Thảo luận:Nguyễn Xuân Vinh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Câu hỏi[sửa mã nguồn]

Giải thưởng Dirk Brouwer[sửa mã nguồn]

Về giải thưởng Dirk Brouwer năm 2006, tôi không thấy tên của giáo sư Vinh trên nhiều nguồn tiếng Anh trên mạng. Ngay cả trang Wikipedia tiếng Anh cũng ghi tên một người khác là James Williams được giải thưởng này năm 2006. Có ai có thể giải thích về vấn đề này không? Xin Cám ơn Motthoangwehuong 22:17, ngày 24 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thông tin GS Nguyễn Xuân Vinh được trao tặng giải Dirk Brouwer theo báo Tuổi trẻ. Tôi chưa rõ về các nguồn khác. Có khi cũng lại tam sao thất bổn. Avia (thảo luận) 03:43, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

GS Nguyễn Xuân Vinh được tặng giải Dirk Brouwer của American Astronautical Society năm 2006 [1]:

  • 2004 Kathleen Howell
  • 2005 F. Landis Markley
  • 2006 Nguyen X. Vinh

Còn giải Dirk Brouwer trong Wiki tiếng Anh lại là của American Astronomical Society [2]:

  • 2005 James Williams (awarded 2006)
  • 2006 Jacques Laskar (awarded 2007)

Avia (thảo luận) 03:53, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đã có giải đáp[sửa mã nguồn]

Có hai giải thưởng mang tên Dirk Brouwer:

  1. Giải Dirk Brouwer (Phân hội Thiên văn Cơ động học) thuộc Hội Thiên văn học Mỹ
  2. Giải Dirk Brouwer (Hội Du hành Không gian Mỹ) - Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh được giải thưởng này.

Lê Sơn Vũ 23:16, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trường Sĩ quan Không quân Pháp[sửa mã nguồn]

Bài này có câu "...theo học Trường Sĩ quan Không quân ở Salon de Provence, Pháp (French Air Force Academy)". Có ai biết tên trường đó là gì không? Tôi biết là nó không thể có tên tiếng Anh như câu trên nói! Mekong Bluesman 22:50, ngày 29 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đã tìm được tên trường này rồi. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:39, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Đại học" hay "Viện đại học"[sửa mã nguồn]

  1. Về việc gọi tên các cơ sở giáo dục đại học: Tôi đã có ý kiến ở mục Thảo luận của trang Giáo dục: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c Tôi cho rằng "đại học" là tên gọi chỉ một bậc học, và không thể dùng nó để thay thế cho "trường đại học" hay "viện đại học". Ngoài ra, tôi cho rằng nên dịch "university" là "viện đại học" và người đứng đầu là "viện trưởng" (xem thêm ý kiến ở cái link ở trên).
  2. Ngoài ra, nếu phải dịch tên các cơ sở giáo dục ra tiếng Việt thì phải kèm theo tên gốc nếu không thì người đọc không thể biết đó trường nào. Ví dụ: nhiều người Việt không phân biệt được "Michigan State University" với "University of Michigan", hay những trường hợp tương tự. Một ví dụ khác: "Boston University" và "Boston College" đều được dịch là "Đại học Boston" hay sao? "Đại học Colorado" là "đại học Colorado" nào?
  3. Vui lòng phân biệt: khoa học (science), kỹ thuật (engineering), và công nghệ (technology). Tôi đã chỉnh sửa ở các mục từ Caltech và MIT.
  4. Mời thành viên Mekong Bluesman (người vừa chỉnh sửa những chổ chỉnh sửa của tôi) phản biện các ý kiến này.

Hoàng Kháng (thảo luận) 21:46, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  1. Tôi không phân biệt "Đại học ABC" và "Viện đại học ABC" (chú ý là khi không dùng "viện" thì "đại học" phải viết hoa); tôi chỉ sửa vì khi viết Viện đại học Missouri thì không dẫn đến bài nhưng khi viết Đại học Missouri thì dẫn đến bài.
  2. Tôi không phản đối sự viết các tên gốc khi cần thiết, nhưng không cần phải lúc nào cũng viết. Ngoài ra, viết tên gốc trong ngoặc không có nghĩa là liên kết nó sang bài tại phiên bản ngôn ngữ khác. Chúng ta không có tiền lệ làm như vậy tại đây.
  3. Tôi đồng ý với các cách dịch này.
  4. Tôi đã trả lời và không "phản biện" vì tôi không có gì để phản (anti) những cái gì Hkhang đã làm đúng.
Mekong Bluesman (thảo luận) 19:39, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cám ơn thành viên Mekong Bluesman đã trả lời ngắn, gọn, rõ ràng. TB: "Phản" trong "phản biện" không có nghĩa là anti (chống lại) mà có nghĩa của feedback, response. Hoàng Kháng (thảo luận) 03:09, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Đối với các trường tại VN theo ý tôi cứ theo tên gốc của cơ sở và người đứng đầu cơ sở đó tại Việt Nam thì hơn, và nếu trường đó có tên giao dịch quốc tế là gì (college hay university) thì ta dùng cái đó. Viện Đại học Mở Hà Nội thì tôi biết chắc cái "Viện" ở đây không phải giống kiểu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, vả lại trường này thiên về đào tạo chứ không phải nghiên cứu khoa học. Rồi còn Phân viện (Phân viện Báo chí và Tuyên truyền); Học viện (Học viện Ngân hàng) thì sao? Một số học viện thì nhấn mạnh cả đào tạo + nghiên cứu, tuy thực tế có khi lại là[3].

Không cứ đứng đầu cái có tên Viện là một ông Viện trưởng, ví dụ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đứng đầu lại là chủ tịch, các viện trực thuộc Viện KHXH VN thì người đứng đầu là viện trưởng. Viện Đại học Mở Hà Nội người đứng đầu là hiệu trưởng; Đại học Quốc gia thì người đứng đầu lại là giám đốc. Về university tôi thường thấy khi dịch tiếng Việt chỉ gọi Đại học. Viethavvh (thảo luận) 19:55, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  1. Việc giữ nguyên tên gốc của cơ sở và danh xưng chỉ người đứng đầu của cơ sở đó là chuyện đương nhiên, không phải bàn cãi (cho dù tôi vẫn giữ quan điểm cho rằng việc dùng từ "đại học" trong trỏng, thay cho "trường đại học" hay "viện đại học", là không đúng ngữ pháp tiếng Việt). Tuy vậy, việc viết tên riêng các cơ sở giáo dục đại học hiện nay rất ẩu tả, ngay cả trên Wiki. Hôm qua tôi đã bỏ thời gian ra để "trả lại tên cho em" cho một loạt các cơ sở giáo dục trong Danh sách các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam. Bạn Viethavvh nếu có thời giờ vui lòng kiểm tra lại và hiệu chỉnh những chổ nào chưa đúng.
  2. Vấn đề cần bàn là dịch các chữ university, college v.v... ra tiếng Việt như thế nào để diễn tả được bản chất của những đối tượng được nói đến, cũng như có thể giúp sử dụng từ ngữ một cách thống nhất và thuận tiện trong việc gọi tên và phân cấp.
  3. Vài trao đổi ngắn: (a) Bản thân chữ "viện" không nói lên việc những hoạt động của cơ sở mang cái chữ đó thiên về nghiên cứu hay giảng dạy, do đó cơ sở nào có chữ "viện" không có nghĩa là thiên về nghiên cứu; (b) "Phân viện" mang ý nghĩa là chi nhánh của một "viện" nào đó; (c) "Viện" và "học viện" có nghĩa như nhau trong tiếng Việt và tương đương với chữ institute trong tiếng Anh, khác với "viện đại học" (theo nghĩa university), cũng như khác với "viện bảo tàng" (museum), "viện hàn lâm" (academy) v.v...Hoàng Kháng (thảo luận)

Nhận định thiếu chính xác[sửa mã nguồn]

"... ông bị liên đới trách nhiệm nên Tổng thống Diệm đã cách chức Tư lệnh Không quân của ông ...", đây là một nhận định không chính xác. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Nguyễn Xuân Vinh cho biết là đã xin TT Diệm giải ngũ từ lâu để trở lại đi học. Vụ thả bom Dinh Ðộc Lập là sự việc trùng hợp thời điểm. Trái lại, đây là một ân sủng may mắn của TT Diệm đối với ông. Chứng minh: https://www.youtube.com/watch?v=6tWL5t2Gqk8 24.246.4.208 (thảo luận) 17:59, ngày 11 tháng 3 năm 2017 (UTC) [1][trả lời]

  1. ^ https://www.youtube.com/watch?v=6tWL5t2Gqk8