Chè Shan tuyết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trà Shan Tuyết)
Chè Shan Tuyết
LoạiTrà xanh

Nguồn gốcHà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái., Việt Nam

Mô tả ngắn gọnlà loại chè cổ thụ, mọc cao, trăm tuổi. Có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết.

Chè Shan Tuyết là loại chè đặc sản Việt Nam có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết.[1] Chè Shan Tuyết có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong. Chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Tày, Mông, Dao.

Cây chè là loại cây cổ thụ, mọc cao đến vài mét, khi hái chè phải trèo hẳn lên cây.[2] Có những gốc chè vài người ôm không xuể. Nằm ở khu vực có độ cao hơn 1200 mét, mây mù bao phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho Chè Shan tuyết có chất lượng tốt. Chè Shan tuyết thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên không sử dụng bất cứ một hóa chất hay phân bón nên được xem là chè sạch.

Chè shan tuyết cổ thụ được trồng lâu đời qua các thế hệ của người dân tộc Tày, Dao, Mông, có những vườn chè shan tuyết có tuổi thọ vài trăm năm, chè shan tuyết cổ thụ có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái.[3][4]

Nhân dịp tiếp thủ tướng Malaysia là Mahathir Mohamad sang thăm Việt Nam năm 2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng một gói chè Shan tuyết cho ông như là một đặc sản của Việt Nam.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Trà shan tuyết cổ thụ là đặc sản hữu cơ độc đáo của Việt Nam”. Báo Thanh Niên. 14 tháng 9 năm 2019. Truy cập 1 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ “Rừng chè shan tuyết cổ thụ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 1 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ “Cách lưu trữ hương chè shan tuyết Suối Giàng - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 1 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ “Vẻ đẹp vùng chè shan tuyết cổ thụ trên đỉnh mây Tà Xùa - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 1 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ “Thủ tướng Malaysia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập 8 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]