Thảo luận:Nguyễn Lân

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi 113.162.210.75 trong đề tài Xem lại việc ca ngợi

Văn phong[sửa mã nguồn]

Tại trường tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình...ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam.

Xin hỏi: Đây có phải trường tiểu học Thăng Long ở HN không? Nếu phải thì ngày xưa trường này đào tạo tú tài à?

Ngoài ra, tôi thây giọng văn bài này không được lạnh kiểu wiki cho lắm, từ ngữ khen ngợi mạnh mẽ nghe cứ như là trên báo VN

Tmct 13:54, ngày 16 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi chưa hỏi qua các thầy tôi nhưng chắc chắn không phải là tiểu học Thăng Long đâu. Có thể là một trường cấp 3 nào đó ở Hà Nội, vì trước đây tôi học chuyên toán Tổng hợp nên lịch sử các trường cấp 3 công lập ở Hà Nội tôi cũng không nắm rõ. Mà có khi sau 1945 hoặc 1954 trường này giải thể rồi! Còn về sự trung lập thì đây là giáo sư nổi tiếng, tính tình ôn hoà, hiền hậu được cả giới trí thức Việt Nam kính nể. Nên tôi viết như vậy là " lạnh " lắm rồi! Tôi chỉ nói theo suy nghĩ của lớp trẻ về cụ, còn nếu muốn trung lập nữa mà yêu cầu tôi viết lại thì tôi chỉ còn cách nêu tiểu sử của cụ rồi chấm hết mà thôi.Còn viết như báo chí Việt Nam, cái này thì tuỳ nhận xét mọi người thôi! Với tôi ai thực sự cống hiến ra sao thì tôi viết đúng như thế, ai có gì sai mà nhà nước, công luận phê bình đúng thì tôi hoàn toàn đồng tình. Vậy nên mong anh thông cảm!Hungbkct 14:55, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã làm sửa đổi để bài có văn phong trung lập, bớt ca ngợi hơn. Tuy vậy, phần "Những đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam" cần phải viết lại vì chỉ là lập lại của nhiều câu trong phần tiểu sử. Các câu như "Trong ông luôn có một nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn mãnh liệt" thì cần phải có dẫn chứng. Mekong Bluesman 17:40, ngày 19 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ để mang tính trung lập, phần "Những đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam" cần viết lại theo kiểu danh sách, những phần nào có dẫn chứng thì viết, còn lại bỏ tất cả các từ mang ý nghĩa ca ngợi. 118.70.184.186 (thảo luận) 05:23, ngày 20 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi vừa làm xong 118.200.218.168 (thảo luận) 10:41, ngày 8 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cách đặt tên trong Gia đình Nguyễn Lân[sửa mã nguồn]

  • Đính chính lại việc đặt tên con cháu trong gia đình NGND Nguyễn Lân
==> Con trai của GS Nguyễn Lân Dũng tên là bác sĩ - tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu vừa là giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội vừa là bác sĩ của Viện Tim mạch Việt Nam
==> Con gái Nguyễn Kim Nữ Thảo. Cô đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Khi theo học lớp Cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thảo nhiều lần được cấp bằng Gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn TNCS Hà Nội...Sau khi đi thực tập tại Nhật, Thảo đã cùng các chuyên gia Nhật Bản phát hiện được nhiều loài xạ khuẩn mới từ các chủng phân lập tại Việt Nam. Thảo được nhận học bổng đi học tại Hà Lan và Mỹ. Và Thảo đã chọn Mỹ để thực hiện luận án Tiến sĩ Sinh học trong thời gian tới (thông tin cập nhật năm 2006)

Phê phán[sửa mã nguồn]

Tôi thấy có người bổ sung ý kiến nhận xét về GS Nguyễn Lân của ông Lê Mạnh Chiến (với đường dẫn tới talawas). Tôi nghi ngờ về uy tín của những lời nhận xét này. Vì nó không được phản biện, không được kiểm chứng, lại chỉ đăng trên một trang mạng mà tính chất công minh của nó còn nhiều điểm đáng ngờ. Tôi đã xem qua một số luận điểm trong bài viết trên và thấy nó còn đáng ngờ hơn. Ví dụ như bài viết cho rằng GS Nguyễn Lân không đọc được chữ Hán (???), nhưng trong phần tiểu sử có thể thấy Nguyễn Lân có tới 5 năm học tại Trung Quốc, vậy có thể có chuyện người học 5 năm tại Trung Quốc không đọc được chữ Hán không? Bản thân tác giả Lê Mạnh Chiến cũng khá là "vô danh" (sau khi tôi hỏi lại bác gúc xem danh tiếng ông này thế nào, gần 2400 hit, không một dòng tiểu sử, có lẽ "sự nghiệp" của ông này nổi bật nhất là bài phê phán GS Nguyễn Lân). Với những dư luận theo kiểu "thả bom" thế này thiết nghĩ không nên đưa vào một từ điển như wikipedia Kenshin top (thảo luận) 08:50, ngày 25 tháng 12 năm 2010 (UTC) Đâu chỉ có ông Lê Mạnh Chiến chỉ ra hàng loạt sai sót trong mấy quyển Từ điển, trong những bài báo của ông Nguyễn Lân mà còn nhiều người khác như tác giả Lê Hà, Huệ Thiên, Chu Mộng Long, Nguyễn Văn Điện, Hoàng Tuấn Công, Tống Trần Tùng....Những bài viết của những tác giả này đều được đăng công khai trên các báo viết, báo mạng... có uy tín và được rất nhiều người tìm đọc và những sai sót được chỉ ra đều rất thuyết phục, không thể bác bỏ được thì sao lại phải "nghi ngờ về uy tín của những nhận xét này". Còn 5 năm học ở Trung Quốc không đọc được chữ Hán (để hiểu đúng nghĩa của nó) cũng như 10 năm học ở Liên Xô không đọc hiểu hết nghĩa tiếng Nga... với nhiều người là chuyện không có gì phải ngạc nhiên cả. Hãy thử làm một cuộc thăm dò trắc nghiệm, chắc chắn kết quả sẽ rất thú vị 05-09-2017 : http://tuoitre.vn/tu-dien-cua-gs-nguyen-lan-va-nhung-loi-sai-ton-tai-20-nam-1370323.htmTrả lời

Tập sách dày chỉ hàng loạt lỗi 20 năm từ điển của Nguyễn Lân

17/08/2017 09:59 GMT+7 TTO - Phê bình và khảo cứu của tác giả Hoàng Tuấn Công là một cuốn sách dày hơn 560 trang vừa ra đời chỉ để phê bình các lỗi sai dày đặc trong ba bộ từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân: Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân!

Những sai sót trong các sách của ông Nguyễn Lân từ lâu đã được học giới nhắc đến một cách có trách nhiệm, nhưng phía tác giả không tiếp thu và các lỗi sai vẫn nằm trong sách tái bản.

Đây chính là “giọt nước tràn ly” để Hoàng Tuấn Công thực hiện quyển sách nói trên.

Ông vừa dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi nhân dịp quyển sách của ông đang nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.

  • Thưa ông, nhiều người (kể cả chính soạn giả) giải thích rằng nguyên nhân dẫn đến sai sót trong từ điển tiếng Việt của Nguyễn Lân là do tuổi tác: cụ biên soạn khi đã ở độ tuổi 90.

Lại có người cho rằng những sai sót đó là do cộng sự và học trò của cụ Nguyễn Lân, lỗi của soạn giả là không biên tập đến nơi đến chốn.

Là người khảo cứu rất kỹ từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân, ông thấy thực hư thế nào?

- Theo chúng tôi, vấn đề không phải như vậy. Bởi những sai sót trong từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân diễn ra một cách hệ thống, tìm thấy trong tất cả các cuốn từ điển do ông biên soạn, chứ không riêng một cuốn nào.

Từ cuốn đầu tiên Muốn đúng chính tả (1949), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989), Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989) đến cuốn cuối cùng (Từ điển từ và ngữ Việt Nam xuất bản năm 2000, tái bản 2006).

Về vấn đề “cộng sự”, trong tất cả các lời nói đầu, cụ Nguyễn Lân đều nêu rõ ông chính là người trực tiếp biên soạn, “đơn thương độc mã” (chữ của cụ Nguyễn Lân) biên soạn.

Chúng tôi cũng không loại trừ nguyên nhân có những mục từ được biên soạn lúc “tuổi cao” nên có thể có sai sót, nhầm lẫn.

Tuy nhiên, nếu có thì đó chỉ là hiện tượng, chứ không phải bản chất.

Mặt khác, đã là sai sót thì do bất cứ nguyên nhân nào, khách quan hay chủ quan, biên soạn ở độ tuổi 80, 90 hay 100 cũng cần phải được sửa chữa.

Tuy nhiên, kể từ lần đầu tiên (1998) nhà nghiên cứu Huệ Thiên có bài Những sai sót khó ngờ của Nguyễn Lân trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên - Huế), đến nay đã ngót 20 năm những sai sót đó vẫn còn nguyên xi trong tất cả những lần sách tái bản.

  • Đóng góp đáng kể của sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu, ngoài việc phát hiện và phân tích thuyết phục các lỗi sai ở các mục từ, là phần ông “thử lý giải” các sai sót khó hiểu của cụ Nguyễn Lân ở nhiều phương diện: kiến thức ngôn ngữ học, kiến văn, kiến thức Hán Nôm, cách hiểu tiếng mẹ đẻ...

Những lỗi thuộc về tiếng mẹ đẻ cho phép chúng ta nghĩ đến một điều: ngôn ngữ học nói chung và từ điển học nói riêng không phải là sở trường của soạn giả Nguyễn Lân?

- Đúng vậy. Với bất cứ ai, bất cứ lĩnh vực nào, việc đem sở đoản ra “thi thố” như một sở trường sẽ khó tránh khỏi thất bại.

  • Trong Lời đầu sách, ông có ghi nhận các quyển từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân được phát hành ở cả trong và ngoài nước với tần suất tái bản cao.

Với hàng loạt lỗi sai tồn tại “ổn định” qua các lần tái bản như vậy, ông nghĩ gì về công tác biên tập từ điển của các nhà xuất bản trong nước?

- Những sai sót của các bộ từ điển do GS Nguyễn Lân biên soạn cho thấy dường như các nhà xuất bản đã hoàn toàn đặt niềm tin vào tên tuổi của soạn giả, GS Nguyễn Lân.

Dĩ nhiên, chúng tôi cũng hiểu việc đòi hỏi biên tập viên phải bao quát tất cả các lĩnh vực trong từ điển là chuyện khó. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc, ít nhất người ta sẽ phát hiện những lỗi chính tả sơ đẳng như “nõ điếu”, viết thành “lõ điếu”; “len lét”, thành “nen nét” của soạn giả.

Về vấn đề biên tập từ điển, tôi được biết gần đây Nhà nước đã có quy định việc xuất bản từ điển phải qua cơ quan chuyên môn thẩm định nội dung.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều loại từ điển tiếng Việt khổ nhỏ, dành cho học sinh với những sai sót nghiêm trọng vẫn xuất hiện trên thị trường sách.

Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề này.

Riêng với từ điển của cụ Nguyễn Lân, đến quý 2-2017 vẫn còn được tái bản với những sai sót đã có từ hơn 20 năm trước, tôi nghĩ có một phần trách nhiệm của các nhà xuất bản và những người thừa kế tác phẩm.

Khép lại vấn đề kéo dài hàng chục năm

Đọc Hoàng Tuấn Công, phải thừa nhận tác giả có một cách làm việc minh bạch, khoa học: mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu của chính tác giả hay của các công trình đi trước; độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra.

Những ai từng đọc các giai thoại về “Vua chính tả” Nguyễn Lân sẽ sửng sốt khi thấy chỉ trong cuốn sách mỏng (chỉ hơn 100 trang) Muốn đúng chính tả mà Hoàng Tuấn Công trưng ra được đến 22 lỗi, trong đó có những lỗi khó tưởng tượng được ở một học giả chuyên về từ điển như quyến dũ, xàm xỡ, trạnh lòng, sun soe, (ngã) xóng xoài, xặc sỡ, dây trun...

Làm từ điển phải có một phương pháp khoa học. Hoàng Tuấn Công cho thấy cụ Nguyễn Lân thiếu hẳn một cách làm như vậy: sách của cụ không hề ghi thư mục tham khảo hay bất cứ tài liệu, sách báo tra cứu, tham khảo nào; và trên thực tế, rất nhiều lỗi hoàn toàn có thể tránh được nếu cụ cẩn thận tra cứu, chứ không phải suy diễn, phỏng đoán.

Hoàng Tuấn Công không phải là người đầu tiên viết về những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, nhưng có lẽ sẽ là người cuối cùng căn bản khép lại vấn đề đã kéo dài hàng chục năm qua...

Phó giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học

Hoàng Dũng

 (12) Bình luận
 Xếp theo: Thời gian | Số người thích 
 Nguyễn Phước Huy
 10:59 17/08/2017
 Cám ơn anh Hoàng Tuấn Công đã viết cuốn phê bình và khảo cứu này. Phải có một tình yêu tiếng Việt cũng như văn hóa Việt rất lớn lao, đồng thời với thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học và nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng mới có thể làm được việc này. Dũng cảm lắm! Anh đã dám chỉ ra cái sai của những bậc "Cây đa, cây đề" mà lâu nay do cái bóng lớn quá của họ, mặc nhiên người ta xem những cái sai này là đúng. Sách của anh Hoàng Tuấn Công viết nghiêm túc, thể hiện một tinh thần khoa học chân chính.
 Phạm Long
 10:39 17/08/2017
 Cảm ơn tác giả rất nhiều
 Thu Cúc
 10:56 17/08/2017
 Xin cám ơn các học giả. Tranh luận, phản biện rất tốt cho tất cả mọi người. Không ai là không sai sót, nhưng biết sai thì phải sửa.
 Thanh Phong
 13:56 17/08/2017
 Cảm ơn tác giả. Tôi có mua từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân, dạy con thấy sai lung tung.
 49vnt
 15:06 17/08/2017
 Rất mừng là đã có những "người trẻ" nghiên cứu các công trình của các bậc đáng tuổi "cha, ông" với trách nhiệm "phản biện" ở trình độ cao. Nếu cái gì và trong lĩnh vực nào cũng có "thánh chỉ" không được phê phán, phản biện thì chẳng bao giờ xã hội phát triển được.
 Trung Nguyễn
 13:26 17/08/2017
 Bài viết tuyệt quá
 Hà Hải
 15:09 17/08/2017
 Là một giảng viên Đai học tôi đã học được rất nhiều điều về tiếng mẹ đẻ từ một Chuyên viên khuyến nông tỉnh Thanh hóa. Xin cảm ơn anh Hoàng Tuấn Công rất nhiều.
 tranhai
 11:33 17/08/2017
 Đọc sách từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989), từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989) của Nguyễn Lân, tôi có cảm giác ông không biết chữ hán
 Nguyễn Hải Dũng
 13:59 17/08/2017
 Mua cuốn này ở đâu các bác ơi mà em tìm mãi không được?
 Chán quá
 12:47 17/08/2017
 Ai bảo vệ "sự trong sáng của tiếng Việt" vậy ta ? Thời buổi giờ, không biết ai "học giả", ai học thiệt ! Còn những người từ cho là nhà ngôn ngữ học đâu ?
 Lê Đăng Kỳ
 11:43 19/08/2017
 Tôi cũng có quyển "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" của tác giả Gs. Nguyễn Lân, tôi cũng đã mua với mục đích xem để hiểu rõ hơn và giúp có nguồn để cho con cái tra cứu, dựa vào đó để chứng minh định nghĩa, ý tứ của các thành - tục ngữ trong tiếng Việt... . Nhưng sau khí xem cách giải thích của một số câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc thì ôi thôi... Tôi đành không cho con dựa vào giải thích của từ điển này để làm chuẩn nữa và tự trách mình không xem kỹ để mua phải sách giả, sách nhái nên mới có nhiều lỗi vậy. Nhưng giờ thì .... tôi cảm thấy được an ủi vì dù sao đó cũng là sách thật chứ không phải sách giả ...!
 mai
 21:57 17/08/2017
 Từ ngữ mới chỉ là một mảng. Cú pháp tiếng Việt cũng có vô số vấn đề.

Nguyễn Lân chưa bao giờ được phong Giáo sư ?[sửa mã nguồn]

Mọi người đọc: http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/06/gop-phan-tim-hieu-su-that-ve-giao-su.html

Có nguồn nào kiểm chứng được cho biết Nguyễn Lân đã được một chính phủ nào đó của Việt Nam phong Giáo sư không nhỉ?

210.245.86.220 (thảo luận) 07:02, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trước 1945, những người làm nghề dạy học đều được gọi là "giáo sư". Vào khoảng 1956, khi ông Nguyễn Lân đến giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nôi, mọi người vẫn quen gọi ông là giáo sư, các bài viết của ông ta cũng được ông ta ghi tác giả là giáo sư Nguyễn Lân, thế là mọi người mặc nhiên cho rằng ông ta đã được phong giáo sư, nhưng thực tế,trong "danh sách các giáo sư" được nhà nước phong tặng qua các thời kỳ từ năm 1956 đến nay không có tên ông ta. Vậy thì học hàm giáo sư của ông Nguyễn Lân là "tự phong" cố ý

Vậy thì chúng ta đợi một thời gian nếu không có ai có bằn chứng về học hàm giáo sư của Nguyễn Lân, mình sẽ sửa lại nội dung bài để chỉ rõ chữ "giáo sư" đi cùng tên Nguyễn Lân mang nghĩa "thầy giáo" "nhà giáo", và được đưa vào do thói quen sử dụng khi một số người gọi tên ông này. 123.16.119.112 (thảo luận) 16:52, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vì mục "Hoạt động gây tranh cãi" không nguồn, không mang tính trung lập văn phong không bách khoa. Nên tôi sẽ xóa mục này đi. --Duyphuong (thảo luận) 01:58, ngày 7 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Văn của chính giáo sư nhân dân viết mà bạn còn chê là không bách khoa, thật hết biết. Trích từ báo không phải là nguồn à? Một bài thảo luận về mục từ này: Wikipedia đã sửa đổi gì mục từ Nguyễn Lân? - Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam. DanGong (thảo luận) 13:01, ngày 7 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời
 Về cống hiến và đạo đức của Nguyễn Lân.

1. Không thể căn cứ vào việc ai đó làm chức vụ này hay chức vụ nọ trong ngành giáo dục mà nó họ có đóng góp cho ngành này. Cần phải có những luận chứng và luận cứ. Thí dụ học giả Hoàng xuân Hãn đã đưa vào cách học kiểu " "o" tròn như quả trứng gà..." v.v... Nhiều khi giữ chức vụ các cao, càng lâu thì gây hại càng lớn. 2. Không thể căn cứ vào việc Nguyễn Lân thưở nhỏ đã từng được học Tam tự kinh (chữ Hán) và đã ông từng học ở khu học xá Trung quốc mà biện hộ cho việc Nguyễn Lân không thể có những sai sót ngớ ngẩn khi giải nghĩa chữ Hán hay Hán việt. Rất nhiều người sống ở Việt Nam năm bảy chục năm, học đến mức có bằng Tiến sĩ mà dùng Tiếng Việt còn chưa chuẩn cơ mà. Có nhiều người Việt dùng chữ Việt sai vì thiếu hiểu biết. Và cũng có nhiều người dùng sai do chép lại của người khác mà không tra cứu, tìm hiểu cặn kẽ. 3. Chỉ cần 3 việc: 1. Nguyễn Lân mạo danh là giáo sư suốt nửa thế kỷ; 2. Nguyễn Lân phê phán và ân hận về sự phê phán của mình đối với Trần Đức Thảo là do sự thay đổi vị thế chính trị của Trần Đức Thảo chứ không vì lý do học thuật hay đạo đức và 3.Nguyễn Lân không tranh luận, không dùng luận cứ khoa học để phản bác mà chỉ mắng mỏ những người chỉ ra sai sót của mình là đủ để nghi ngờ về đạo đức của Nguyễn Lân. 4. Chúng tôi tin rằng rất đáng kính trọng tư cách cá nhân của Nguyễn Lân. Ông có những phẩm chất đáng nể như cần cù, luôn sống phù hợp với hoàn cảnh. Nhưng nếu ca ngợi đạo đức Nguyễn Lân trong tư cách một nhà giáo hay nhà nghiên cứu thì cần nghiên cứu thêm.

Tại sao N Lân có 7 con trai lại không ai đi bộ đội[sửa mã nguồn]

Bác của tôi đã mất trên chiến trường, năm 68, trong khi bà tôi chỉ có 2 con trai. Tại sao N Lân có 7 con trai lại không ai đi bộ đội ?

2001:EE0:5209:3190:AD2A:4CB7:8987:EEAD (thảo luận) 06:59, ngày 20 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cần phải xác định rõ, tại sao khắp VN nhà nhà ở miền Bắc, rất nhiều treo ảnh liệt sĩ. Thế nào mà nhà ông Nguyễn Lân có 7 người con trai, 1 con gái lại không hề Tham gia Chiến tranh Việt Nam ?

Ông ta là ai ? là cái gì ?

mà được hưởng các đặc quyền, đặc lợi như vua chúa thế ?


Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:00, ngày 14 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bao nhiêu liệt sĩ, gia đình tan nát, nát bét cả, xuơng còn không thấy.

Thế nào mà 1 ông có 8 đứa con, 7 con trai lại đều đi học, du học cả. Rồi lên mạng đều rêu rao khoe mẽ, nhà tao toàn tiến sĩ, giáo sư, đông con đông cháu. Rồi đạo đức, tư cách làm người ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:20, ngày 14 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bỏ từ nhà giáo[sửa mã nguồn]

Ông này chỉ là giáo viên, giảng viên,...sao lại tự tiện đặt ra từ Nhà giáo đặt trước vậy ?

Chỉ giáo sư tiến sĩ, hay làm quan chức gì cao cấp, còn làm anh giáo viên quèn, hà cớ gì gắn cái từ NHÀ GIÁO vào ?

Tôi sẽ xóa. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:30, ngày 14 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Học vị và nghề nghiệp[sửa mã nguồn]

Học vị và nghề nghiệp ghi là Nhà giáo ND. Nhà giáo ND là 1 danh hiệu, nó không liên quan gì tới Học vị cả. Học vị của N Lân là Cao đẳng thời Pháp thuộc. Nghề nghiệp chính là Giáo viên. 14.240.104.223 (thảo luận) 02:05, ngày 1 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Phạm Văn Đồng nói Nghề giáo là cao quí nhất trong những nghề cao quí, tại sao người biên soạn trước lại ghi 1 Danh hiệu vào ? thay vì nghề nghiệp chính của ông ấy là Giáo viên ???

Theo tôi ta cần nhận thức lại vấn đề để viết bài, nghề gì cũng đáng trọng, cũng cao quí, giáo viên là cao quí rồi, còn thêm cái danh hiệu Nhà giáo nhân dân vào làm gì ?

14.240.104.223 (thảo luận) 02:11, ngày 1 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời


  • Tôi xin nhắc lại, Nhà giáo nhân dân là 1 danh hiệu, do cống hiến lâu năm, và có thể gọi là xuất sắc cũng được trong nghề đi dạy. Nó không phải là NGHỀ NGHIỆP.
  • KO CÓ NGHỀ NÀO GỌI LÀ NGHỀ NHÀ GIÁO NHÂN DÂN CẢ/
  • VÀ CŨNG KHÔNG CÓ HỌC VỊ NÀO LÀ NHÀ GIÁO NHÂN DÂN CẢ. DANH HIỆU KHÔNG THỂ ĐẶT LUNG TUNG VỚI HỌC VỊ ĐƯỢC. Học vị là cái thành tích học tập, còn Danh hiệu là do 1 tổ chức cấp cho do có thành tích.

14.240.104.223 (thảo luận) 02:50, ngày 1 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời


Mạo nhận Giáo sư[sửa mã nguồn]

  • N Lân làm ở Bộ giáo dục, sông ở thủ đô với các ban ngành sở tại ở đó, không thể ông ta ko biết chức danh Giáo sư nó qui định như thế nào ? Nên có người nói trước năm 45, giáo viên được gọi là giáo sư, tôi chưa nghe điều đó, nếu có thì ông Lân với chức danh, mối quan hệ của mình ở ngay Hà Nội, không thể ko biết.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 04:13, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời


Xem lại việc ca ngợi[sửa mã nguồn]

  • Họ không có đóng góp gì cụ thể về khoa học.
  • Ông N Lân hãm hại người khác, phải xin lỗi công khai trên báo chí.
  • Thời chiến tranh, biết bao gia đình đã đổ xương máu cho quê hương, ví dụ như cha của cựu Thủ tướng N T Dũng hay chị gái của CT nước NX Phúc,...gia đình này có 7 trai, 1 gái có tham gia chiến đấu không, có đổ máu không ? Tại sao lại ca ngợi, họ lên tivi khoe đông con đông cháu, phúc đức,...hóa ra là tát vào mặt các gia đình liệt sĩ như chúng tôi ?


Đề nghị xem lại.

113.162.210.75 (thảo luận) 01:50, ngày 3 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời