Thảo luận:Trần Tử Bình

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Trần Tử Bình-Người lãnh đạo phong trào Phú Riềng đỏ”. Báo Bình Dương. 16 tháng 5, 2007.

Nội dung bài[sửa mã nguồn]

Năm 1959, theo "yêu cầu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ông đã chuyển sang công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam và được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc, kiêm đại sứ Mông Cổ và Triều Tiên. Trong 8 năm công tác tại Bắc Kinh ông đã "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đóng góp to lớn "vào việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác Việt-Trung.

Từ "yêu cầu" này hình như không hợp lắm với câu này, bài này. Chủ tịch thì ra lệnh chứ cần gì yêu cầu.
"hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đóng góp to lớn" vào việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác Việt - Trung: cần ghi chú nguồn đánh giá nhận định này để người đọc hiểu được ý nghĩa câu này. Đại khái nếu là lời mấy ông ngoại giao thì ai sắp về hưu mà mấy ông lại chẳng khen lấy khen để là xuất sắc hoàn thành, chỉ cần anh không bị kỷ luật ghi vào hồ sơ là cũng có cơ may được khen như vậy thôi. Còn ai về hưu rồi thì cũng được các ông ca ngợi là đóng góp to lớn cả, ngoại giao là thế mà. Nếu không phải mấy ông ngoại giao khen thì phải viết nhiều hơn để người đọc có thể tự nhận định xem lời ca ngợi này có ý nghĩa thực tế tới mức nào.

Meomeo 03:27, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đồng ý, tôi đã dời câu đề cao không dẫn chứng. Nguyễn Hữu Dng 21:47, ngày 23 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tôi đã có giải thích thông qua việc diễn giải vai trò của đại sứ hoà hoãn và gây ảnh hưởng đối với lãnh đạo TQ để họ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong chiến tranh. Đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản nêú bạn biết rằng vào thời điểm đó TQ đang có mâu thuẫn sâu sắc với Liên Xô, có cả đụng độ quân sự tại biên giới hai nước. Lãnh đạo trung quốc lúc bấy giờ đã có những thơì điểm gây áp lực muốn Việt Nam phải hạn chế quan hệ với Liên Xô. Để biết thêm thông tin về vấn đề này bạn có thể tham khảo các tài liệu lịch sử của Trung Quốc và Nga. Về vai trò của ông trong công cuộc xây dựng nhà nước Việt Nam, bạn có thể tham khảo nhiều tài liệu lịch sử, chính trị trong nước, ngay tại hải ngoại cũng có thể tham khảo sách của Bùi Tín, tác giả này đã nhắc tới Trần Tử Bình là một trong những khai quốc công thần của Việt Nam. Tvdzung 17:39, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC) tvdzung[trả lời]

Ừ thì cứ cho là như vậy thì bơn bớt khen đi. Người này khen nhưng người khác không khen và có thể có người chê. Họ nhảy vào sửa rồi lại cãi nhau. Bớt khen đi là tốt nhất. Còn Bùi Tín cho rằng ông này là một trong những khai quốc công thần của Việt Nam! Cái lão chạy ra nước ngoài này hay nói lung tung lắm. Cứ đọc "Mặt thật" thì biết ngay.--Hanoi 17:56, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Năm 1959, theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ông đã chuyển sang công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam và được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc, kiêm đại sứ Mông Cổ và Triều Tiên. Trong 8 năm công tác tại Bắc Kinh ông Trần Tử Bình đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác tương hỗ Việt-Trung, giàn xếp những bất đồng trong quan hệ giữa lãnh đạo hai nước trong chính sách của Việt Nam đối với Liên Xô (liên quan tới xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Liên Xô thập niên 1960). Ông được các lãnh đạo của Trung Quốc nể trọng và có uy tín rất cao trong Ngoại Giao Đoàn Bắc Kinh. Vai trò đại sứ của ông tại Bắc Kinh đã được lãnh đạo nhà nước và đặc biệt là chủ tịch nước Hồ Chí Minh đánh giá cao vì vào thời điểm đó Việt Nam cần tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cả Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tôi nghĩ tác giả viết bài có liên quan đến vị tướng và có tư liệu để làm rõ hơn bài này. Đây là viết về một vị tướng chứ không phải là viết về một nhà ngoại giao. Tại sao đang làm tướng mà lại chuyển sang làm ngoại giao? Tại vì Bác Hồ "yêu cầu". Mà Bác yêu cầu thì có nghĩa là vì cần thiết chứ không phải do bị kỷ luật mà phải rời quân đội? Điều này cần được làm rõ hơn, tại sao lại cấp trên lại chọn ông tướng theo Thiên chúa giáo đi Trung quốc làm ngoại giao. Nếu không làm rõ được, tôi đề nghị tác giả nên tự kiềm chế và lược bớt thành: "Năm 1959, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc, kiêm đại sứ Mông Cổ và Triều Tiên" vì rằng chi tiết "Bác yêu cầu" không phải là chi tiết quan trọng để đưa vào bài, thậm chí chi tiết ai ra lệnh bổ nhiệm có khi còn quan trọng hơn trong một bài kể về công trạng ông tướng. Các cụm từ "xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ góp phần thắt chặt"," nể trọng và có uy tín rất cao", "lãnh đạo nhà nước và đặc biệt là chủ tịch nước Hồ Chí Minh đánh giá cao" nó rất khó phù hợp với tính trung lập của trang web này. Tôi đã xóa giúp bạn một số từ như "đồng chí", "kháng chiến chống đế quốc Mỹ", phần còn lại bạn tự sửa lấy hoặc tìm cách diễn đạt khác, chẳng hạn dưới dạng trích dẫn báo cáo để có được các từ ngữ bóng bảy mà tôi biết bạn rất yêu thích.

Vuonglenghi 10:21, ngày 26 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn Vuonglenghi than men, suy luan cua ban co ve hoi ngay ngo nhi??!!! Trả lẽ đã làm tướng thì không thể trở thành chính trị gia hay nhà ngoại giao được hả (có thể kể tên Napoleon, Churchil hay Eisenhower làm ví dụ để bạn có thể khỏi thắc mắc nhiều).
Về việc "yêu cầu" của Hồ Chủ tịch, tất nhiên đó là yếu tố phụ bạn có thể tranh luận về việc có hay không nên để từ đó trong bài. Nhứng được sử dụng rất không vô cớ mà nó chính là yếu tố mà tôi muốn nhấn mạnh vì nó thể hiện sự hy sinh vì sự nghiệp xây dựng đất nước của ông Trần Tử Bình. Bạn biết là khi được yêu cầu làm đaị sứ tại TQ ông Bình đang giữ những cương vị rất quan trọng trong quan đội, nhưng vì quan hệ cá nhân và vì đất nước ông đã từ bỏ binh nghiệp để chuyển sang lĩnh vực dân sự.
Về câu hỏi bạn đề ra đối với đóng góp của ông trong thời kỳ làm đại sứ bạn có thể refer tới phần tôi trả lời bạn meomeo ở phần trên.
Tôi hoàn toàn có thể trích dẫn các nguồn nhưng việc trình bày hiện nay là do tôi cố gắng làm theo cách trình byày chung của trang web.
Mặc dù vậy tôi tiếp thu ý kiến đóng góp của bản về cách dùng từ và sẽ thay đổi cho phù hợp. Tvdzung 17:39, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC) tvdzung[trả lời]
Bạn chưa hiểu thiện ý của người khác rồi, tôi không nói là làm tướng thì khỏi làm ngoại giao mà tiêu chuẩn để đưa ông Trần Tử Bình vào trang web này là một vị tướng, bạn thử tìm xem trong trang web này có mấy vị đại sứ?
Tôi thừa biết bạn muốn nhấn mạnh cái gì khi đưa chi tiết "Hồ chủ tịch yêu cầu" vào, nhưng để các thành viên khác không yêu cầu xóa mất bạn phải tìm cách khác, hoặc phân tích về sự cần thiết khác thường mà Hồ chủ tịch phải "yêu cầu" hoặc bỏ phứt chi tiết đó mà đừng nên tiếc nuối nó làm gì.
Nếu bạn cho các ý "xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ góp phần thắt chặt"," nể trọng và có uy tín rất cao ", "lãnh đạo nhà nước và đặc biệt là chủ tịch nước Hồ Chí Minh đánh giá cao " đã nêu là quan trọng thì hoặc là chứng minh bằng sự kiện đã xảy ra hoặc tìm cách trích dẫn nguyên văn một nguồn nào đó, thậm chí ngay chính từ sổ tang, sẽ không ai có cớ nói là bạn đã cố ý ngợi ca, thiên vị. Ngoài ra độ dài các đoạn phải tương xứng.
Xin hỏi bạn một câu ngây ngô: thời làm ngoại giao thì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, còn giai đoạn trước lên chức vù vù sao không nghe thấy nói gì cả, không hoàn thành nhiệm vụ chăng? tại sao không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà vẫn được lên chức?

Vuonglenghi 10:00, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vuonglenghi - thuc ra cac bai viet cua toi post len deu chi trich tu nhung bai bao chinh thuc cua vietnam. Toi co refer o phan duoi moi nguoi doc co the tham khao thêm. Nếu có điều kiện tôi sẽ tiếp tục bổ sung thông tin.

Toi k dong tinh voi cach ban dat van de o phan sau cua message. Toi co the chap nhan y kien cua ban la nen dung tu ngu trung lap hon, de mot so nguoi khong biet nghe k troi tai. Nhung viec bat dat cau hoi "thời làm ngoại giao thì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, còn giai đoạn trước lên chức vù vù sao không nghe thấy nói gì cả, không hoàn thành nhiệm vụ chăng? tại sao không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà vẫn được lên chức?" thì tôi nghĩ rằng nếu bạn là tôi thì bạn có trả lởi câu hỏi vô nghĩa như vậy không???? Tvdzung 13:22, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC) tvdzung[trả lời]


Tôi hoàn toàn đồng ý với Vuonglenghi. Bài này, sau khi được sửa đổi mhiều lần, vẫn được các người viết mang vào bài các cụm từ có tính chất ca ngợi theo lối nhìn chủ quan hay có văn phong ít trung lập. Các sửa đổi gần đây của Vuonglenghi đã làm giảm bớt các tính chất đó. Mekong Bluesman 14:08, ngày 26 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bài còn thiếu[sửa mã nguồn]

Không thấy thông tin về cuộc sống đời thường của ông Trần Tử Bình, không rõ ông khác với các ông tướng khác chỗ nào, tính tình có gì đặc biệt không, đối với gia đình hay đối với lính thế nào, gần gũi hay nghiêm khắc, có tài vặt gì không, đàn hay hát hay vẽ, lúc còn trẻ có biết tán gái không, có được ai yêu không hay cha mẹ đặt đâu ngồi đấy. Sau khi về hưu rồi có nuôi gà,vịt,chó, mèo, ong hoặc cọp không. Ông có sản xuất hay kinh doanh gì khác để cải thiện cuộc sống không hay chỉ dựa vào lương hưu mà lương hưu của ông là bao nhiêu, so với mức sống chung của xã hội thì thế nào, có thoải mái không. Tóm lại bài chưa nói về phần "người" của ông Trần Tử Bình chỉ nói phần "tướng" và phần "đại sứ" là chưa đủ. Không hiểu ông ấy là người như thế nào thì mất công đọc làm gì? Vuonglenghi 04:47, ngày 2 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn nhận xét cũng có lý. Tuy nhiên chắc là thiếu nguồn viết về điều đó nên không thực hiện được. Ông mất năm 60 tuổi, lúc đó chắc chưa về hưu, cho nên không có nuôi ong hay cọp :D Demon Witch (thảo luận) 15:52, ngày 19 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Lễ tang cấp tướng[sửa mã nguồn]

Trong bài có chi tiết: Lễ tang của ông được tổ chức theo nghi thức dành cho sĩ quan cấp tướng. Nhưng không rõ chôn ở đâu Mai Dịch hay Văn Điển? Nếu chôn ở Văn Điển, thì tại sao? Vuonglenghi 10:13, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi không rõ mộ ông hiện nay ở đâu, nhưng thời điểm ông mất (năm 1967) thì chưa có nghĩa trang Mai Dịch, vì vậy chắc chắn không phải khi mất chôn ở Mai Dịch. Demon Witch (thảo luận) 15:44, ngày 19 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trần Tử Bình: Từ Phú Riềng Đỏ đến mùa thu Hà Nội...[sửa mã nguồn]

Đoạn dưới đây từ bài sẽ bị xóa. Tmct 20:59, ngày 14 tháng 7 năm 2007 (UTC)*[trả lời]

Tại sao ông họ Phạm mà con cái đều mang họ Trần (bí danh)? Demon Witch (thảo luận) 15:49, ngày 19 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Thế tại sao con ông Phan Văn Hòa lại lấy theo họ bí danh ông là Võ Văn Kiệt :D. Thái Nhi (thảo luận) 01:07, ngày 20 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]