Wikipedia:Phản hồi trải nghiệm của người dùng/Hỏi đáp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Có gì thay đổi?[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi đang thực hiện một số thay đổi về giao diện người dùng. Đầu tiên, chúng tôi giới thiệu một hình dáng (skin) mới có tên là "Vectơ". Hình dáng mới này sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm thấy các chứng năng thường dùng hơn. Chúng tôi cũng giới thiệu một số cải tiến trong giao dịch sửa đổi bài, bao gồm thanh công cụ trợ giúp sửa đổi được cải tiến, hộp thoại trợ giúp cho các công việc như chèn liên kết và bảng biểu, và một "cẩm nang bỏ túi" được đặt tại đó để giúp người dùng sử dụng các chức năng thường dùng nhất. Cuối cùng, chúng tôi đã đổi cấu trúc website bằng cách đơn giản hóa các liên kết bên tay trái màn hình và chuyển hộp tìm kiếm lên một vị trí dễ thấy hơn (xem bài blog "Tại sao chúng tôi chuyển vị trí hộp tìm kiếm?" bằng tiếng Anh để xem những giải thích cặn kẽ hơn về thay đổi này).

Chúng tôi hy vọng các thành viên sẽ cảm thấy các thay đổi trên là hữu ích. Đối với những ai muốn tiếp tục sử dụng các tính năng gốc ban đầu, sẽ có liên kết 'Đưa tôi trở lại' ở đầu trang.

Tại sao các bạn lại tiến hành các thay đổi này?[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia và các dự án khác do Wikimedia Foundation vận hành đều được viết và sửa chữa bởi các tình nguyện viên. Nếu những người có kiến thức lại không thể tham gia vào việc sửa đổi Wikipedia chỉ vì họ cảm thấy nó rối rắm và khó sửa đổi, đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng làm mất mát tiềm năng về chất lượng, chiều rộng lẫn chiều sâu của nội dung và chúng tôi có thể trao cho bạn. Nói một cách khác, cho dù nếu bạn không đóng góp nội dung, nếu chúng ta càng làm cho những người có kiến thức dễ tham gia dự án của chúng ta chừng nào, thì lượng tài nguyên mà chúng tôi mang đến cho bạn càng hữu ích chừng ấy.

Lúc mới được phát triển, phần mềm được sử dụng để chạy Wikipedia được xem là khá thân thiện với người dùng. Nhưng với các tiêu chuẩn hiện tại, nó không còn chính thống lẫn không thân thiện bằng các phần mềm khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi thực hiện một loạt các thay đổi quan trọng, bắt đầu bằng việc cho ra mắt phần mềm mới vào tháng 4, để làm cho Wikipedia ngày một tốt hơn.

Quá trình quyết định hiện thực các thay đổi này diễn ra như thế nào?[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ tháng 1 năm 2009, chúng tôi đã lập ra một nhóm nhỏ để đánh giá và cải tiến tính khả dụng và trải nghiệm người dùng tại Wikipedia và các dự án anh em với nó. Bản Nghiên cứu về Tính khả dụng và Trải nghiệm đầu tiên đã được tiến hành vào tháng 3 năm 2009. Chúng tôi đã chia sẻ mọi tài liệu video của cuộc nghiên cứu. Dựa trên số liệu của cuộc nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện một loạt các cải tiến mà chúng tôi đã cho cộng đồng thử nghiệm từ tháng 8 năm 2009. Tiếp theo đó là các lần cải tiến và sửa đổi dựa trên phản hồi của người dùng, mà đỉnh cao là một nghiên cứu người dùng thứ hai tiến hành vào tháng 10 năm 2009 (tài liệu), đã chứng thực một số thay đổi của chúng tôi, và là động lực để chúng tôi thực hiện các cải tiến xa hơn.

Bản phát hành mà chúng tôi đưa ra vào tháng 4 có một số các thay đổi đã được thử nghiệm kỹ và được hơn 500.000 người sử dụng trong suốt chương trình beta. Trung bình 80% người dùng thử bản beta đã tiếp tục sử dụng nó, và chúng tôi cũng thu thập được rất nhiều phản hồi từ những người dùng khác về lý do họ rời chương trình. Các phản hồi này đã được dùng để thực hiện các thay đổi tiếp theo, mà phần nhiều trong số đó liên quan cụ thể đến ngôn ngữ. Chúng tôi cũng chia sẻ mọi tài liệu về dữ liệu cho bản beta và phản hồi người dùng.)

Tại sao các bạn không thực hiện các thay đổi giao diện lớn hơn?[sửa | sửa mã nguồn]

Đây chỉ mới là khởi đầu. Chúng tôi có nhiều thay đổi khác nhưng vẫn đang được kiểm thử và phát triển. Bạn có thể xem các thay đổi này tại trang mẫu chúng tôi. Sau khi chứng nhận các thay đổi này thông qua nghiên cứu người dùng, chúng tôi sẽ thực hiện thay đổi thêm, đưa ra bản phát hành thứ hai vào cuối năm nay.

Cải tiến trải nghiệm người dùng là nỗ lực không ngưng nghỉ tại Wikimedia Foundation. Từ giờ trở đi, những thay đổi và cải tiến giao diện định kỳ, không chỉ nhắm đến các biên tập viên mới tham gia, mà còn đến độc giả và các biên tập viên lâu năm, sẽ trở thành hoạt động thường xuyên. Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ đánh giá chiến lược tốt nhất để hiện thực bộ sửa đổi giàu văn bản (rich-text editing, với nhiều nút công cụ như Microsoft Word) trên Wikipedia và các dự án anh em của nó.

Thay đổi này có được thực hiện trên mọi ngôn ngữ không?[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi đã được tiến hành đầu tiên ở Wikimedia Commons vào đầu tháng 4. Wikipedia tiếng Anh tiếp tục vào ngày 13 tháng 5 bắt đầu vào lúc 5:00 sáng giờ UTC, và Wikipedia ở mọi ngôn ngữ lẫn các dự án còn lại của Wikimedia Foundation sẽ dần được cập nhật. Cộng đồng tình nguyện viên quốc tế của chúng tôi, hoạt động thông qua trang translatewiki.net, đang làm việc rất chăm chỉ để bảo đảm cho chúng ta được bản địa hóa tốt nhất khi ra mắt. Nếu bạn muốn giúp đỡ, xin mời xem hướng dẫn từng bước tại translatewiki.net.

Thẻ theo dõi của tôi biến đi đằng nào rồi?[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn có thể theo dõi/bỏ theo dõi một trang bằng cách nhấn vào ngôi sao ở thanh công cụ, chỗ các nút "Đọc", "Sửa" và "Xem lịch sử".

Thành viên phải làm thế nào để đảm bảo mã kịch bản, kiểu tùy biến, tiện ích và công cụ bên ngoài của họ vẫn hoạt động?[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc thử nghiệm chúng với các thiết lập mới, bạn sẽ có thể kiểm chứng sự tương thích và giải quyết vấn đề. Chỉ cần nhấn vào liên kết “Thử bản Beta” ở đầu trang, rồi sau đó đồng ý chuyển sang beta, bạn sẽ bật cùng thiết lập với khi nó sẽ trở thành mặc định.

Một cách khác để kiểm thử độ tương thích của hình dáng là chèn “?useskin=vector” vào cuối địa chỉ URL của trang. Ví dụ, URL http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikimedia_Foundation sẽ trở thành http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikimedia_Foundation?useskin=vector để xem trang này xem như thế nào khi ở hình dáng Vectơ.

Làm sao để tắt các tính năng mới?[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn muốn tắt các tính năng mới, xin làm theo các bước sau:

  1. Đăng nhập vào tài khoản của bạn
  2. Nhấn vào liên kết "Tính năng mới" ở phần trên bên phải của trang (kế bên tên người dùng của bạn)
  3. Vào mục "Đưa tôi trở lại" của trang "Tính năng mới" và nhấn vào liên kết để tắt các tính năng mới

Bạn luôn có thể bật các tính năng mới trở lại bằng cách xem trang "Tính năng mới" một lần nữa.

Tại sao mã kịch bản (monobook.js) và kiểu tùy chỉnh (monobook.css) không còn hoạt động nữa?[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng mã tùy chỉnh trong hình dáng Vectơ, bạn sẽ cần phải di chuyển và/hoặc sửa đổi phù hợp monobook.js của bạn sang vector.jsmonobook.css sang vector.css một cách tương ứng.

Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia


Mẹo điều chỉnh Vectơ[sửa | sửa mã nguồn]

Ở đây là tài nguyên tốt về việc tùy chỉnh Vectơ.