Thế Châu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế Châu
SinhNgô Văn Long
1936
Lái Thiêu, Bình Dương
Mất1 tháng 2, 2005(2005-02-01) (68–69 tuổi)
Nguyên nhân mấtNhồi máu cơ tim
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1964–2005
Tác phẩm nổi bậtBên cầu dệt lụa

Thế Châu (1936 – 1 tháng 2 năm 2005) là soạn giả cải lương Việt Nam. Ông là tác giả vở cải lương kinh điển Bên cầu dệt lụa.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thế Châu tên thật là Ngô Văn Long, sinh năm 1936 tại Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Ông là thầy giáo trước khi đến với nghề soạn giả.[1] Năm 1964, hội thi văn nghệ giữa các trường được tổ chức ở Bình Dương. Trường Tiểu học Lái Thiêu đăng ký dự thi vở cải lương Lê Lai cứu chúa do Thế Châu sáng tác, vở diễn sau đó đoạt giải nhất. Tình cờ trong cuộc thi soạn giả Loan Thảo cũng đến xem và đề nghị Thế Châu hợp tác viết kịch bản cải lương.[1]

Trong giai đoạn từ năm 1965-1975, soạn giả Thế Châu viết nhiều vở tuồng được dàn dựng trên sân khấu của các đoàn cải lương lớn như: Dạ Lý Hương, Kim Chung, Tân Thủ Đô… Ông đã soạn chung với soạn giả Nhị Kiều những vở: "Qua cầu đắng cay", "Tâm sự cha tôi", "Vợ tạm chồng hờ"; viết chung với soạn giả Hoa Phượng, Loan Thảo các vở: "Bến tương tư", "An Lộc Sơn", "Hành khất đại hiệp". Thế Châu cũng viết riêng các vở: "Thủ cung xa", "Sao trời lại xanh", "Trường tương tư".[1]

Sau năm 1975, ông tiếp tục sáng tác và được Đoàn Cải lương Thanh Minh - Thanh Nga mời cộng tác, viết những vở: Bên cầu dệt lụa, Hoa tím bằng lăng, Tấm Cám, Mùa gió chướng. Đây là thời điểm vàng son trong cuộc đời theo nghiệp sáng tác của soạn giả Thế Châu. Trong đó, vở Bên cầu dệt lụa được coi là nổi tiếng trong sự nghiệp của ông,[2] để lại dấu ấn trong lòng khán giả mộ điệu qua 2 nhân vật Trần Minh, Nhuận Điền. Đến nay, nhắc đến Thanh SangThanh Tú, nhiều khán giả vẫn nhớ ngay đến 2 nhân vật này.[3][4] Vở diễn cũng đã được tái dựng nhiều lần.[5][6][7]

Ngày 1 tháng 2 năm 2005, ông qua đời vì căn bệnh nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 69 tuổi.[8]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bên cầu dệt lụa
  • Chuyện tình An Lộc Sơn
  • Thủ cung xa
  • Trường tương tư
  • Sao trời lại xanh
  • Qua cầu đắng cay
  • Vợ tạm chồng hờ

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Thanh Hiệp (5 tháng 9 năm 2014). “Những "thầy tuồng" lừng danh: Thế Châu - Thầy giáo mắc nợ cải lương!”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Mai Nhật (29 tháng 11 năm 2018). “Thanh Nga, Thanh Sang - đệ nhất đào kép cải lương thời vàng son”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Mai Nhật (23 tháng 2 năm 2022). “Thanh Tú 'Bên cầu dệt lụa' qua đời”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập 23 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Trung Sơn (11 tháng 2 năm 2022). “NSƯT Thanh Nga - NSƯT Thanh Sang: Mối duyên có hạn”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Ninh Lộc (7 tháng 10 năm 2011). “Tái dựng "Bên cầu dệt lụa". Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Thất Sơn (12 tháng 2 năm 2014). “4 thế hệ nghệ sĩ tái dựng cải lương kinh điển”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ Thanh Hiệp (2 tháng 3 năm 2014). “Khối tình gửi lại nhân gian”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Thanh Hiệp (2 tháng 2 năm 2005). “Tác giả vở cải lương Bên cầu dệt lụa từ trần”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2022.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]