Wikipedia:Dự án/Phim truyện truyền hình Việt Nam/Dưới chân trời trắng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dưới chân trời trắng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Điện ảnh Công an nhân dân do Trần Phương làm đạo diễn. Phim được cho là sản xuất và phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam lần đầu vào năm 1978.[1]

Trong một luận án xuất bản vào năm 2012, Dưới chân trời trắng được xem là bộ phim truyện truyền hình Việt Nam đầu tiên ra đời, dù mâu thuẫn với nhiều nguồn khác cho rằng Người thành phố, bộ phim ra mắt năm 1983, mới là phim truyền hình Việt Nam đầu tiên được sản xuất và phát sóng.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn của bộ phim là Trần Phương, ông cũng đảm nhận vai chính trong phim này.[1] Do hãng Điện ảnh Công an nhân dân sản xuất, phim được làm theo phong cách câu chuyện truyền hình – sân khấu kết hợp với một số thủ pháp điện ảnh về dàn cảnh, chuyển cảnh và bố cục tiết tấu dựng. Để ghi hình bộ phim, đoàn làm phim đã dùng máy quay phim Konvas của Liên Xô nặng 35 kg, có thể quay phim và thu tiếng trực tiếp tại hiện trường. Tuy vậy, do âm thanh hoạt động của máy quá lớn, át đi phần âm thanh được thu tiếng nên đoàn phim sau đó đã phải thực hiện lồng tiếng và âm thanh riêng trong phòng thu cho các cảnh phim.[2]

Mâu thuẫn thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một luận án tiến sĩ của tác giả Lê Ngọc Minh[3] xuất bản vào năm 2012 với tựa đề Phim truyện truyền hình Việt Nam đặc trưng, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghệ thuật,[4] đây là bộ phim truyện truyền hình Việt Nam đầu tiên ra đời. Tác giả luận án còn thuật lại quá trình sản xuất bộ phim và năm phát sóng cụ thể, đồng thời cho biết rằng trong một cuộc trò chuyện với Nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng, chính ông đã xác nhận về sự tồn tại của phim.[2] Tuy vậy, thông tin này lại mâu thuẫn với nhiều nguồn khác khi khẳng định Người thành phố mới là bộ phim truyền hình Việt Nam đầu tiên được sản xuất và phát sóng.[5][6][7][8][9] Ngoài luận án này, chưa có thêm bất kỳ nguồn nào khác đề cập đến bộ phim hay những thông tin về bộ phim.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lê Ngọc Minh 2012, tr. 81.
  2. ^ a b Lê Ngọc Minh 2012, tr. 82.
  3. ^ “Lê Ngọc Minh”. vicas.org.vn. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “Phim truyện truyền hình Việt Nam đặc trưng, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghệ thuật: LATS Nghệ thuật học: 62 21 50 01”. opac.nlv.gov.vn. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Phan Bích Hà 2003, tr. 205.
  6. ^ “Những dấu mốc của phim truyền hình VN”. VnExpress. Đài Truyền hình Việt Nam. 4 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ “Phim Việt trên sóng truyền hình: Một chặng đường nhìn lại”. Tổ quốc. Lao Động. 25 tháng 7 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 697.
  9. ^ Nguyên Khánh (3 tháng 7 năm 2020). “Ôn lại bầu trời kỷ niệm thời phim 'Mẹ chồng tôi', 'Xin hãy tin em'. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.