Thảo luận:Thiên hoàng Daigo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Thái Nhi

Thật sự là mình không muốn một chút nào việc phiên âm Hán Việt các danh từ riêng trong loạt bài về các thiên hoàng. Ai cần phải nhớ những cái tên như Đề Hồ, Khoan Bình, Diên Hỉ, Diên Trường cơ chứ! Việt Hà (thảo luận) 17:24, ngày 19 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tán thành ý kiến của Việt Hà. Lý do: Tuân thủ nguyên tắc ưu tiên phiên âm trực tiếp từ âm gốc. Phiên 醍醐 (tiếng Nhật) thành "Daigo" (âm Việt) sẽ chính xác hơn là phiên gián tiếp qua bính âm "Tíhú" để thành "Đề Hồ". Hoặc Москва (tiếng Nga) thành "Moskva" hơn là gián tiếp qua tiếng Anh "Moscow để thành "Moscou". Trường hợp quá thông dụng hoặc không có tài liệu trực tiếp thì không kể. Thái Nhi (thảo luận) 17:47, ngày 19 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ phiên qua Hán Việt những ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc vẫn có cái lợi của nó. Ví dụ, đọc "Minh Trị" người Việt có thể hiểu được ý nghĩa của cái tên, chứ "Meiji" thì ai mà hiểu nổi? NHD (thảo luận) 18:22, ngày 19 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
"Minh Trị" là cái tên phổ biến, cũng như Ba Lan, Mỹ, Nga... Với cả dùng Minh Trị thì người Việt dễ phát âm hơn "Meiji" một chút (rất) xíu. Tuy nhiên, nếu chỉ viết "Minh Trị" bằng Quốc ngữ thì cũng không rõ nghĩa hơn mấy tí, chẳng qua là phát âm được chữ 明治 mà thôi. Mà có mặt chữ Hán ta mới hiểu nghĩa. Cũng như trường hợp mà Việt Hà nêu, có ghi "Đề Hồ" với "Daigo", với người Việt thì đều tối nghĩa như nhau, chỉ có một số ít người biết được chữ Hán thì mới hiểu 醍醐 có nghĩa tinh hoa, tinh túy. Thái Nhi (thảo luận) 23:13, ngày 19 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời