Thanh niên Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thanh niên Cộng hòa là một tổ chức chính trị, bán vũ trang được chính quyền Đệ nhất Cộng hòa thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1956[1] với mục đích đối trọng với Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[2]

Mục tiêu, vai trò[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh niên Cộng hòa là "hiến binh của chế độ", có nhiệm vụ "bảo vệ hiến pháp, bảo vệ chủ nghĩa nhân vị". Theo Tổng thống Ngô Đình Diệm, tổ chức này đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các chủ trương như "tăng cường an ninh", "tăng cường quân số", "cải tổ chính phủ".[3] Các thanh niên gia nhập tổ chức này sẽ được tập luyện quân sự nhằm tăng cường cho lực lượng bảo an, từ đó đưa vào lực lượng chính quy.[4]

Lực lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 1959, Thanh niên Cộng hòa có 335.451 đoàn viên.[5]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh niên Cộng hòa được tổ chức chặt chẽ theo các cấp:[6]

  • Tại các tỉnh: gồm các xã đoàn.
  • Tại các thành phố: gồm các khu đoàn.
  • Tại đô thành Sài Gòn: gồm các phường đoàn.
  • Tổng đoàn bộ: thuộc cấp trung ương.

Tại các xã (phường, khu đặc biệt), đơn vị lãnh đạo bao gồm một đoàn phó, một đoàn trưởng, một hội đồng chỉ đạo. Đứng đầu các tỉnh, quận là một thủ lĩnh, hai phó thủ lĩnh và một hội đồng chỉ đạo, riêng ở cấp trung ương có một tổng thủ lĩnh, ba thủ lĩnh đặc biệt.

Ở các tỉnh, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập ra chức "thanh tra thanh niên" nhằm huấn luyện quân sự cho tổ chức này.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “CHƯƠNG VI: TUỔI TRẺ CÀ MAU ĐẤU TRANH ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠ–NE–VƠ TIẾN TỚI CAO TRÀO ĐỒNG KHỞI (1954- 1960)”. Tỉnh đoàn Cà Mau. 25 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Hồ Tường (17 tháng 6 năm 2017). “Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Hồ Quốc (25 tháng 3 năm 1961). “Thanh niên Cộng hòa: một lực lượng vũ trang trá hình của Mỹ - Diệm”. Nhân Dân. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Bọn Diệm ráo riết bắt thanh niên gia nhập các tổ chức nửa vũ trang của chúng”. Nhân Dân. 27 tháng 9 năm 1960. tr. 2. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ Thành tích năm năm hoạt động của chánh phủ. Ấn quán Tôn Thất Lễ. 1959. tr. 669.
  6. ^ Văn Lượng, Cao (1991). Lịch sử cách mạng miền nam Việt Nam, giai đoạn, 1954-1960. Khoa học xã hội. tr. 51–52.
  7. ^ “Diệm đẩy "Thanh niên Cộng hòa" đi làm tội ác”. Nhân Dân. 29 tháng 1 năm 1961. tr. 2. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.