Thảo luận:Người Hán

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang

"Trong một số người Hán ở phương Nam, một thuật ngữ khác tồn tại trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Quảng Đông và tiếng Hẹ và tiếng Mân Nam, thì thuật ngữ Đường nhân (Tángrén (唐人, có nghĩa là "người Đường"), tiếng Việt trước đây ở Nam bộ gọi người gốc Hoa là chú “Thoòng”. Thuật ngữ này xuất phát từ một triều đại khác của Trung Quốc là nhà Đường vốn xem là một đỉnh cao văn minh khác của nền văn minh Trung Hoa.": Người Hoa ở Việt Nam tự xưng là người Đường có lẽ vì tránh nhắc tới cái mặc cảm bị đô hộ của người Việt, mặc dù thời nhà Đường Việt Nam cũng bị đô hộ. Lý do là họ biết rõ người Việt nhớ tới Hai Bà Trưng, Tô Định, Mã Viện mà không nhớ tới Lý Thế Dân, với thân phận ở nhờ xứ lạ họ khiêm tốn nhận là người Đường chứ họ vẫn luôn tự hào là trang hảo hán (hán nghĩa là tốt đẹp).Bánh Ướt 09:30, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không nghĩ họ gọi họ là người Đường hay người Minh để "tránh nhắc tới cái mặc cảm bị đô hộ của người Việt", mà chẳng qua họ đi khỏi Tàu vào triều đại đó. Tên gọi "Đường nhân nhai" chẳng hạn có ở các China town ở các nước, không riêng Việt Nam. Thông thường họ tự gọi là "người Hoa". Nguyễn Thanh Quang 11:40, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời