Trúc hình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trúc hình (chữ Hán: 竹刑) là bộ luật hình của quan đại phu nước Trịnh thời Xuân ThuĐặng Tích, căn cứ vào yêu cầu biến đổi mạnh mẽ của nền chính trị xã hội và kinh tế của nước Trịnh lúc bấy giờ mà khởi thảo, rồi đem khắc trên những thẻ tre nên gọi là Trúc hình. Đỗ Dự thời Tấn khi chú giải Tả truyện có nhắc đến Đặng Tích: "vì muốn cải cách thể chế cũ của nước Trịnh, không tuân lệnh vua mà tự tạo hình pháp, sách viết trên thẻ tre nên gọi là Trúc hình." Về sau Đặng Tích bị Tứ Chuyên giết chết do ghen ghét tài năng, nhưng Trúc hình của ông thì vẫn được nước Trịnh sử dụng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung Quốc pháp chế sử, Bồ Kiên chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc ISBN 7-304-02441-0, trang 20.
  • Từ điển lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, Chu Phát Tăng, Trần Long Đào, Tề Cát Tường chủ biên, Nhà xuất bản Trẻ, trang 198.