài Văn Lang chỉ thấy nói về danh sách các vị Hùng Vương Dongsonvh (thảo luận) 07:45, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Số đời[sửa mã nguồn]

Tại sao trong bài lúc nói có 18 đời vua, lúc nói 20. Còn nũa, tôi đọc các trang ngoài, cũng có 1 số tranh nói là có đến 88 đời, nhưng vì vấn đề chữ viết nên chỉ 18 danh hiệu được lưu truyền. Theo ý tôi, thì 88 đời là rất thích hợp, tính ra trung bình mỗi ông vua cai trị được 29 năm. NapoleonQuang (thảo luận) 22:05, ngày 21 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, số đời các vua Hùng không nên áp đặt là bao nhiêu khi chưa có cứ liệu lịch sử xác thực. Vì đây là huyền sử nên chúng ta cứ hiểu theo huyền sử. con số 18 thực ra, theo tôi được biết thì chỉ là con số tương đối như biến số N trong toán học ngày nay. Ví dụ, Thiếu Lâm tự có 18 ban võ nghệ nhưng cũng chưa rõ cụ thể từng ban. Trong các phim chưởng Tàu cũng hay dùng con số 18 để gọi tên một hiên tượng không cụ thể (các Bạn cứ thử coi mà xem)...Tieuphu (thảo luận) 03:48, ngày 13 tháng 7 năm 2008 (UTC)tieuphu[trả lời]

Theo những gì tôi đã đọc, đã biết thì vị thứ 19 được cho rằng là An dương vương. Là vị vương nam giới đầu tiên trong 18 đời Bà hùng vương, vì để phân chia bản thân với các Bà hùng vương khác ra nên mới xưng là An dương vương. Còn vị thứ 20 mà bác nói lấy ở đâu ra thì tôi không biết. Thiên Mệnh Lôi Thần (thảo luận) 07:43, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Những bộ cổ sử của Việt Nam ghi Hồng Bàng bằng chữ Hán 鴻龐. Xem [1]. Đừng xóa cái chữ Hán đó 1 cách cảm tính. Cám ơn. Lưu Ly (thảo luận) 14:59, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thực sự tôi nghĩ rằng người đời sau đã cố thêm chữ Hán vào (để viết), bởi vì một cụm từ Hán-Việt thực sự bản thân mỗi chữ phải có ý nghĩa, ghép nhau tạo thành nghĩa ghép, trong khi tra nghĩa thì thấy nghĩa ghép từ này rất khiên cưỡng, cũng giống như người Trung Quốc gọi Thành Cát Tư Hãn mà bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:48, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đơn thuần để ghi âm thôi. Việc để chữ Hán là cần thiết để đối chiếu với các tài liệu khi cần. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:51, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

việc chữ Hán thời đó chưa có mà tên lại đặt bằng chữ Hán Theo tôi hiểu như sau: Trước hết xin mọi người lưu ý hiện tượng tên làng xã có 2 tên: Tên Nôm Và Tên Chữ Hán.Dĩ nhiên, khi chưa có chữ Hán chúng ta gọi theo 1 cái tên nôm na mách qué nào đó cho dễ nhớ. Sau này, vì một lý do đặc biệt nào đó (ví dụ như có người đỗ đạt cao hoặc có công với nhà nước,...) mà được ban hoặc tự ý đổi tên theo chữ Hán cho trang trọng. Nếu nói về chữ viết của người Việt thì tôi cũng đang nghiên cứu về vấn đề này. Nếu có dịp tôi sẽ thảo luận thêm. Người Việt ta từ thời xa xưa đã có chữ viết gọi là chữ Khoa Đẩu, theo một số thư tịch cổ thì loại chủa này ra đời rất sớm, sau phát triển theo 2 hướng: một thành chữ Hán, một thành 1 loại chữ cổ có cấu trúc giống chữ Quốc Ngữ (Nay ít thấy, nếu xem ko kĩ thì tưởng là chữ Thái Mường).Tieuphu (thảo luận) 01:41, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)tieuphu[trả lời]

Bản đồ[sửa mã nguồn]

MTRIProd Tôi thấy IP xóa bản đồ là đúng. Có bản đồ khá nguy hiểm, quá mơ hồ. Xích Quỷ không tồn tại trên thực tế, nó chỉ là truyền thuyết được tạo tác mà thôi - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 17:30, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tôi lùi lại vì IP vô tình làm hỏng bảng thông tin thôi. – Do Tri ✓ 💬 17:32, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@TUIBAJAVE: Đồng ý, cái bản đồ này dùng nguồn từ Facebook, lược sử tộc Việt (một trang web sặc mùi dân tộc chủ nghĩa), wattpad. Nói chung toàn nguồn không chính thống và không hàn lâm. Billcipher123 (thảo luận) 17:43, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Billcipher123, mình xoá bớt mấy nguồn kia rồi đấy bạn. Cái bản đồ được dựa vào miêu tả trong đấy, các nguồn còn lại là cái để mình dễ hình dung về bản đồ của nó.— – Daeva Trạc (thảo luận) 20:10, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Đó là bản đồ dựa vào miêu tả của các nguồn 6-9. Còn lại là tham khảo (do các miêu tả lãnh thổ không hoàn chỉnh). – Daeva Trạc (thảo luận) 17:55, ngày 5 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]