Thảo luận:Phạm Xuân Ẩn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Tmct trong đề tài Phạm Xuân Ẩn hay Trần Văn Trung
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: Ngọc Huế (7 tháng 6 năm 2006). "Một người Việt thật trầm lặng" ra mắt độc giả Pháp”. Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam.

Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Vĩnh biệt nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn”. Thanh Niên Online. 21 tháng 9 năm 2006.

Năm mất 2003?[sửa mã nguồn]

Xin các bạn kiểm tra lại: Trong bài viết ông mất 2003 nhưng theo báo thanh niên điện tử 27.3.2004 thì đến ngày đó ông vẫn còn sống "... Sáng sớm ngày 26/3, tướng Phạm Xuân Ẩn gọi điện cho chúng tôi báo tin: "Ông Ba Quốc đã mất rồi. Tội nghiệp ổng quá"..." Tức là đến ngày đó ông ta vẫn sống mà theo tôi nghĩ có lẽ hiện nay ông ta vẫn đang sống? Xin xem Hãy xem --Tô Linh Giang 16:41, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn nói đúng ông Phạm Xuân Ẩn từ trần từ ngày 6 tháng Tư 2004 Lê Thy 06:44, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ông này lúc thì chết sớm, lúc thì chết muộn hơn và hôm nay (5 tháng 2, 2006) thì lại sống lại! Tôi có đề nghị là các sửa đổi ^(không phải là chính tả hay giọng văn) mà không có nguồn sẽ bị tự động revert. Mekong Bluesman 19:38, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi (quên đăng nhập) đã xóa tin vịt của 1 tờ báo điện tử hải ngoại đưa tin PXÂ chết, sau đó đã có cải chính, vậy mà các bạn không chịu kiểm tra kỹ đã phục hồi "ngày chết" cho ông này. Nếu ông chết thì các báo VN phải đưa tin chứ, ngay Trần Xuân Bách, Trần Độ chết mà báo VN còn đưa nữa là. Ngay bài tham khảo "Nửa thế kỷ phân tích thời cuộc (LĐ online) cho thấy dịp gần 30 tháng 4 năm 2005 ông vẫn sống sờ sờ ra đó:

  • "Tôi năm nay 78 tuổi tây, 79 tuổi ta". 1927+78=2005.
  • "Tính từ 1947 tôi phục vụ được 58 năm". 1947+58=2005.

Chỉ cần chịu khó phân tích là ra ngay. Lần sau khi thấy người khác xóa cái gì, chắc phải có lý do, các bạn nên chịu khó suy nghĩ trước khi thay đổi cái rụp như vậy.--Nguyễn Việt Long 11:17, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tài liệu nào thế?Lê Thy 05:50, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo Lê Thy Phạm Xuân Ẩn mất ngày 06/04/2004 thành viên nào có ý kiến khác xin vui lòng đưa ra dẫn chứng.
Đúng ra trước khi yêu cầu người khác nêu dẫn chứng, bạn Lê Thy phải dẫn nguồn tin (sách, báo hoặc website...) của mình. Bạn không nên dẫn nguồn tin là bạn, vì không ai biết được bạn lấy tin từ đâu. Tuy nhiên, tôi đã tìm ra ít nhất là 1 liên kết ngoài và đã bổ sung vào bài. Avia (thảo luận) 07:50, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ông này còn sống, xem mục trên Năm mất 2003?.--Nguyễn Việt Long 11:25, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhưng nguồn của mục "Năm mất 2003" bên trên là [1] ngày 27 tháng 3 năm 2004. Trong khi nguồn do Avia đưa ra [2] thì mới hơn 16 tháng 4 năm 2004. Cái nào có thể tin được? Mekong Bluesman 11:55, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Cái "theo Lê Thy" thì khó tin nhất. Bản đầu tiên nguồn này đưa ra 2003. Bản mới hơn là 2004. Cái Thanhnien.com.vn nói 27/3/2004 ông sống không mâu thuẫn với cái vnn-news nói 16/4/2004 ông mất. Cái laodong online nói 30/4/2005 ông vẫn sống. Cái laodong online có vẻ là nguồn dễ tin hơn cái vnn-news. Ai có thể gọi điện đến nhà ông này hỏi cho rõ. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:05, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Như vậy thì tôi có câu hỏi rất to. Tôi, thật sự, không biết ông này là ai và, vì một sự may mắn, đã đọc 3 cái nguồn trên. Sau khi tôi đọc chúng xong, tôi dùng cái laptop của tôi để lên Wikipedia kiểm chứng. Nếu tôi kiểm chứng thông tin đó trong 2 ngày vừa qua tại Wikipedia tiếng Việt thì cái thắc mắc ban đầu của tôi còn tăng lên!
Chỉ có một cách là tôi phải gọi phone đến nhà ông này nhưng, như tôi đã viết, tôi không biết ông ta. Khó quá!
Mekong Bluesman 12:53, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

VietBao - 16.04.2004

Xem tin vịt: Nhà Báo Gốc Điệp Viên CS Chết Ở Saigon

SAIGON.- Nhà báo VC nằm vùng Phạm Xuân Ẩn -thiếu tướng tình báo Cộng Sản- vừa chết lặng lẽ tại Saigon.

Từ nhiều năm trước 1975, Phạm Xuân Ẩn là người từng được coi là “tai mắt” của báo chí Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Từng được gửi sang Mỹ tu nghiệp, ông Ẩn được báo Time coi là nhà báo có nhiều hiểu biết và quen biết đặc biệt với chính trường và chiến trường Việt Nam.

Sau ngày Saigon sụp đổ, nhà báo đặc biệt này hiện nguyên hình là một điệp viên chiến lược của Cộng Sản mang quân hàm đại tá. Ít năm sau, ông được Hà Nội thăng cấp thiếu tướng tình báo và cho về hưu. Một phái viên báo Time sau này có dịp ghé Saigon thăm ông Ẩn, mô tả ông ta sống trong một ngôi nhà hiu quạnh ở đường Yên Đổ, trong nhà nuôi nhiều chó.

Ông Phạm Xuân Ẩn từ trần từ ngày 6 tháng Tư 2004, nhưng không thấy báo chí trong nước hoặc nhà nước Cộng Sản nhắc nhở gì đến cái chết của ông.


Nhà Báo Phạm Xuân Ẩn Vẫn Bình Yên Việt Báo - 19.04.2004

Việt Báo cuối tuần qua loan tin ông Phạm Xuân Ẩn, nhà báo gián điệp chiến lược CSVN thời chiến trước 1975 từ trần. Sau khi phối kiểm nguồn tin, được biết ông Ẩn vẫn bình yên tại Saigon. Trân trọng cáo lỗi.

Từ thời điểm đó đến nay tôi theo dõi không có báo VN nào đưa tin PXA chết cả, chỉ trừ Wikipedia theo tin vịt này "phang" cho ông ta chết!--Nguyễn Việt Long 13:09, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cho ai quan tâm: nguồn "cáo lỗi" trên tìm tại Vietbao, vào tin việt nam, báo cũ, đọc số ngày 19/4/2004. - Trần Thế Trung | (thảo luận)
Phục vụ tận nơi. --Á Lý Sa (thảo luận) 13:28, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đã thương thì thương cho trót, mấy ông đưa link đó mần răng mà họ chộ được (tường lửa). Thôi thì xem tạm, ai không biết xem nữa thì nghe kể vậy nhé(xem Trang đã lưu).陳庭協 13:59, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng là các link Trần Thế Trung và Á Lý Sa đưa ra bị chặn tường lửa từ VN rồi. Phải google tên bài báo, nhấn vào Cached thì may ra mới xem được.--Nguyễn Việt Long 14:37, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Thy căn cứ vào nguồn tin của Việt Báo nên xác định ngày chết của PXA LÀ 06/04/2004 nếu Việt Báo đã đính chính thì thông tin Lê thy đưa ra là sai. Nếu không có gì mới thì xin kết thúc ở đây . Kính chào Lê Thy 03:02, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tự phạt 3 chén, hic hic... Avia (thảo luận) 03:47, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phạt kiểu này chắc tui cũng phải làm theo quá, thèm rượu đây.陳庭協 03:57, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Người bị phạt là 3 chén thì người thi hành sự phạt đó cũng có thể được 1, 2 chén. Ngoài ra, có phải chén là cái để ăn cơm? Nếu phải thì 3 chén đã nhiều hơn 1/2 chai rượu rồi (chai rượu chỉ có 750 ml). Mekong Bluesman 05:12, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ðã bổ sung ngày mất của Phạm Xuân Ẩn để chuộc lỗi rồi đấy nhé! Lê Thy 02:33, 21 tháng 9 2006 (UTC)

"Việt Minh sắp sửa trở thành Việt Cộng"[sửa mã nguồn]

Câu này có vẻ không rõ ràng lắm, mặc dù được dùng trong bản tiếng Anh của bài "THE SPY WHO LOVED US: The double life of Time’s Saigon correspondent during the Vietnam War". Lý do là vì VM là tên gọi (tắt) chính thức, còn VC thường không được xem là tên chính thức, cũng như hiểu thế nào là VC. Về định nghĩa, Wikipedia hiện redirect Việt Cộng sang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, như vậy VC chỉ tồn tại ở miền Nam - trong khi VM ở cả nước? Nếu vậy câu "Việt Minh sắp sửa trở thành Việt Cộng" mang VM đối lập song song với VC không được logic lắm? Ngoài ra, VM chấm dứt sự tồn tại (về mặt hình thức tổ chức) vào năm 1955 (hay sớm hơn, 1951, nếu xét đến Mặt trận Liên Việt). --Á Lý Sa (thảo luận) 08:56, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã điều chỉnh cho hợp lý
Việt Minh là tên thường gọi và viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội,với mục tiêu đứng về phía Đồng Minh chống phát xít, giành độc lập dân tộc cho Việt Nam. Việt Minh được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941.Sau năm 1955, Việt Minh tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ và tự giải tán
Việt Cộng, từ này thường được sách báo miền nam Việt Nam dùng để chỉ những người Việt theo chủ nghĩa Mac-Lê nin ở cả hai miền Nam , Bắc. Như vậy theo Lê Thy việc hiện redirect Việt Cộng sang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là chưa hợp lý . Lê Thy 03:41, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vấn đề copyright[sửa mã nguồn]

Bản hiện nay của bài viết về cơ bản là rất giống tài liệu tham khảo. Vấn đề bản quyền nên giải quyết như thế nào? --Á Lý Sa (thảo luận) 13:30, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã cắt ngắn bớt những lời phiến diện của một tác giả hải ngoại và dài dòng, đồng thời cho bớt giống tài liệu tham khảo. Có thể người khác góp sức sửa thêm.--Nguyễn Việt Long 15:41, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bài này do Lê Thy mở sau đó có thêm vài thành viên góp sức, tuy nhiên vẫn còn vướng vấn đề copyright, do đó Lê Thy bắt đầu làm lại.

Phạm Xuân Ẩn hay Trần Văn Trung[sửa mã nguồn]

Tôi đang xem Danh sách Trung tướng Quân lực VNCH, đến Trung tướng Trần Văn Trung thì là redirect về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn??? Bring Vietnam to the world 17:44, 29 tháng 10 2006 (UTC)

Chắc là trùng tên thôi. Tôi sẽ làm trang định hướng. Tmct 21:35, 29 tháng 10 2006 (UTC)
Chính vai trò của Phạm Xuân Ẩn đã thay đổi cục diện chiến tranh VN, bắt Mỹ phải từ bỏ ý định xử dụng vũ lực để chấm dứt chiến tranh VN. Nếu không có Phạm Xuân Ẩn thì cục diện cuộc chiến sẽ bị thay đổi và dư luận Mỹ sẽ không đấu tranh chống chiến tranh để ủng hộ nhân dân Việt Nam chiến thắng và thành công như thế

Hồng GấmHong Gam 21:04, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quyển Perfect Spy The Incredible Double Life of Pham Xuan An viết là tên thật của ông Ẩn vẫn là Ẩn. Còn Trần Văn Trung (Hai Trung) là biệt danh dùng trong hoạt động tình báo. Ngược lại với nội dung bài.
Theo tôi bảo là PXA là tên thật còn TVT là biệt danh thì hợp lý hơn. Ông Ẩn nếu muốn có cover tốt thì nên dùng tên thật cho hoạt động bên ngoài, còn các sếp tình báo của ông ấy khi nói chuyện với nhau thì dùng biệt hiệu Hai Trung để tránh để lộ thân thế (tên thật) của ông ấy, thế là hợp lý.
Tuy nhiên, để chắc chắn trước khi sửa bài, có ai tìm được nguồn chính xác khác không? Tmct 13:38, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào các bạn, mình có một góp ý nhỏ về tên thật của Phạm Xuân Ẩn: Nếu tên thật của ông là Trần Văn Trung, vậy tại sao con trai ông lại được đặt tên là Phạm Xuân Hoàng Ân? Căn cứ theo chi tiết này, mình cho rằng tên thật của ông là Phạm Xuân Ẩn Trần Văn Trung chỉ là bí danh.Pautopxki f 04:14, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

  1. Không biết nguồn nào nói tên thật Trần Văn Trung, nhưng Perfect Spy hẳn là một nguồn đáng tin cậy.
  2. Nếu Trung là tên thật của ông ấy thì các sếp không thể gọi Hai Trung như bí danh, bất kể ông đang có vỏ bọc gì. Đồng ý với Tmct cái này.
  3. Chuyện tên và bí danh phải theo trường hợp cụ thể chứ không có quy tắc nào chung. Ví dụ con ông Lê Đức Thọ là Lê Nam Thắng (hiện là thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông)? Nếu suy luận đơn giản như bạn Pautopxki_f thì ắt sẽ kết luận rằng ông Thọ tên thật là... Lê Đức Thọ, còn Phan Đình Khải là bí danh :-D

Avia (thảo luận) 08:05, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong cuốn Điệp viên hoàn hảo - bản dịch tiếng Việt tác phẩm Perfect Spy của Larry Berman do Nguyễn Đại Phượng dịch có hai chi tiết đáng lưu ý :

  • Có một hình chụp lại một thẻ mang tên Phạm Xuân Ẩn lúc 9 tuổi ( Suy ra Phạm Xuân Ẩn phải là tên thật vì lúc này ông chưa hoạt động cách mạng nên không thể đó là bí danh.)
  • Phạm Xuân Ẩn có một người anh họ tên Phâm Xuân Giai.

Cộng với suy luận của Tmct ở trên tôi cho rằng Phạm Xuân Ẩn là tên thật còn Trần Văn Trung là bí danh. Lê Thy (thảo luận) 10:26, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa lại, Trần Văn Trung hay Hai Trung là mật danh cho hoạt động tình báo, do mấy ông sếp tình báo đặt ra. Tôi vừa xem xong bộ phim tài liệu của VN về ông Ẩn. Tmct (thảo luận) 22:45, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời