Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2009/Tuần 42

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi DHN trong đề tài Đề cử
Xem các bài viết đã được chọn: 12

Sử dụng[sửa mã nguồn]

Gợi ý[sửa mã nguồn]

Bài này mới được dịch khoảng 1/3 so với bên en.wiki. Còn rất nhiều phần sau phần "lịch sử". Mong các thành viên đóng góp cho bài dịch nốt.--Trungda (thảo luận) 12:35, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề cử[sửa mã nguồn]

Hugo Sperrle[sửa mã nguồn]

  • Hugo Sperrle, Thống chế Không quân Đức thời Đệ nhị thế chiến, đã bị quân Đồng Minh bắt giữ tại Baravia và đưa ra tòa án Nuremberg xét xử nhưng được tuyên tha bổng vào ngày 27 tháng 10 năm 1948?
Ý kiến: Đưa ra xét xử rồi được tha bổng là yếu tố không được thu hút lắm ? Dieu2005 (thảo luận) 04:49, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trường hợp này có thể hơi đặc biệt vì Hugo Sperrle từng là thống chế Đức và Tòa án Nürnberg là nơi xét xử các tội phạm chiến tranh.--Paris (thảo luận) 09:48, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chỉ cần dừng lại ở "tha bổng", không cần chi tiết tới ngày.--Trungda (thảo luận) 12:04, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nho lâm ngoại sử[sửa mã nguồn]

...tiểu thuyết cổ điển Nho lâm ngoại sử của Trung Quốc không có một cốt truyện rõ rệt và được Lỗ Tấn đánh giá là “bức tranh ghép bằng các mảnh giấy vụn”?

Tôi thêm chữ cổ điển vì hiện nay không có cốt truyện có lẽ không còn là điều đặc biệt nữa.--Paris (thảo luận) 07:29, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Krona Thụy Điển[sửa mã nguồn]

...hiện nay, những đồng 2 kronor đúc từ năm 1876 vẫn được phép lưu hành ở Thụy Điển?

Nghệ thuật Đại Việt thời Mạc‎[sửa mã nguồn]

...người Việt Nam bắt đầu dùng đình làng làm nơi sinh hoạt cộng đồng làng xã từ thời nhà Mạc?

Hà Nội trong mắt ai[sửa mã nguồn]

... dù là phim đoạt được hầu hết giải thưởng lớn trong liên hoan phim Việt Nam năm 1988, Hà Nội trong mắt ai vẫn không có tên trong danh sách chiếu chính thức của Liên hoan phim?

Chưa đồng ý Tôi đọc nguồn số 5 không thấy nói về việc phim này không có tên trong danh sách chiếu chính thức của liên hoan phim. Đoạn liên quan đến liên hoan phim viết: "Trước đó, phóng viên của một hãng thông tấn Đức đã viết bài liên tục gửi về Đức và nhiều người khi ấy muốn sang Việt Nam chỉ để tìm hiểu xem Chuyện tử tế như thế nào. Nhưng trong LHP này lại không chiếu, mặc dù trong danh sách chương trình là có. Hà Nội trong mắt ai thì tưng bừng với hàng loạt giải thưởng." NHD (thảo luận) 08:34, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chuyện tử tế[sửa mã nguồn]

... phim tài liệu Chuyện tử tế của Trần Văn Thủy được đánh giá là đã góp phần làm thay đổi cách suy nghĩ của một số Việt kiều về hình ảnh đất nước Việt Nam?

Thông tin này hơi mơ hồ: không nói rõ Việt kiều ở đâu và thay đổi cách suy nghĩ như thế nào. NHD (thảo luận) 08:38, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

...phim tài liệu Chuyện tử tế (1985) của Việt Nam được một số báo chí quốc tế đánh giá là một trong mười phim tài liệu hay nhất thế giới?

Tôi hơi e ngại dùng thông tin mơ hồ như thế này: nguồn không nói rõ đó là "báo chí quốc tế" nào. NHD (thảo luận) 08:36, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thượng kinh ký sự[sửa mã nguồn]

... trong tác phẩm Thượng kinh ký sự có một bài thơ tình của danh y Lê Hữu Trác day dứt về mối tình cũ của ông?

Chưa đồng ý không thấy dẫn chứng cho thông tin "day dứt về mối tình cũ" (chỉ thấy dẫn chứng cho bài thơ). NHD (thảo luận) 08:41, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Việt-Tần[sửa mã nguồn]

... kênh Hưng An nối liền sông Tươngsông QuếQuảng Tây hiện nay được tạo ra trong cuộc chiến tranh Việt-Tần cuối thế kỷ 3 trước công nguyên?