Wikipedia:Bàn tham khảo/Cận điểm và viễn điểm của Trái Đất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • Tôi muốn hỏi vấn đề liên quan đến thiên văn học. Đó là trong chu kỳ quay quanh Mặt trời thì Trái đất ở xa và ở gần Mặt trời nhất vào ngày nào? ( trungtuan@hopthu.com ) xin cảm ơn!

Câu hỏi của bạn không có câu trả lời chính xác là ngày cụ thể nào cho mọi năm, do hiện tượng tuế sai và người ta phải đo đạc tính toán cụ thể cho từng phạm vi ngắn (vài chục năm một). Hiện tại (kỷ nguyên J2000) thì ngày mà Trái Đấtđiểm cận nhật rơi vào khoảng ngày 2-5 tháng 1, ở điểm viễn nhật vào khoảng 3-7 tháng 7, nhưng do tuế sai nên thời gian này sẽ dịch chuyển theo xu hướng chung là bị chậm đi khoảng 1 ngày sau 58 năm và sau khoảng 21000 năm thì sẽ quay trở lại thời điểm xuất phát (do cách tính nhuận trong lịch Gregory nên có các trường hợp mà Trái Đất ở điểm cận hay viễn nhật của năm sau lại sớm hơn năm trước, nhưng xu hướng chung là chậm dần). Bạn có thể tham khảo thêm ở đây cận và viễn nhật cho 1992-2020 với thời gian tính theo UTC và ở đây lý giải nguyên nhân.

Vương Ngân Hà 13:57, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chú ý: ngày mà Trái Đất ở gần hay xa nhất Mặt Trời thay đổi chậm từ năm này qua năm khác như Vương Ngân Hà đã nói nhưng KHÔNG do tuế sai của trục quay Trái Đất. Có lẽ Vương Ngân Hà bị nhầm lẫn với sự thay đổi chậm của thời điểm giao mùa (do mùa trên Trái Đất phụ thuộc vào độ nghiêng của trục Trái Đất so với mặt phẳng hoàng đạo). Sự thay đổi của thời điểm cùng điểm quỹ đạo là do nguyên nhân khác: nhiễu loạn quỹ đạo Trái Đất bởi các hành tinh khác (quan trọng nhất là bởi Sao Mộc) và hiệu ứng của lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein (một hiệu ứng đã được kiểm chứng và được dùng để chứng minh là lý thuyết này chính xác). Với các ảnh hưởng trên, quỹ đạo elips của Trái Đất quanh Mặt Trời có bán trục lớn quay chậm từ năm này qua năm khác, khiến cho cả hình elips cũng quay chậm, và do đó các cùng điểm quỹ đạo cũng quay chậm, dẫn đến thời điểm xảy ra cùng điểm quỹ đạo thay đổi trong từng năm (chậm).
193.52.24.125 14:16, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
P.S. khi nào bạn tìm hiểu và thu thập được nhiều thông tin chính xác về chủ đề, mời bạn viết bài trong này. Cứ tự nhiên hỏi thêm nếu còn thắc mắc.
193.52.24.125 14:18, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
À, Vương Ngân Hà cũng có lý khi nhắc đến tuế sai. Đấy là do lịch của chúng ta được sửa chữa thường xuyên để phù hợp với mùa trong năm, mà mùa thì phụ thuộc độ nghiêng của trục Trái Đất, nên theo lịch trong đời sống thì đúng là sự thay đổi của ngày cùng điểm quỹ đạo phụ thuộc cả vào tuế sai. Ý tôi nói ở trên là theo thời gian thiên văn (thời gian tuyệt đối).
193.52.24.125 14:23, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
193.52.24.125 xem lại bài tuế sai. Vương Ngân Hà 11:15, ngày 09 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
  • Tôi muốn hỏi về thời gian của cận điểm và viễn điểm của Trái Đất trong chu kỳ quay quanh Mặt Trời vào năm 1985. Tôi đang cần tài liệu về việc này nhưng không tìm được trên mạng, ai biết về thông tin này xin trả lời giúp. Cảm ơn! Email: tuanly85@yahoo.com

Xin tham khảo [1]. Cận điểm: 3 tháng 1 lúc 2:32 UTC, viễn điểm: 4 tháng 7 lúc 17:27 UTC. Nguyễn Hữu Dng 05:19, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đọc thêm bài lịch thiên văn và theo các liên kết ngoài. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:37, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]