Thảo luận:Làn sóng Đài Loan

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi TaiwaneseWaveVN trong đề tài Đổi tên

{Wave đỏ

Original research[sửa mã nguồn]

Nội dung chép rất nhiều từ Korean Wave, ngay cả cách trích dẫn cũng hết sức ẩu tả để nguyên tiếng Anh (chú thích số 12). Khái niệm không phải do nguồn học thuật nghiên cứu mà là tự đặt điều theo suy nghĩ của mình. 115.78.129.255 (thảo luận) 02:43, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đoạn văn Lịch sử chép giống hệt bài Làn sóng Hàn Quốc. 115.78.129.255 (thảo luận) 03:02, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời


Bên phiên bản tiếng Việt của "Korean Wave" là do chính mình thêm đoạn Lịch sử vào đó trước khi copy sang bên đây. Đoạn văn là do mình dịch thuật từ 2 nguồn trên Wiki tiếng Anh là "Korean Wave" và "Boy band". Dựa trên các trang web tiếng Anh viết về K-Pop khiến người hâm mộ phương Tây thấy được sự nổi tiếng của K-Pop tại Nhật Bản, nhưng chưa có bài viết nào nói rằng K-Pop chỉ là một trong hai xu hướng phổ biến trên đất nước mặt trời mọc. Còn một xu hướng khác, tất nhiên đó là nhạc Pop Đài Loan. Chúng tôi không nói đùa, có cả một từ dành cho xu hướng này tại Nhật Bản gọi là 台流 (Đài Lưu; người Nhật đọc là Tairyu), có nghĩa là dòng văn hóa đại chúng Đài Loan tại Nhật Bản. Xu hướng này đã được phổ biến tại Nhật Bản một thời gian với những bộ "phim thần tượng" Đài Loan như "Vườn sao băng", "Lửa bóng rổ", và gần đây là "Trạm kế tiếp hạnh phúc" đã tạo nên cơn sốt tại Nhật Bản, trong khi các nghệ sĩ Nhật Bản như Gackt thường xuyên tới Đài Loan để thư giãn. 118.71.138.226 (thảo luận) 03:21, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đoạn văn thuộc bài Hàn lưu nhưng bạn tự mang sang Đài lưu, như vậy rõ ràng là original research, tức là tự nghiên cứu. Wikipedia không phải là nơi đăng tải các nghiên cứu cá nhân mà là nơi tổng hợp thông tin từ các nguồn học thuật sẵn có. Cơn sốt tại Nhật Bản có hay không thì phải có nguồn Nhật Bản trong bài nói. Nguồn đó phải điểm mặt chỉ tên tên gọi "Đài lưu" chứ không phải do bạn hiểu như vậy nên bạn đưa vào. Bài Đài lưu này có bài ở Wikipedia tiếng Trung Quốc không? Có vẻ không. Chỉ có mỗi Wikipedia tiếng Nhật tạo đồng thời bài đó không có nguồn tham khảo nào hết. Khái niệm này có đủ nổi bật để tồn tại ở Wikipedia tiếng Việt hay không cũng chưa chắc chứ chưa kể về mặt nội dung của bài. Tìm "Taiwanese wave" trên mạng chỉ có trên 4.000 kết quả. Nếu đây là khái niệm nổi tiếng, tạo thành làn sóng thì sao lại ít như vậy. Ở đây không xét kết quả khi tìm bằng tiếng Nhật, vì khái niệm này nổi bật ở Nhật thì không đồng nghĩa nổi bật trên thế giới, chưa chắc đáp ứng yêu cầu nổi bật của Wikipedia các ngôn ngữ khác. 115.78.129.255 (thảo luận) 03:30, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Lấy ví dụ từ 2 làn sóng văn hoá xảy ra ở phương Tây trong thập niên 1960 nhé:

- British Invasion là 1 hiện tượng xảy ra vào giữa những năm 1960 khi các ban nhạc rock và pop từ Vương quốc Anh cũng như các khía cạnh khác của văn hoá Anh đã trở nên phổ biến ở Mỹ và sau đó là trên toàn thế giới.

- Uruguayan Invasion là 1 hiện tượng xảy ra vào những năm 1960 tương tự như British Invasion, với các ban nhạc rock Uruguay trở nên phổ biến ở Argentina. Như vậy thì độ nổi bật thì British Invasion hơn hẳn Uruguayan Invasion nhưng trang Uruguayan Invasion vẫn có mặt trong Wiki phiên bản tiếng Nhật, tiếng Anh và Polski.118.71.138.226 (thảo luận) 04:48, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Một bài viết tồn tại ở Wikipedia thì tự thân nó phải đủ tiêu chuẩn để có bài chứ không vì có bài khác "đồng hạng, đồng cấp" tồn tại nên nó được tồn tại. Bài Uruguay có tồn tại hay không không hề ảnh hưởng gì đến việc đánh giá bài Làn sóng Đài Loan này có tồn tại hay không.
Bài viết này nếu xóa phần Lịch sử chép toàn bộ của Làn sóng Hàn Quốc sang thì thông tin gần như không có gì, dĩ nhiên sẽ bị các thành viên khác quy thuộc vào thể loại "kém chất lượng" và bị xóa sau 7 ngày. Ở dưới có trích dẫn trường hợp Việt Nam, trong khi có nhà nghiên cứu văn hóa nào ở Việt Nam gọi việc C-pop lan tỏa vào nước này là "Đài lưu" hay "Làn sóng Đài Loan" chưa? Đây đều là suy diễn cá nhân, không thể chấp nhận ở Wikipedia. 115.78.129.255 (thảo luận) 05:08, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

台流 (Đài lưu) là "dòng chảy Đài Loan" chứ đâu phải "làn sóng Đài Loan". Nếu nó có tên tiếng Anh là "Taiwan wave" thì dịch thành "Làn sóng Đài Loan" còn có lý. Tên gọi này là phỏng theo khuôn mẫu tên gọi "Hàn lưu" (韓流). "Hàn lưu" 韓流 là hài âm của "hàn lưu" 寒流. Đài lưu thì không có sự chơi chữ nào cả. Donyesin (thảo luận) 14:36, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn có vẻ là người am hiểu chữ Hán? Nhưng theo mình tìm hiểu thì 寒流dòng nước lạnh, còn 韓流dòng chảy Hàn Quốc. cơ mà nếu dịch sang tiếng Việt 台流 / 臺流 (tức Đài Lưu) thành dòng chảy Đài Loan thì dễ khiến người khác lầm tưởng đến như là: dòng đầu tư của Đài Loan chảy vào VN??? hay một dòng sông, dòng suối tại Đài Loan??? chả liên quan gì đến nội dung cần đề cập là một xu hướng hay 1 trào lưu gì hết. ở đây cần nói lóng thành "làn sóng" để sát thực hơn. bên "Hàn lưu" cũng dịch thành "Làn song Hàn Quốc" đó thôi. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 03:38, ngày 8 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Văn phong[sửa mã nguồn]

Phần Trung Quốc viết gì mà như báo chí vậy? Trích dẫn quá thừa mứa lời của bà bộ trưởng. Phần câu nói của bà này ghi nguồn là BBC tiếng Anh mà sao cách dịch y chang báo tiếng Việt này vậy? Gaconnhanhnhen (thảo luận) 14:38, ngày 9 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mình vừa cắt bớt 1 số đoạn rườm rà ít liên quan của phần Trung Quốc. Bài báo tiếng Việt đó cũng chỉ là dịch từ bài gốc trên BBC, nhưng chưa dịch hết hoàn toàn nội dung và họ còn cắt xén, chỉnh sửa đôi chỗ. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 14:57, ngày 9 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn chưa hiểu tại sao bài báo tiếng Việt đó và bạn lại có cùng cách dịch đoạn văn của BBC? Gaconnhanhnhen (thảo luận) 17:18, ngày 9 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đọc lướt qua thì không phân biệt được bài này là làn sóng đài loan hay làn sóng hàn quốc do nội dung đề cập quá nhiều đến làn sóng hàn quốc.--Phương Huy (thảo luận) 02:51, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mình đã lược bớt 1 số đoạn rượm rà, ít liên quan của làn sóng Hàn Quốc ở đây. Nhưng cũng phải nói: làn sóng phim thần tượng và âm nhạc Đài Loan dành cho giới trẻ châu Á xảy ra cùng lúc với làn sóng phim truyền hình Hàn Quốc dành cho các bà nội trợ trung niên ở châu Á nên sự có mặt nội dung về làn sóng Hàn trong đây là điều không tránh khỏi. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 03:40, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Mình nghĩ nên đổi tên thành Làn sóng Đài Loan tại Nhật Bản 123.17.255.211 (thảo luận) 15:07, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhưng vấn đề là trong khi nó tạo nên Tairyu (Làn sóng Đài Loan) tại Nhật thì cùng lúc đó, trào lưu phim thần tượng Đài Loan lan toả khắp Đông Á và Đông Nam Á, còn nhạc Mandopop của Đài Loan thì vươn mình thống trị các quốc gia và khu vực nói tiếng Hoa trên thế giới, tạo nên cơn sốt cuồng nhiệt trong giới trẻ bạn à. Chỉ có thể nói rằng làn sóng Đài diễn ra song song ở Nhật Bản và các khu vực ngoài Nhật Bản. Nên phải gọi chung chung thành Làn sóng Đài Loan thôi. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 15:28, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời