Thống chế Đế chế (Pháp)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Napoleon và một số thống chế của ông tại Trận Borodino năm 1812. Tranh vẽ của Vasily Vereshchagin.

Thống chế Đế chế (tiếng Pháp: Maréchal d'Empire) là một cấp bậc danh dự cao cấp trong thời kỳ Đệ Nhất Đế chế Pháp. Nó được tạo ra bởi Sénatus-consulte (Thượng viện) ngày 18 tháng 5 năm 1804 và là sự phục hồi mở rộng của cấp bậc Thống chế Pháp. Theo Sénatus-consulte, một thống chế là một viên chức cao cấp của Đế chế, giữ vị trí cao tại Tòa án và chủ tịch của một Đại cử tri đoàn. Tuy về danh nghĩa, đây là một cấp bậc dân sự, nhưng trên thực tế, các thống chế đế chế đều là các tướng lĩnh có uy tín về quân sự.

Ngày 19 tháng 5 năm 1804, 18 cá nhân được Hoàng đế Napoléon phong hàm Thống chế Đế chế. Trong số đó, 14 người là các tướng lĩnh cao cấp đang giữ các chức vụ chỉ huy trong quân đội Napoléon. Bốn người khác (Kellermann, Lefebvre, PérignonSérurier) là những "Thượng nghị sĩ mang hàm Thống chế Đế chế" (sénateurs ayant le titre de maréchaux d'Empire), tuy không còn phục vụ trong quân đội, nhưng đều từng là những tướng lĩnh nhiều công trạng trong thời kỳ Cách mạng và thời kỳ Đốc chính.

Do bị giới hạn số lượng 16 Thống chế Đế chế hiện dịch, nên một số trường hợp từ nhiệm để nhận chức vụ khác như Berthier, Jourdan, Murat (1809) và Bernadotte (1810).

Vị Thống chế Đế chế cuối cùng là Emmanuel de Grouchy. Ông được phong ngày 17 tháng 4 năm 1815, 28 ngày sau khi Napoléon về tới Paris nắm lại quyền hành trong Thời kỳ 100 ngày.

Danh sách các Thống chế Đế chế Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Tước hiệu Thời gian sống Năm thụ phong Ảnh
Charles Pierre François Augereau Công tước Castiglione 1757-1816 1804
Jean Baptiste Jules Bernadotte Hoàng tử Pontecorvo 1763-1844 1804
Louis-Alexandre Berthier Hoàng tử Neuchâtel, Hoàng tử Wagram 1753-1815 1804
Jean-Baptiste Bessières Công tước Istria 1768-1813 1804
Guillaume Marie-Anne Brune Bá tước Brune 1763-1815 1804
Louis Nicolas Davout Công tước Auerstaedt, Hoàng tử Eckmuhl 1770-1823 1804
Jean-Baptiste Jourdan Bá tước Jourdan 1762-1833 1804
François Christophe Kellermann Công tước Valmy 1735-1820 1804
Jean Lannes Công tước Montebello, Hoàng tử Siewierz 1769-1809 1804
François Joseph Lefebvre Công tước Dantzig 1755-1820 1804
André Masséna Công tước Rivoli, Hoàng tử Essling 1758-1817 1804
Bon Adrien Jeannot de Moncey Công tước Conegliano 1754-1842 1804
Adolphe Édouard Casimir Joseph Mortier Công tước Trévise 1768-1835 1804
Joachim Murat Hoàng tử Murat, Đại Công tước Berg, Vua Naples 1767-1815 1804
Michel Ney Công tước Elchingen, Hoàng tử sông Moskva 1769-1815 1804
Catherine Dominique de Pérignon Hầu tước Grenade 1754-1818 1804
Jean-Mathieu-Philibert Sérurier Bá tước Sérurier 1742-1819 1804
Jean-de-Dieu Soult Công tước Dalmatia 1769-1851 1804
Claude Victor-Perrin, Duc de Belluno dit Victor Công tước Belluno 1764-1841 1807
Étienne Jacques Joseph Macdonald Công tước Taranto 1765-1840 1809
Auguste Frédéric Louis Viesse de Marmont Công tước Ragusa 1774-1852 1809
Nicolas Charles Oudinot Bá tước Oudinot, Công tước Reggio 1767-1847 1809
Louis-Gabriel Suchet Công tước Albufera 1770-1826 1811
Laurent Gouvion Saint-Cyr Hầu tước Gouvion-Saint-Cyr 1764-1830 1812
Józef Antoni Poniatowski Hoàng tử Ba Lan 1763-1813 1813
Emmanuel de Grouchy Hầu tước Grouchy 1766-1847 1815

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]