Thảo luận:Thần Đồng Cổ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Hamhochoilatoi

Đoạn này sai so với sử sách. "Đến Triều Trần, sau ba lần đại thắng quân Nguyên - Mông, đất nước thịnh trị được hơn 50 năm, đến thời Trần Dụ Tông, vua thì ham chơi bời, lười chính sự, các quan thì biến chất, tham nhũng, ức hiếp nhân dân. Trần Khánh Dư ức hiếp dân binh, khi vua quở trách đã nói rằng: Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, lấy vịt mà nuôi chim ưng có gì là lạ!. Chu Văn An đã phải dâng “thất trảm sớ” xin chém 7 tên nịnh thần. Để ít nhiều lấy sức mạnh tâm linh chế ước tiêu cực thế tục nên nội dung lời thề nhà Trần sửa lại: “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết". Nội dung lời thề nhà Trần đã được sửa từ thời Trần Thái Tông. Xem Đại Việt Sử ký toàn thư, năm Kiến Trung thứ 3 (1227). 123.24.207.166 (thảo luận) 15:00, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ngoài ra còn một số vấn đề như năm nào dựng miếu thờ thần tại Hà Nội. Bài viết chép các nguồn từ website an ninh thủ đô và ban tôn giáo chính phủ có độ tin cậy không cao. ĐVSKTT chép việc dựng miếu thờ vào tháng 3 âm lịch năm 1028 chứ không phải năm 1020 (Trích: ...Phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề. Trước đây, một hôm trước khi ba vương làm phản, vua chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ nói với vua về việc ba vương Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh làm loạn, phải mau đem quân dẹp ngay. Tỉnh dậy liền sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm. Đến đây xuống chiếu giao cho Hữu ty dựng miếu ở bên hữu thành Đại La sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng 3 có ngày quốc kỵ, chuyển sang mồng 4 tháng 4.) 123.24.207.166 (thảo luận) 15:32, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mình đã sửa lại theo nguồn này: http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Dong-Co--Vi-than-nui-linh-thieng-va-hien-ung/20103/813.vnplus. Nguồn này rất hay nhưng sao không thấy tên tác giả nhỉ?Hamhochoilatoi (thảo luận) 16:31, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cũng trích từ nguồn trên "Sang đời Thánh Tông, vì trùng ngày kỵ của vua cha nên chuyển hội thề sang ngày 4/4. Tục lệ đó được giữ suốt hai thế kỷ triều Lý." Nhưng theo bài Lý Thái Tông thì ông mất ngày 3 tháng 11 năm 1054. Không phải mất vào tháng 3, nên không rõ bài báo trên dẫn nguồn từ đâu. Nên bạn nào đó đặt cần dẫn nguồn là rất hợp lí.Hamhochoilatoi (thảo luận) 16:43, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ngày quốc kỵ đó là ngày mất của Lý Thái Tổ (03/03 âm lịch). Trích ĐVSKTT: ....Tháng 3, ngày mồng 1 Bính Thân, nhật thực. Ngày Mậu Tuất, vua băng ở điện Long An. 123.24.207.166 (thảo luận) 17:03, ngày 26 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nếu vậy thì bài báo trên có mâu thuẫn. Nếu ngày hội thề được đổi ở đời vua Lý Thánh Tông thì không thể dùng chữ "vua cha"Hamhochoilatoi (thảo luận) 19:18, ngày 27 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời