Wikipedia:Thảo luận/Lưu 93

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 90 Lưu 91 Lưu 92 Lưu 93 Lưu 94 Lưu 95 Lưu 98

Định dạng tên bài: "Cuộc nổi dậy" hay "Nổi dậy"

Chào mọi người, mình xem qua các bài liên quan đến nổi dậy thì thấy rằng chúng ta hiện tại đang có xu hướng là dùng loại từ "cuộc" trong tên bài. Ví dụ: Cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên (1841), Cuộc nổi dậy Spartacus, Cuộc nổi dậy Nông Văn Vân, Cuộc nổi dậy tháng 11, vân vân. Nhưng không phải bài nào cũng vậy, ví dụ: Nổi dậy Kraków, Nổi dậy Kościuszko, Nổi dậy ở Đá Vách.

Hiện trạng là thế. Tuy nhiên, quy định định dạng tên bài thì lại ghi là

Không nên đặt danh từ chung ở đằng trước tên bài (như dùng "Ý Yên" thay cho "huyện Ý Yên", "proton" thay cho "hạt proton", "vàng (màu)" thay cho "màu vàng"), vì chúng làm kéo dài tên bài một cách không cần thiết.

Theo mình hiểu (có thể mình là hiểu sai vì cách dịch "danh từ chung" này có vẻ không đúng lắm?), quy định thế thì có nghĩa là không nên dùng loại từ "cuộc" trước "nổi dậy". Cá nhân mình thì thấy không cần thiết sử dụng loại từ trước danh từ như thế vì làm vậy sẽ kéo dài tên bài không cần thiết và đọc cũng khá vụng.

Mời mọi người cho ý kiến. — MrMisterer (mhm?) 04:21, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên đổi thành "Khởi nghĩa_____" – (Nguồn nó nói thế) 04:31, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Teyvatism mình cũng có cân nhắc lựa chọn này :) nhưng theo từ điển Hoàng Phê từ "khởi nghĩa" bao hàm việc "giành chính quyền" còn từ "nổi dậy" thì không nhất thiết bao hàm nghĩa này. — MrMisterer (mhm?) 04:43, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Bắt buộc phải ghi theo nguồn. Nếu nguồn ghi là "cuộc nổi dậy" thì không thể tự tiện gọi là "khởi nghĩa" được. Nếu "cuộc nổi dậy" và "khởi nghĩa" đều có nguồn thì lấy tên phổ biến hơn để làm tên bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:36, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Trong số các bài viết nêu trên thì cũng kha khá nguồn gọi là "Khởi nghĩa" nên tôi chọn cách gọi này. – (Nguồn nó nói thế) 03:08, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Teyvatism Còn những bài không có nguồn gọi là "khởi nghĩa" thì sao? Còn hàng ngàn bài khác về các cuộc "khởi nghĩa" và "cuộc nổi dậy" chứ không phải chỉ vài bài được nêu ở trên. Bài nào bạn chứng minh được nguồn dùng từ "khởi nghĩa" nhiều hơn thì xin mời cứ việc đổi tên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:13, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Trong tiếng Việt, khi bạn đặt lượng từ (hay loại từ) đằng trước danh từ, tức là 'nêu rõ' đang dùng "danh từ đơn vị" (để chỉ đối tượng ở mức đơn vị). Còn nếu không có lượng từ, thì 'thường là' thể hiện đang dùng "danh từ khối" (để chỉ về khái niệm), tất nhiên không có lượng từ thì vẫn có thể hiểu theo kiểu "danh từ đơn vị" tùy theo ngữ cảnh và chính cái danh từ đó. Đấy là cách mình hiểu về lượng từ hay loại từ ở đây. Ví dụ như "chó" thì khác với "con chó".
Theo đó, mình ưng dùng "Cuộc nổi dậy" hơn vì những bài này đều bàn về cái cụ thể chứ không bàn về khái niệm, nhưng cũng có một vấn đề là trong tiếng Việt, danh từ càng trừu tượng bao nhiêu thì người ta càng ít dùng lượng từ bấy nhiêu.
Mình góp ý một chút về lý do cho sự tồn tại của "loại từ" thế này. Chứ không nên nói qua loa là "vụng" hay là không. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 08:33, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@MeigyokuThmn Cảm ơn bạn đã góp ý :) Mình đồng ý là những trường hợp trên không bàn về khái niệm và lượng từ/loại từ đúng là có mục đích riêng của nó. Nhưng trong trường hợp tên bài thì mình nghĩ chúng ta nên ưu tiên làm cho tên bài "gọn nhẹ" nhất có thể. Mình nói "vụng" thì có lẽ không đúng và dựa vào cảm tính quá :p nhưng mình mong bạn hiểu ý chính ở đây vẫn là "kéo dài tên bài không cần thiết". Về vai trò nêu rõ là danh từ không phải là danh từ khái niệm, mình nghĩ phần sau của từ "nổi dậy" (ví dụ, phần "Kraków" trong "Nổi dậy Kraków") cũng đủ để nêu rõ là danh từ không phải là danh từ khái niệm. — MrMisterer (mhm?) 10:35, ngày 1 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Có thể tham khảo thêm Wikipedia:Biểu quyết/Vấn đề "Tên bài + Thời gian" và "Vụ cháy/Vụ hỏa hoạn", mục 2.4: Có nên bỏ chữ "vụ" trong tên hợp nhất liên quan đến lửa. Các ý kiến đều cho rằng không thể bỏ loại từ ra khỏi tên các bài viết về sự kiện. Mặc dù đây chỉ là biểu quyết trong phạm vi nhỏ bài viết về vụ cháy, nhưng cũng đáng để tham khảo. 30 năm không ăn cơm (thảo luận) 01:02, ngày 2 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@30 năm không ăn cơm Cảm ơn bạn đã góp ý và cung cấp nguồn tham khảo :) Mình thật ra cũng đồng ý với ý kiến là bỏ chữ "vụ" trong "vụ cháy" không hay lắm, vì "cháy" đứng một mình sẽ giống động từ (các ý kiến phản đối có nhắc đến việc bỏ "vụ" trước "hỏa hoạn" được nhưng trước "cháy" thì lại không). Nói cách khác, trong trường hợp "cháy", chữ "vụ" đúng là phục vụ vai trò không thể thiếu là biến nó thành danh từ.
Tuy nhiên, mình nghĩ từ "nổi dậy" thì lại có chút khác với "cháy" mà lại giống "hỏa hoạn" hơn, vì chức năng danh từ của từ "nổi dậy" trong ngữ cảnh tên bài tương đối là rõ. Theo mình, khi trong ngữ cảnh là tên bài, "Nổi dậy Kraków" khó mà có thể hiểu là "hành động nổi dậy cái Kraków" hay "đã nổi dậy ở Kraków". Điều này là do "cháy" có thể là ngoại động từ (vd: "nó làm cháy miếng thịt"), có nghĩa phần đằng sau nó có thể bị hiểu là bổ ngữ ("thứ bị tác động") (miếng thịt là thứ bị "làm cháy"). Trong khi đó, "nổi dậy" không có trường hợp ngoại động từ, có nghĩa là phần đằng sau được hiểu là bổ nghĩa thẳng cho thứ đứng trước chứ không phải là "thứ bị tác động" (không có trường hợp "họ (làm) nổi dậy Kraków").
Ở khía cạnh này, từ "nổi dậy" có điểm tương đồng với "khởi nghĩa" vì "khởi nghĩa" cũng là từ có thể là động từ nhưng vì đặt ở tên bài, vì động từ không có trường hợp ngoại động từ, và vì đã có phần đằng sau làm rõ (vd: Khởi nghĩa Lam Sơn), khá dễ hiểu là "khởi nghĩa" đang là danh từ chứ không phải động từ. — MrMisterer (mhm?) 12:49, ngày 2 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
User:MrMisterer "Nổi dậy" là động từ nên cũng cần chữ "cuộc" để biến nó thành danh từ. Thiếu chữ "cuộc" nghe không lọt tai. Nếu bạn tìm được từ điển tiếng Việt nào ghi "nổi dậy" là danh từ thì mời bạn đưa ra đây để cho mọi người tham khảo. Từ điển tiếng Việt có ghi rõ là chữ "khởi nghĩa" vừa có thể làm động từ lẫn danh từ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:49, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đề xuất đổi tên từ Đúng đắn chính trị thành Phải đạo chính trị

Đề xuất của tôi liên quan đến bài này: Đúng đắn chính trị

Căn cứ của tôi:

Đây là bài dịch của TS. Phạm Thị Ly về political correctness (PC):

https://www.lypham.net/?p=13102

(Đây là giới thiệu nhỏ về TS. Phạm Thị Ly:

https://baodongnai.com.vn/phongvan/201601/ts-pham-thi-ly-chung-ta-chay-theo-vat-chat-vi-thieu-vang-nhung-gia-tri-tinh-than-2660222/)

Về lý do ý nghĩa, vì từ PC trong suốt lịch sử của nó, nó được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau (theo lịch sử của từ vựng này trong tiếng Anh, tôi còn đang dịch nốt), vừa có khi là tôn chỉ phải theo, vừa có khi được sử dụng như một hình thức mỉa mai cho sự mù quáng tuân thủ giáo điều và còn nhiều điều khác. Trong khi, từ "đúng đắn" trong tiếng Việt là một từ rất "đứng đắn", rất khó để dùng nó với nghĩa mỉa mai, chưa kể nó là một tính từ (phổ biến) nhiều hơn là một danh từ.

PS: Tôi có ghi thảo luận này trên phần Thảo luận của trang. Nhưng có người (có lẽ là có kinh nghiệm hơn) đã khuyên tôi là nên đăng lên đây. – Veritusvn (thảo luận) 04:54, ngày 2 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Mình thấy có mấy vấn đề sau:
  • "Đúng đắn chính trị" là cụm từ vô cùng phổ biến đến giờ.
  • Tiếng Việt không giống tiếng Anh hay tiếng Pháp, từ ngữ là danh từ hay tính từ là tùy vào văn cảnh, không "cứng" về từ loại (nên bản dịch nào mà dùng vô tội vạ "sự" với "việc", thậm chí "của" thì thường là bản dịch không tốt đấy).
  • Mình thấy từ "correctness" cũng "đứng đắn" không kém.
  • Dùng cụm từ "phải đạo chính trị" sẽ hạn chế khả năng tìm ra bài này của người không rành về tin tức chính trị (tức là SEO kém đấy).
  • "rất khó để dùng nó với nghĩa mỉa mai" -> mình thấy bất kì cái gì cũng có thể mỉa mai được hết miễn là nó có hoàn cảnh.
Trong bài viết của TS. Phạm Thị Ly có dùng cả hai từ "đúng đắn" và "phải đạo", trong đó từ "phải đạo" được dùng nhiều hơn, có điều mình không thấy bác ấy chỉ ra cái nào hợp lý hơn cái nào.
Nên mình cho rằng "Đúng đắn chính trị" vẫn là một cách dịch ok, còn "phải đạo chính trị" cũng là một cách dịch ổn.
Nhưng mà nói đi nói lại, mình biết có một mâu thuẫn lớn giữa tinh thần lan tỏa tri thức của Wikipedia với quy định phải trích nguồn, nhất là cho thuật ngữ. Như việc có nhiều thuật ngữ tiếng Anh chưa có phiên dịch chuẩn trong tiếng Việt chẳng hạn. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:35, ngày 2 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Nếu cách dịch "đúng đắn chính trị" và "phải đạo chính trị" được dịch và dùng xen kẽ bởi một tiến sĩ rõ ràng như thế này và bên ngoài khi tra cũng thấy thì cả hai cụm từ này đều nên được cân nhắc thử một lần xem sao. Veritusvn Nếu theo bạn nói, không biết tôi có thể hỏi bạn có thể chỉ ra sự khá biệt nào giữa từ "phải đạo" và "đúng đắn" khi được đặt trong trường hợp này không? Trích câu đã bạn nói phía trên "PC vừa có khi được sử dụng như một hình thức mỉa mai cho sự mù quáng tuân thủ giáo điều và còn nhiều điều khác" liệu từ "Phải đạo" khi kết hợp với từ "chính trị" nó có cho thấy điều này cụ thể hơn tiêu đề "Đúng đắn chính trị" không?. Nó có thể phản ánh đúng ngữ nghĩa của cả thuật ngữ này như thế nào?. Nếu PC trong lịch sử thường dùng với hàm ý chế giễu thì tức là nó đã được chọn với một cái tên mang hàm ý trái ngược, và tôi thấy từ "phải đạo" hay "đúng đắn" trong trường hợp này ý nghĩa của chúng không khác nhau gì mấy. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 16:04, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Tôi lần đầu biết đến thuật ngữ này qua bản dịch "tinh tế chính trị". Không bàn đến độ phổ biến, tôi nghĩ cụm từ này hay hơn hẳn so với cả hai cụm nói trên. Danh tl 19:35, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Cho tôi xin nơi đọc cái bài "tinh tế chính trị" đó đi. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:00, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@MeigyokuThmn: Có lẽ là một trong hai cuốn này của tác giả David McRaney và dịch giả Voldy. Lâu rồi tôi không đọc lại nên không nhớ rõ từ này được nhắc đến trong chương nào; bạn nên "đọc thử" cả hai quyển. Danh tl 13:48, ngày 3 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Tôi ủng hộ việc sử dụng “phải đạo chính trị” hơn vì:
Thứ nhất, về mặt nguồn gốc lịch sử ban đầu,
“The term first appeared in Marxist-Leninist vocabulary following the Russian Revolution of 1917. At that time it was used to describe adherence to the policies and principles of the Communist Party of the Soviet Union (that is, the party line).” (https://www.britannica.com/topic/political-correctness)
Tạm dịch: “Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trong bộ từ vựng của chủ nghĩa Mác - Lênin từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Tại thời điểm đó, nó được sử dụng để mô tả sự tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách và nguyên tắc của Đảng Cộng sản Liên Xô, hay còn gọi là đường lối của Đảng.”
“Phải đạo” nghĩa là đi đúng con đường phải.
Theo nhận định tương quan này thì tôi thấy dịch là phải đạo sẽ dễ làm nêu bật lên được ý tưởng của từ hơn.
Lạc đề. Năm 1917, chưa có ai dịch từ này qua tiếng Việt cả. Mãi sau này mới có người dịch. Cả hai cách dịch đều đúng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:17, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Đây là tôi nói về nguồn gốc nói chung của từ này, không phải về nguồn gốc của từ này trong tiếng Việt. – Veritusvn (thảo luận) 05:31, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Luận điểm này của bạn không chứng minh được bất cứ điều gì. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:23, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Theo bối cảnh này, tôi nghĩ cách dịch "phải đạo chính trị" hay "đúng đắn chính trị" chúng đều như nhau. Từ "phải đạo" hay "đúng đắn" về định nghĩa đều hàm ý đến việc đưa ra những quyết định tốt, có tính phù hợp và chung quy là hướng đến tính nhân văn. Nếu từ "phải đạo" làm nổi bật ý tưởng hơn thì từ "đúng đắn" khía cạnh kém hơn khi so sánh với từ kia là ở chỗ nào?. Trừ khi, bạn có chỉ ra, nếu không khi chúng ta xét cụm từ này thì chúng đều như nhau. Một tên phổ biến nhất sẽ là tiêu đề bài. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 06:21, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Khía cạnh "kém hơn" ấy có lẽ sẽ rõ hơn ở ý thứ hai và thứ ba của tôi ở dưới? – Veritusvn (thảo luận) 09:01, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Veritusvn Đề nghị của bạn có thể hữu ích. Bạn nên tạo biểu quyết để việc này được giải quyết một lần cho xong. Thảo luận trên đây suy cho cùng vẫn sẽ không thể giải quyết được gì vì đối với đổi tên bài, trang này không có chức năng thực thi. Lập một trang biểu quyết mới có thể cho kết quả tất cả và cũng là cách tốt để tham khảo ý kiến của nhiều tv hơn. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 14:27, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
User:P. ĐĂNG Xin lưu ý rằng "đồng thuận" và "biểu quyết" là khác nhau trên Wikipedia và có 2 quy trình khác nhau. Mời đọc Wikipedia:Biểu quyếtWikipedia:thảo luận cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:29, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Là do tôi dùng từ không chú ý. Tôi đang muốn nói đến đồng thuận đấy chứ. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 05:53, ngày 5 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thứ hai,
Về cách sử dụng gần đây của từ này, trong thế giới Âu Mỹ, đặc biệt là Mỹ, từ sau giai đoạn những năm 1990 (có thể đọc thêm ở phần Lịch sử của từ này ở Wikipedia tiếng Anh), thì công chúng thông thường đều có lẽ đều hiểu là từ này là một từ có nghĩa mỉa mai. Đây là bối cảnh của công chúng Mỹ. Còn đấy không phải là bối cảnh của người Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam, tôi nghĩ rằng số người biết đến cụm từ này khá ít, chưa kể là nó còn khá khó hiểu. Thử xem xét một câu đơn giản này:
“That’s political correct!”
Trong thế giới tiếng Anh, có lẽ hầu hết sẽ ngay lập tức hiểu ra tính mỉa mai trong ấy. Trong khi:
“Thế là đúng đắn về chính trị!”
Thì mọi người có lẽ sẽ hiểu ngay rằng đây là kết luận mang tính tích cực, trừ phi họ đã có sự va chạm trước đó với từ đó rồi. Và bởi vì mọi từ trong ấy đều là những từ đơn giản, phổ thông, có lẽ ít người sẽ nhận ra đấy là “cụm từ mà có thể mình chưa biết”, cần phải tra cứu để hiểu. Thêm vào đó, ngay cả với trường hợp người ta đã biết về cụm “đúng đắn chính trị” từ trước rồi, người ta vẫn phải nghĩ tiếp xem cuối cùng thì thực sự đấy là câu khẳng định chân phương hay câu có nghĩa mỉa mai sử dụng cụm từ có sẵn. Thành ra, nếu muốn dịch là “đúng đắn về chính trị”, câu mà người ta sẽ phải dùng là: “Thế là “đúng đắn về chính trị!””, thêm ngoặc kép. Ta có thể thử cách khác:
“Thế là phải đạo chính trị!”
Với người đã biết sẵn rồi thì không nói, còn người chưa biết, người ta cũng dễ có thể “nhìn thấy” là mình chưa biết, nên có thể google.
So sánh khập khiểng khi tiếng Việt khác với tiếng Anh. "Phải đạo" cũng đâu có hàm ý tiêu cực? Hàm ý tiêu cực hay tích cực là tùy vào ngữ cảnh. Political correctness cũng không phải 100% các trường hợp đều có hàm ý tiêu cực. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:26, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
"Political correctness cũng không phải 100% các trường hợp đều có hàm ý tiêu cực" Đúng.
Tuy nhiên thì từ này là một từ đã có sẵn "danh tiếng" trong tiếng Anh. Nghĩa là khi sử dụng nó thì người ta có "ý thức" về việc dùng nó (cho dù là ở tư cách người nói hay người nghe), còn trong tiếng Việt thì muốn nói ý đấy (là tôi đang chỉ đến nó đấy) thì phải dùng ngoặc kép nếu dùng "đúng đắn chính trị". – Veritusvn (thảo luận) 05:35, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
So sánh với tiếng Anh là lạc đề. Bạn muốn chứng minh "phải đạo" ưu thế hơn "đúng đắn"? Tuy nhiên, bạn chưa chứng minh được bất cứ điều gì. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:27, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thứ ba, về “bối cảnh” của Việt Nam,
Về chữ “phải đạo” của Hoàng Ngọc Hiến, link về bài này ở đây, ông có nói về “một nền văn học phải đạo”, phải đạo là về cái “phải là”, và cũng chính là cái “phải là về đường lối”, thay vì cái văn học hiện thực về hiện thực, tức hiện thực đúng như nó có. Đúng là tôi chưa có cơ sở bằng chứng vững chắc để nói rằng Hoàng Ngọc Hiến chủ ý dịch cái “phải là” này từ từ “correctness”, đặc biệt là khi bài này được đăng trên báo Văn nghệ từ năm 1979. Nhưng tư tưởng về “sự tuân thủ đường lối của Đảng” thì có lẽ là thứ đã trở nên quá phổ biến trong các nước xhcn nói chung và VN nói riêng. Và người ta có thể áp dụng, sử dụng tư tưởng đó mà không nhất thiết “phải” hay “có thể có được” từ để nói về nó, người ta chỉ có thể có từ mô tả về một cái gì khi người ta đã ở bên ngoài nó, còn khi ở trong nó, có lẽ, người ta chỉ coi nó như một cái “đã sẵn là” đúng đắn. Về mặt nội hàm thì tôi thấy nghĩa được sử dụng là tương đương (và tôi đoán là cũng chính vì thế nên TS. Nguyễn Thị Ly đã sử dụng cách dịch này, tôi có thể chắc chắn về việc TS. Ly biết về chữ “phải đạo” của bác Hiến), nếu bạn nghĩ khác, hãy cho tôi được biết. – Veritusvn (thảo luận) 04:00, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Xin mời bạn tìm đồng thuận theo quy trình ở Wikipedia:Thảo luận cộng đồng nếu như muốn đổi tên bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:16, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Lạc đề, tự nhiên xỏ chữ "phải đạo" trong phạm trù văn học ra đây -> khác với phạm trù chính trị. Ví dụ, chữ "tự do" có nghĩa khác trong phạm trù chính trị (chủ nghĩa tự do) vs chữ "tự do" theo cách dùng thông thường. Cả ba luận điểm của bạn đều lạc đề và không chứng minh được chữ "phải đạo" ưu thế hơn chữ "đúng đắn" ở chỗ nào. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:37, ngày 4 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 40-2023

MediaWiki message delivery 01:25, ngày 3 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Dời sao BVCL sang DSCL

Xin mời mọi người nêu ý kiến tại Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Dời sao BVCL sang DSCL –  Jimmy Blues  07:25, ngày 7 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 41-2023

MediaWiki message delivery 14:37, ngày 9 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Cơ hội mở ra cho Ủy ban Đoàn hội, ủy ban Thanh tra và Ủy ban Đánh giá Tình huống

Chào mọi người! Ủy ban Đoàn hội (AffCom), Ủy ban Thanh tra (OC) và Ủy ban Đánh giá Tình huống (CRC) đang tìm kiếm thành viên mới. Các nhóm tình nguyện này hỗ trợ về mặt cơ cấu và giám sát quan trọng cho cộng đồng và phong trào. Mọi người được khuyến khích tự đề cử hoặc khuyến khích người khác có khả năng ứng cử. Thông tin về vai trò của các nhóm, các kỹ năng cần thiết và cơ hội để ứng tuyển, vui lòng xem trên trang Meta-wiki.

Thay mặt nhóm Hỗ trợ của Ủy ban,

Growth team newsletter #28

Trizek_(WMF) Thảo luận 23:16, ngày 16 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 42-2023

MediaWiki message delivery 23:46, ngày 16 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Review and comment on the 2024 Wikimedia Foundation Board of Trustees selection rules package

You can find this message translated into additional languages on Meta-wiki.

Dear all,

Please review and comment on the Wikimedia Foundation Board of Trustees selection rules package from now until 29 October 2023. The selection rules package was based on older versions by the Elections Committee and will be used in the 2024 Board of Trustees selection. Providing your comments now will help them provide a smoother, better Board selection process. More on the Meta-wiki page.

Best,

Katie Chan
Chair of the Elections Committee

01:13, ngày 17 tháng 10 năm 2023 (UTC)

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 43-2023

MediaWiki message delivery 23:15, ngày 23 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Chủ điểm chọn lọc

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cộng đồng đồng thuận giữ theo đồng thuận 2013. Anster (thảo luận) 05:24, ngày 3 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Năm 2013, chủ đề này được đề cử và được chọn với chủ đề “Các hành tinh trong hệ Mặt Trời” và các bài viết sau:

9 bài viết
Bài viết chọn lọc Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Sao Thủy
Bài viết chọn lọc Sao Kim
Bài viết chọn lọc Trái Đất
Bài viết chọn lọc Sao Hỏa
Bài viết chọn lọc Sao Mộc
Bài viết chọn lọc Sao Thổ
Bài viết chọn lọc Sao Thiên Vương
Bài viết chọn lọc Sao Hải Vương

Kể từ đó đến nay chủ điểm bị tự ý thay đổi mà không qua đề cử/thảo luận, thay đổi cả tên/phạm vi chủ đề và các bài viết trong đó. Phiên bản tháng 10.2023:

13 bài viết
Bài viết chọn lọc Hệ Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Sao Thủy
Bài viết chọn lọc Sao Kim
Bài viết chọn lọc Trái Đất
Bài viết chọn lọc Mặt Trăng
Bài viết chọn lọc Sao Hỏa
Bài viết chọn lọc Sao Mộc
Bài viết chọn lọc Sao Thổ
Bài viết chọn lọc Titan
Bài viết chọn lọc Sao Thiên Vương
Bài viết chọn lọc Sao Hải Vương
Bài viết chọn lọc Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời

Hiện tại, có sự không hợp lí vì: Chủ đề “Hệ Mặt Trời” không chỉ gói gọn ở 8 hành tinh, 2 vệ tinh trong hàng trăm vệ tinh của Hệ Mặt Trời, (Mặt Trăng thì có thể tạm du di nhưng cũng là Earth-centric, còn Titan?), thiếu rất nhiều bài quan trọng (vành đai tiểu hành tinh, đám mây Oort, đĩa phân tán, các hành tinh lùn…). Mình đề xuất phục hồi lại như phiên bản đã được cộng đồng bỏ phiếu chọn lọc chính thức và công khai, cả về tên chủ đề và các bài viết trong đó, nếu có thay đổi tên/phạm vi chủ đề hay thêm bài thì cần thảo luận. Cảm ơn mọi người đã đọc.183.80.45.155 (thảo luận) 17:32, ngày 27 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đã xong, cảm ơn Thành viên:Mạnh An nhé.Như bạn (thảo luận) 16:53, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  • 58.186.227.8 đã sửa đổi theo để xuất trên nhưng vì chưa có sự thảo luận và đồng thuận từ cộng đồng nên tôi đã lùi toàn bộ.
  • Vấn đề nếu trên hiện tôi thấy đang có những bất cấp sau:
  1. Hiện tại số lượng bài chọn lọc đã vượt khỏi quy mô của "Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời" và đang nằm ở quy mô "Hệ Mặt Trời" nên việc giữ nguyên theo đồng thuận năm 2013 là không còn hợp lý.
  2. Trong trường hợp giữ nguyên theo đồng thuận năm 2013, thì việc tạo thêm "Chủ điểm chọn lọc/Hệ Mặt Trời" là có thể chấp nhận được vì số lượng bài chọn lọc đã ở quy mô "Hệ Mặt Trời" nhưng việc tạo thêm này tôi cho là không cần thiết.
  • Đề xuất của tôi là giữ như hiện lại là "Chủ điểm chọn lọc/Hệ Mặt Trời" vì số lượng bài chọn lọc đang ở quy mô này và cả ở enWiki cũng đang có Wikipedia:Featured topics/Solar System.
–  Ikid Kaido  17:02, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Nếu vậy phải có đồng thuận lại chứ ai đó muốn thêm vào bài nào mình cho là hợp lí thì không ổn. Ví dụ bài Titan?58.186.227.8 (thảo luận) 17:36, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Trang bên en như bạn dẫn scope rộng hơn, nếu theo đó thì cũng phải có đồng thuận chứ. Bạn lùi sửa vì lí do “chưa có đồng thuận”, vậy thì các bài viết được thêm vào (Mặt Trăng, Titan) và việc thay đổi scope chủ điểm cũng không hề có đồng thuận từ 2013-2023 đó bạn ơi. Mình cũng đứng từ lập trường “phải qua đồng thuận” giống bạn cơ mà.58.186.227.8 (thảo luận) 17:39, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn muốn thêm các bài viết khác vào chủ điểm thì nên có đồng thuận cộng đồng. 8 bài viết kia đã được cộng đồng xem xét qua đề cử, nhưng 3 bài viết còn lại thì chưa. Đưa 3 bài này vào chủ điểm cũng giống như tự ý gắn sao cho bài viết. Tôi ủng hộ phục hồi lại phiên bản của chủ điểm này năm 2013. –  孝儀純皇后 討論 22:49, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Notify Thành viên:Ikidkaido, Thảo luận Thành viên:Ikidkaido.42.113.185.115 (thảo luận) 19:41, ngày 31 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Chính thức mở thảo luận cộng đồng bởi mình. Thời gian thảo luận là 15 ngày. – I So bad 14:06, ngày 15 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Mạnh An@Bluetpp Nhờ các bạn bỏ phiếu lại. – I So bad 14:08, ngày 15 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Ikidkaido – 92.114.50.10 (thảo luận) 18:13, ngày 24 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Phương án 1

Giữ theo đồng thuận 2013.

9 bài viết
Bài viết chọn lọc Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Sao Thủy
Bài viết chọn lọc Sao Kim
Bài viết chọn lọc Trái Đất
Bài viết chọn lọc Sao Hỏa
Bài viết chọn lọc Sao Mộc
Bài viết chọn lọc Sao Thổ
Bài viết chọn lọc Sao Thiên Vương
Bài viết chọn lọc Sao Hải Vương
  1.  Đồng ý Nói về hệ mặt trời thì có một đống bài viết liên quan nhưng chưa được BVCL. Để nguyên là hợp lí. I So bad 14:08, ngày 15 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đừng bày vẽ khi không có nhân lực. Sau này, nếu có ai dịch toàn bộ mấy bài FA mới (cùng chủ điểm) về thì có thể mở rộng chủ điểm này sau và bắt buộc phải tìm đồng thuận thông qua BQ cho các thay đổi gây tranh cãi kiểu này ở Wikipedia:Ứng cử viên chủ điểm chọn lọc (chứ không phải ở đây). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:09, ngày 15 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Nếu Wikipedia Vi vẫn thiếu BVCL so với chủ điểm này bên En thì tốt nhất nên giữ nguyên. Tôi không thích cách làm nửa nạc nửa mỡ. Một là giữ nguyên, hai là phải dịch toàn bộ qua đây rồi mới hẳn tính tới chuyện tìm đồng thuận nới rộng phạm vi chủ điểm này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:52, ngày 17 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Nguyentrongphu Tôi không nghĩ vậy. Người Trung Quốc có câu "một chuyến đi ngàn dặm, bắt đầu chỉ với mỗi bước chân". Tôi từng đọc được các BQV kể với nhau rằng Wikipedia sẽ luôn là một dự án đang hoàn hiện đúng không Phú. Tôi có niềm tin tuyệt đối vào không bao giờ có cái tuyệt đối, chờ đợi thời điểm tuyệt đối để thực hiện trong một dự án neo người, tôi không nghĩ là một lựa chọn tốt. Vấn đề không nằm ở việc "có thích hay không" mà phải là "hiệu quả" và "tốt nhất". Tại sao phải là sau này nếu có ai dịch toàn bộ qua đây thì Chủ điểm này mới được cập nhật? Hai bài mà tôi đã nêu ra chẳng phải đáp ứng đầy đủ để xuất hiện trong danh sách này hay sao? Nếu lấy cái tiêu chí hoàn hảo và tuyệt đối rồi mới làm, Wikipedia Vi chắc chắn thoái trào. Bạn có thể trông vào sự tuyệt đối này, còn tôi phản đối kịch liệt. Nếu thành viên nào chuyên viết bài và khi bài viết của mình, trong trường hợp này, được vào Chủ điểm chọn lọc, đâu đó thành viên chắc chắc sẽ hài lòng và có nhiều hứng thú, khi thành viên cảm thấy công sức của mình được công nhận và tôn trọng như chính giá trị bài viết, thành viên này sẽ luôn là thành viên tận tụy phục vụ. Phải có đóng thiếu thốn nằm ở trước mắt, nhờ vào sự thiếu thốn này mà nó xúc tác cho một thành viên năng nổ sẵn lòng phục vụ. Tôi chả đang chơi golf, tôi không cần một sân vườn phủ đầy cỏ xanh hay trông vào cái sân này cho đến khi nó đầy đủ tiện nghi mà anh bạn nào muốn, sau đó mới huýt sáo ra hiệu cho các bạn của mình tham gia cuộc chơi. Và ngay cả tôi muốn chơi golf, thậm chí trên cả mảnh vườn không được vẹn toàn mà ai ai bên ngoài cũng thấy nó chả đáng đó thì tôi cũng sẽ chơi, ít ra nó xúc tác tinh thần cho những người cộng sự cùng mình. Vài vết bóng lỏm, vài vết cỏ tróc sẽ chả bao giờ là nguyên nhân cho việc cuộc chơi có diễn ra hay không. Phong Đăng (thảo luận) 12:01, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Tôi xin bảo lưu quan điểm. Tôi không thích hoạt động theo kiểu "nửa nạc nửa mỡ". Cộng đồng quyết định thế nào là tùy cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:41, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý việc thêm bài viết vào chủ điểm cần có đồng thuận. Ủng hộ phục hồi phiên bản được chọn làm CĐCL.  孝儀純皇后 討論 14:40, ngày 15 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Đã có đồng thuận thì không được vi phạm trừ khi có đồng thuận mới. Lcsnes (thảo luận) 04:25, ngày 17 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Nhất trí với phương án này.  Jimmy Blues  05:19, ngày 17 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Giữ theo phương án này, cho đến khi có một biểu quyết rõ ràng, cụ thể theo quy định tại đúng không gian bầu chọn chủ điểm chọn lọc. Xin đừng tạo những tiền lệ là thay đổi nội dung (đã được biểu quyết đồng thuận) trước, sau đó đi hỏi đồng thuận cho việc sửa đồng thuận (có thể bị xem là mạo nhận kết quả đồng thuận/biểu quyết). ✠ Tân-Vương  17:03, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Phương án đã được thông qua từ một biểu quyết. Nếu muốn mở rộng, hay đúng hơn là thay đổi chủ điểm, vui lòng xem nó như một chủ điểm mới và đưa ra biểu quyết mới tại không gian phù hợp. Nhac Ny Talk to me ♥ 19:36, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Khi có một biểu quyết/đồng thuận được cộng đồng thông qua, nếu muốn sửa đổi/bổ sung nội dung, cần lập ra một biểu quyết/đồng thuận khác. Việc tự tiện bổ sung nội dung (trừ các sửa đổi nhỏ như sửa lỗi chính tả hoặc thêm nguồn) làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của 1 biểu quyết/đồng thuận là điều không chấp nhận được. Mỗi "Chủ điểm tốt" được xây dựng theo hình thức biểu quyết, khi biểu quyết đã đóng thì muốn có ý kiến gì thêm thì xin viết ở "ngoài khung". — Dr. Voirloup💬 03:35, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Như các ý kiến bên trên. - ABAL1412🇻🇳🇸🇺🇷🇺 (talk ☭) 11:21, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Hoàn toàn đồng ý với các ý kiến bên trên. Trừ trường hợp có một đồng thuận về chủ điểm chọn lọc theo đúng quy định về biểu quyết thì không có lẽ gì mà ngang nhiên thay đổi (thêm/xóa bớt bài viết) một chủ điểm chọn lọc đã được cộng đồng đồng thuận/thông qua cực kỳ rõ ràng. Anster (thảo luận) 12:40, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Xin bổ sung chút ở đây: nếu muốn đề cử chủ đề "Hệ Mặt Trời", nên vào đúng không gian biểu quyết, chẳng hạn như Wikipedia:Ứng cử viên chủ điểm chọn lọc/Hệ Mặt Trời (không hiểu vì sao tôi thấy bài chủ điểm này từng đề cử không thành công vì lý do là bài chủ điểm chọn lọc đã tồn tại). P/s: tra trang nói về chủ điểm đó thì tên trang lại là "Hệ Mặt Trời" (lần cuối đổi tên trang vào năm 2017 (!)), có cần đổi tên ngược lại hay không nhỉ? Anster (thảo luận) 13:00, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Trang bạn dẫn ra là biểu quyết của thành viên Newone mở vào năm 2020 trong khi trang này đã được ứng cử vào năm 2013 (tức là tv vô tình mở trùng). Tên chủ điểm sẽ được quyết định thông qua kết quả sau đồng thuận này, tức là trang như thế nào khi phiên bản nó được xây lên sẽ trở về vị trí ban đầu theo phương án 1 hoặc ngược lại theo phương án 2 và 3. Phong Đăng (thảo luận) 14:45, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Sau khi xem xét lại mọi vấn đề và ý kiến của các bên liên quan, tôi nghĩ nên giữ theo đồng thuận 2013. ほしがき hoshigaki! 14:14, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  12.  Đồng ý Để nguyên theo đồng thuận năm 2013 là OK. Mohammed (محمد) 10:09, ngày 21 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Phuơng án 2

Đồng thuận mới cho phiên bản tháng 10.2023.

13 bài viết
Bài viết chọn lọc Hệ Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Sao Thủy
Bài viết chọn lọc Sao Kim
Bài viết chọn lọc Trái Đất
Bài viết chọn lọc Mặt Trăng
Bài viết chọn lọc Sao Hỏa
Bài viết chọn lọc Sao Mộc
Bài viết chọn lọc Sao Thổ
Bài viết chọn lọc Titan
Bài viết chọn lọc Sao Thiên Vương
Bài viết chọn lọc Sao Hải Vương
Bài viết chọn lọc Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời

Phương án 3

Một phiên bản mới của ngày 26 tháng 10, 2023. Giống với phiên bản thứ hai nằm ở phía trên, đây là một phiên bản tình cờ, được các bạn IP cập nhật. Mặc dù là một phiên bản chưa được thông qua đồng thuận nhưng ở một góc độ nào đó, bằng việc thảo luận và rút ra một lựa chọn cân nhắc phiên bản này hoàn toàn có thể chấp nhận được hơn so với phương án thứ hai và thậm chí có thể là một lựa chọn đáng thay thế hơn so với phương án thứ nhất. Nay tôi xin bổ sung thêm nhầm tìm đồng thuận cho phiên bản này.

11 bài viết
Bài viết chọn lọc Hệ Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Sao Thủy
Bài viết chọn lọc Sao Kim
Bài viết chọn lọc Trái Đất
Bài viết chọn lọc Sao Hỏa
Bài viết chọn lọc Sao Mộc
Bài viết chọn lọc Sao Thổ
Bài viết chọn lọc Sao Thiên Vương
Bài viết chọn lọc Sao Hải Vương
Bài viết chọn lọc Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời
  1.  Đồng ý Hoàn toàn tin tưởng vào phương án này. Tôi thấy được một phần trong nó, đã sẵn là một phương án tốt. Phong Đăng (thảo luận) 12:01, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @Mạnh Anh @Lcsnes @Nguyentrongphu @Đơn giản là tôi @ThiênĐế98 @Ikidkaido @NgocAnMaster @Mintu Martin @Unatasful @Bluetpp Các thành viên cộng đồng thân mến. Khi đưa ra một giải pháp, chắc hẳn một giải pháp tốt nhất phải là một giải pháp có sức ảnh hưởng lâu dài và ít nhất là đầy cảm hứng. Xin được phép tag tên các bạn vào một lần nữa và thứ lỗi cho tôi nếu tôi đã tag nhiều tên như vậy. Tôi đã đưa ra thêm một phương án thứ ba và mong rằng các bạn có thể xem xét và cân nhắc lại lá phiếu của mình. Tôi sẽ giải thích một cách cặn kẽ ở phương án thứ ba này, và ít nhất so với phương án hai và đầu tiên.
Ở phương án đầu tiên, đây là một phiên bản được cập nhật thông qua đồng thuận đã có từ năm 2013 (cách đây 10 năm trước).
Ưu điểm: Nó gói gọn ở các bài viết Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời với 9 bài viết sao vàng đã được cụ thể như thế (mời các bạn có thể kéo lên phía trên để xem).
Nhược điểm: Đầu tiên Lỗi thời so với tình hình hiện tại của Wikipedia Vi, đồng thời lỗi thời so với các dự án Wikipedia anh em khác. Thứ hai Chủ điểm chọn lọc này bên en có 19 bài viết, đến ngày nay Wikipedia Vi đã có thêm 2 bài viết mang sao vàng khác nếu làm phép đối chiếu so với bên en (Mặt TrờiSự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời). Với phương án này, một lần nữa đưa chủ điểm trở về từ xưa kia, vẫn vỏn vẹn trong 9 bài viết đã xây nên chủ điểm khi xưa. Thứ ba nếu phương án này thành công, nảy sinh trường hợp trong thời gian ngắn (có thể 1 tuần hay 1 tháng đổ lại), tôi hay bất kì một thành viên nào muốn đưa hai bài Mặt Trời và Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời vào Chủ điểm chọn lọc (đây hai bài sao vàng), trừ khi cộng đồng ta vẫn giữ quan điểm cũ, thông qua đồng thuận hai bài viết này chả có lý do gì không đưa đưa vào Chủ điểm chọn lọc. Cũng thông qua đồng thuận, một lần nữa buộc mở đồng thuận lại, một nữa tên chủ điểm lại được di chuyển.
Ở phương án thứ hai, như tất cả các thành viên đã thấy, ở phương án này tồn tại nhiều điều bất hợp lý mà ít nhất theo quan điểm cá nhân tôi, trong phương án này không mang lại một giá trị gì đúng đắn cung cấp cho việc cân nhắc vì nó đã đi sai hướng ngay từ ban đầu.
Ở phương án thứ ba, như đã nói trước đó, cùng với phiên bản thứ hai, đây là một phiên bản vô tình đã được một thành viên IP khác trong quá trình tranh chấp cập nhật vào ngày 26 tháng 10, 2023, nhưng ở phương án thứ ba này vẫn có giá trị đáng được cân nhắc.
Ưu điểm: Phương án này có tổng 11 bài viết (bổ sung hai bài viết so với phương án 1, hai bài viết đều hợp lý so với bên Wikipedia en) Đầu tiên Ngày hôm nay, Chủ điểm chọn lọc này bên en đã có 19 bài viết và không còn gói gọn trong các bài viết về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Lấy phép đối chiếu này của dự án Wikipedia vi so với bên en. Wikipedia tiếng Việt có hai bài, Mặt TrờiSự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời, hai bài sao vàng mà trong khả năng hoàn toàn xứng đáng để đồng thuận này được đưa vào chủ điểm chọn lọc. Thứ hai Phù hợp với tình hình số lượng các bài viết Wikipedia Vi, đưa các bài viết lên những nơi phù hợp với tương quan giá trị của nó. Thứ ba Ít nhất, dự án Wikipedia Vi vẫn theo kịp các dự án ngôn ngữ anh em khác (ngay cả Wikipedia tiếng Bồ Đào Nha cũng có 11 bài viết khác so với bên en)
Nhược điểm: Trong góc nhìn của từng thành viên. Mọi thành viên đều có quyền bổ sung và chỉ ra những điểm bất cập của phương án này nếu muốn.

Thưa các thành viên, khó khăn lớn nhất trong việc đưa ra quyết định trong một trường có tính quản trị là cân bằng giữa việc "có thích hay không" và việc "nó có thực sự hiệu quả hay không". Tôi thật lòng đánh giá cao các đồng thuận đã có từ trước vì các đồng thuận này một thời là kim chỉ nam. Một đồng thuận tốt được đưa ra còn để các thành viên thấm nhuần nguyên lý "hành vi là dựa trên đồng thuận của cộng đồng". Các phương pháp cũ là một điều đáng quý nhưng trong trường hợp này, hễ khi gặp khó khăn thì ta lại lựa chọn quay về ban đầu. Nó giống như việc vị thuyền trưởng giông buồm ra khơi để tìm kiếm kho báu của cuộc đời, nhưng rồi gặp vài trận bão tố giông ba, gặp vài trắc trở, khó chịu thì lại trở về nhà, mà trong khi bên trái của vị thuyền trưởng này vẫn đang có một kho báu dù là nhỏ nhưng đủ đáp ứng cho mục tiêu này. Không bao giờ có cái tuyệt đối. Phải chăng đây là nghĩa của một Wikipedia luôn là một dự án đang hoàn hiện mà tôi thường nghe nói đến hay sao? Hay những phương pháp cũ là lựa chọn thân thuộc và khi gặp khó khăn chúng được đưa lên hàng đầu còn các ý kiến phía sau là xa vời quá hay sao? Một phương án thiếu hụt tài nguyên khi được đưa vào thực tế, nó còn xúc tác cho các thành viên làm việc chăm chỉ hơn và cũng như có động lực hơn. Giống như dự án Wikipedia từ thời ban sơ trước, luôn luôn thiếu ở phương diện này đến phương diện khác, vì chẳng phải các thành viên đi trước luôn có cảm giác thiếu hụt này mà cố gắng phát triển cho dự án đấy sao. Phương án tốt phải đem lại cảm giác lâu dài và có tính hiệu quả. Trân trọng kính mong các thành viên có thể xem xét lại một lần nữa. Phong Đăng (thảo luận) 12:01, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Xin góp thiển ý của tôi vào cuộc thảo luận này. Ý kiến của tôi vắn gọn ở trọng tâm là không gian đồng thuận. Tuy nội dung chủ điểm chọn lọc có thể thay đổi, tuy vậy, việc thay đổi này phải nằm ở chính xác biểu quyết chọn lọc. Không có việc thay đổi tùy tiện và sau đó xem xét lại việc thay đổi theo kiểu "tiền trảm hậu tấu" như thế này. Do đó, tại không gian này, tôi xin thiên về phương án 1 là giữ nguyên đồng thuận, chờ khi có đồng thuận mới. Tôi luôn ủng hộ việc thay đổi, cập nhật và phát triển; tuy vậy, luôn hy vọng và mong muốn các thay đổi này diễn ra trong trật tự và trong quy tắc để các thay đổi là không thể đảo ngược và có hiệu quả lâu dài. ✠ Tân-Vương  17:00, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Cùng chung ý kiến với ThiênĐế98, ủng hộ việc cập nhật mở rộng nâng cao chất lượng nói chung, nhưng có lẽ nên đưa ra phần biểu quyết cho chính tắc. Lcsnes (thảo luận) 04:33, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn phản hồi quý giá của BQV đã chỉ ra được nhược điểm của phương án này là không gian đồng thuận. Xin hỏi BQV Thiên Đế vế câu "đừng tạo những tiền lệ là thay đổi nội dung (đã được biểu quyết đồng thuận) trước, sau đó đi hỏi đồng thuận cho việc sửa đồng thuận (có thể bị xem là mạo nhận kết quả đồng thuận/biểu quyết)". BQV, ở phương án thứ ba này tôi chỉ vừa bổ sung thêm phía sau, câu này của bạn trong trường hợp này ứng với phương án thứ 2 phía trên, nếu ngay từ đầu đã là mạo nhận kết quả/đồng thuận và biểu quyết vi phạm theo đúng quy định đã đề ra, tại sao không hồi lại phiên bản cũ mà mở đồng thuận này? Phương án thứ 2, trong không gian này đang là phương án bất hợp lý nhất nhưng lại là phương án đang được xuất hiện trên trang chính của Chủ điểm chọn lọc. Cũng chính vì vấn đề ủng hộ cho phương án 1 thì sau này (có thể trong thời gian ngắn) muốn đưa bài viết hiện đang xuất hiện trong danh vào chủ điểm chọn lọc một lần nữa thì lại tốn thời gian cho việc mở thêm một cuộc biểu quyết đồng thuận. Nhất tiễn song điêu sẽ luôn khác với nhất thành bất biến, BQV muốn nhận được vế đầu thì phải hy sinh vế thứ hai. Còn nếu khi BQV đưa ra rằng biểu quyết khác với đồng thuận, ý kiến này lại phản hồi cho câu hỏi phía trên của tôi (vi phạm quy định), nếu "tiền trảm hậu tấu" là vi phạm quy định của Wikipedia thì các thành viên mất nhiều thời gian loay hoay ở đây làm gì, đồng thuận này là thảo luận giữa việc nên giữ ở phiên bản nào, tương đương với việc mọi phương án điều hợp lệ so với quy định và có cơ hội như nhau. Ngay cả năm trụ cột của Wikipedia cũng có nêu các quy định không phải hoàn toàn bất di bất dịch trong mọi hoàn cảnh, đi cùng theo sau nó là câu "để phát triển Wikipedia". Richard Branson (có thể BQV biết ông này), ông ta và các cộng sự của mình nổi tiếng với phương cách làm việc ít quy tắc hơn để ưu tiên sự hiệu quả, ngày nay, cái tên Virgin chẳng ai lại không biết. Tôi hoàn toàn tỉnh táo để nhận ra môi trường Wikipedia khác với môi trường quản trị ngoài đời, thỉnh thoảng nới lỏng một vài quy tắc trên Wikipedia, tôi thiết nghĩ cũng là một điều tốt, trong một dự án ít người mà văn hóa thảo luận/tham gia/đồng thuận/biểu quyết ngày một ít ỏi mà hiện tại đang diễn ra thưa BQV, chứ không phải một xứ Dystopia, vô quy tắc mà tôi lầm lối bước vô. Trong hoàn cảnh thông thường, với tôi, các quy định Wikipedia sẽ luôn là cột trụ. Phương án nào có hiệu quả và có hiệu quả hay không, tôi đã nói hết ở trên, việc còn lại là tùy thuộc vào mỗi người, vào cộng đồng. Thứ lỗi, BQV Đế, tôi ưu tiên tùy tình hình và ít nhất là hành động một lần và dứt khoát, còn hiệu quả mà trong trật tự và quy tắc luôn luôn của BQV, đáng tiếc là không phải ở tôi và trong phương án 1 nơi các tv quần tụ phía trên, với nhiều quan điểm khác nhau, tôi cũng chả thấy được gì vì phương án đó vốn dĩ không mang lại hiệu quả lâu dài (chỉ ít nhất thỏa được tiêu chí "không gian đồng thuận"). Tôi tin vào quyết định của tôi. Tôn trọng quyết định của bạn. Cộng đồng quyết định ra sao thì cứ thế mà làm. Phong Đăng (thảo luận) 05:40, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thảo luận của bạn làm cá nhân tôi rất vui mừng vì Wikipedia tiếng Việt có nhiều thành viên có tư duy phản biện và phân tích. Chính tư duy phản biện thúc đẩy dự án này phát triển. Wikipedia tiếng Viêt độc đáo vì nó cho phép mọi người nêu lên quan điểm của mình và mời gọi mọi người suy nghĩ để tìm sự đồng thuận, theo quy tắc.
Trước hết, xin nhắc lại, với tư cách một thành viên của dự án, và do lời mời của bạn, tôi xin góp một sô ý kiến cá nhân của mình. Do không có thời gian thảo luận dài dòng, tôi xin phép được phản hồi vắn tắt như sau:
  • Thứ nhất, nếu tôi là người xứ lý vụ việc này ngay từ đầu, tôi sẽ thực hiện đúng như những gì bạn thắc mắc, nghĩa là: hồi phục phiên bản đồng thuận, nhắc nhở và lưu ý đến thành viên và IP. Tôi không phải là tuýp BQV ưa việc cấm khóa nên sẽ không có bất kỳ một quyết định khóa trang hay tạm khóa tài khoản nào cho tất cả các trang/ thành viên vô/hữu danh.
  • Thứ hai, vì tôn trọng tất cả các thành viên khác, và đảm bảo không dùng ưu thế để ngăn chặn các thảo luận và thắc mắc phát triển chính đáng, với nhu cầu và mong muốn đảm bảo tính mở cho dự án này, tôi mong muốn xem xét tình hình và quan điểm các thành viên trong đồng thuận cộng đồng đang được mở. "Đồng thuận cộng đồng", được định nghĩa, cao hơn đồng thuận nội bộ, và dưới biểu quyết. Nghĩa là, đồng thuận cộng đồng không thể thay đổi kết quả biểu quyết, vì nó là một phương án nhanh và là một phần đầu tiên bắt buộc phải có của một biểu quyết cộng đồng. Mở biểu quyết thành sự hay không là một vấn đề khác với khả năng thực hiện của đồng thuận trong mối tương quan với hệ thống các quy tắc, quy định và tiền lệ tại đây. Trong pháp luật tại Việt Nam, từ xưa có "án lệ" và ngày nay cũng có một số "án điểm"; cá nhân tôi tin rằng vụ việc tại đây sẽ được trích dẫn rõ ràng và tỏ tường cho các vụ việc phát sinh sau này, do đó công sức của các thành viên, đương nhiên không lãng phí.
  • Thứ ba, qua quá trình cộng tác tại đây, tôi đủ kinh nghiệm để biết rằng thay đổi phải đến từ gốc, và phải cần có thời gian để mọi người dần dần suy nghĩ về nó, trước khi có thể đồng thuận về nó. Xin phép được ví dụ: Tôi đã trình bày hàng loạt BVCL ra không gian rút sao BVCL vào năm 2015 vì bất mãn với tình trạng tồi tệ của chúng, trong khi đó quy trình chọn BVCL mới vô cùng khắt khe, lắm khi nhận được nhiều ý kiến cho rằng một số yêu cầu là quá khó khăn, thậm chí là bất khả cho tác giả. Để thay đổi quan niệm này, thay đổi ra sao? Đó là mở mới một dạng biểu quyết gọi là "giáng sao" để đưa BVCL thành BVT cho một số bài tuy không còn đạt chất lượng chọn lọc, lại có thể tạm chấp nhận được ở BVT, sau đó nếu chất lượng tiếp tục đi xuống, dùng rút sao BVT để thu hồi sao BVT của bài. Đây là một con đường vòng, nhưng để thay đổi nhận thức của mọi người tốn nhiều công sức và thời gian, kèm với sự khéo léo.
  • Thứ tư, trở lại với chủ điểm tại đây, được bầu chọn thông qua cộng đồng, trên nguyên tắc, kết quả phải là bất di bất dịch. Cá nhân tôi khi trình bày "Quy chế Biểu quyết" gây nhiều tranh cãi, và bản thân phát hiện nó có thiếu sót và có thể sửa chữa thêm, tôi phải mở một biểu quyết xin cộng đồng thay đổi nội dung cho nó. Quyết định đương nhiên thuộc về cộng đồng. Tôi, đồng tác giả của Quy chế không có quyền can thiệp và sửa trước một phiên bản, sau đó hỏi mọi người đồng ý cho việc "Đã được thực hiện" và "đã trở thành phiên bản chính của Quy chế". Xin được viết ngắn gọn, "phải xin ý kiến cộng đồng trước khi làm". Nếu bạn hỏi rằng nó có quá quan liêu, cồng kềnh và lãng phí thời gian, tôi xin trả lời là có. Tuy vậy, tuân theo quy tắc kết quả biểu quyết và để tôn trọng tất cả nhừng gì họ đã biểu quyết, tôi không thể phàn nàn và thay đổi quy tắc cốt lõi này. Về vấn đề này, có rất rất nhiều ví dụ: Biểu quyết BTN Tuanminh01 lần 3, thay đổi người trình bày với cộng đồng--> tất cả các thành viên phải được hỏi và bỏ phiếu lại; Biểu quyết Cộng đồng về một quy tắc và khi có hiệu đính quy tắc đã được họ bỏ phiếu --> đương nhiên và dĩ nhiên phải yêu cầu họ đọc và xác nhận phiếu lại (việc này diễn ra rất nhiều lần). Tôi đã làm gì để mong muốn dự án này bớt lãng phí thời gian biểu quyết đi, biểu quyết lại? Đó là phương án "đóng biểu quyết sớm trước thời hạn và phương án gia hạn biểu quyết".
  • Thứ năm, tuy là một thành viên rất mong thúc đẩy sự phát triển của dự án, với mong muốn "dám nghĩ, dám làm", tôi rất bi quan với khả năng một biểu quyết thông qua đề nghị "thay đổi kết quả cho biểu quyết sau khi nó được thông qua". Một thay đổi lớn nhưng thế này rất rất cần thời gian và các phương án chuẩn bị liên quan để phát triển. Ví dụ, "Đồng thuận Cộng đồng" mất khoảng 1-2 tháng và nhiều ý kiến phản biện, đóng góp và sửa chữa từ rất nhiều thành viên do tôi thuyết phục xin ý kiến và góp ý phản biện.
  • Kết luận: Tôi xin khẳng định tôi không đủ tư cách để "rao giảng", cũng không đủ tư cách để "phán xét". Tôi chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm của tôi tại dự án, đó là "sự thay đổi đến nhanh nhất bằng tiếng nói ở trong mọi người hơn bằng những chỉ trích của người đối nghịch với nó". Tôi tin vào thiện chí của cộng đồng, của từng thành viên góp ý xây dựng cho không gian này. Dự án này là của tất cả mọi người, và tương lai của nó tùy thuộc vào quá khứ, tức là hiện tại mà chúng ta đang cố định hình từng ngày, từng giờ tại đây. Rất cảm ơn bạn vì tin nhắn phản hồi rất chi tiết trong tinh thần thiện chí. ✠ Tân-Vương  17:39, ngày 19 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Trân trọng ghi nhận ý kiến chân thành và chi tiết của BQV Thiên Đế, đồng thời đồng thuận vế câu "phải xin ý kiến cộng đồng trước khi làm", để gửi lời cảm ơn, tôi không thể không đáp đôi lời (ít nhất trên tinh thần thiện chí chưa được làm sáng tỏ nhưng còn vấn vương và đầy quan ngại trên không gian này).
Đầu tiên, tôi quan ngại rằng có một vài tv đã hiểu sai ý của tôi, tôi xin khẳng định lại rằng, phương án thứ 3, phương án này, nếu BQV có hỏi rằng nó có bất quy tắc không? Xin trả lời thẳng thắng và không ngại nhận trách nhiệm ở phương án này rằng, có. Thưa BQV, hoàn toàn là có. Nó bất quy tắc. Nhưng sao tôi lại chọn? Vì phương án này ngay từ đầu thực sự thể hiện đúng ý niệm của tôi trong cuộc đồng thuận này, xin tóm ngắn gọn là "ít quy tắc hơn nhưng cho hiệu quả không kém hơn" và "ít thời gian đồng thời tận dụng tốt chí tuệ mọi người" (và ở đây tôi muốn nói đến là khi tôi phát hiện được các tv Wikipedia En đã thực sự mở đồng thuận tất cả điều này), tôi không có ý định dùng đầu của các tv bên en làm phương tiện chúng ta tư duy. Nhưng ngay khoảng thời gian này đây (ý tôi là trong tình hình như vậy), nó làm nổi bật được giải quyết vấn đề trong một dự án ít người mà văn hóa thảo luận lại ít được quan tâm. Dùng vấn đề của họ đã giải quyết để giải quyết vấn đề của chúng ta sẽ cho các tv Wikipedia Vi có nhiều thời gian hơn làm công việc sáng tạo của mình. Mọi người nghĩ tôi đã lạm dụng?. Đừng. Nếu BQV Đế có từng thảo luận cùng tôi sẽ nhận ra tôi không thuộc tuýp người chuộng các quan điểm đồng thuận, phương cách hoạt động mà các tv Wikipedia Vi lấy từ gốc Wikipedia En và phát ngôn như một chân lý vĩnh cửu, tôi phản đối kịch liệt trong một dự án, các tv đánh giá thấp năng lực của mình và trao tầm nhìn của mình (thứ đáng lẽ là quyền lợi) cho các tv dự án khác và du nhập ý kiến họ qua đây như lời giáo điều, không cần hoài nghi mà chỉ tin tưởng. Tôi xin khẳng định là tôi "hạn chế" rất rất ít trong khả năng dùng theo cách này, nhưng không phủ định tôi sẽ không dùng.
Thứ hai, BQV Thiên Đế dẫn ra vd cuộc biểu quyết của Tuanminh và xây dựng nên "Quy chế biểu quyết gây tranh cãi" làm tôi tiếp thu rất hiệu quả, nhưng tôi e rằng BQV đã có chút nhầm lẫn, BQV có thể đọc lại vế "Đầu tiên" của tôi trong phần tin nhắn này. Hy vọng rằng, bạn sẽ thấy, tôi chỉ đang đưa ra một phương án đã tồn tại, đã giải quyết (ít nhất trên không gian khác, mà ở đây là Wikipedia En), thứ đã hiện hữu chứ không phải những quan điểm, góc nhìn, góc độ (thưa BQV, chứng minh cho cái riêng ta tỏ tưởng, riêng ta thấy là một chặn đường dài, đầy sóng gió), mọi người từ góc độ khác nhau sẽ có góc nhìn khác nhau, đó là lý do vì sao, một cuộc đồng thuận mệt nhoài là một cuộc tranh cãi chỉ để xem "góc độ của anh, tôi có thấu hay không?" và tìm kiếm "sẽ có ai cùng nhìn được góc độ này", nó đầy sóng gió vì nó có nhiều thứ để thắc mắc, thưa BQV. Quay lại chủ đề này, phương án 3, sẽ có lý do một tv nào đưa ra hai bài viết này là bất hợp lý khi xuất hiện trong chủ điểm chọn lọc? Thông qua kết quả đã có của bên En và sự xuất hiện của bài viết trên wiki Bồ Đào Nha, tôi chân thành khẳng định không có lý do gì bên wiki Vi lại bị từ chối, tỷ lệ này gần như bằng 0. Tôi có thể hỏi rằng nếu BQV Đế khi đưa ra một quyết định không thể thắc mắc hay tỷ lệ cực kỳ thấp, phải chăng BQV sẽ chọn một cuộc đồng thuận hay biểu quyết hay sẽ "tiền trảm hậu tấu" để "nhất tiễn song điêu" trong trường hợp này?
Thứ ba, phương án 1 đã thỏa các tiêu chí đề ra và thỏa được phương cách hoạt động của Wikipedia trên tinh thần dùng quy định làm sáng nên quy tắc "phải xin ý kiến cộng đồng trước khi làm". Tôi sẽ kính trọng vô cùng với các phương án như vậy. Từ gốc độ này để suy ra, xin hỏi BQV Thiên Đế, phương án 1 thứ mà đại đa số các tv cho rằng là phương án "tối ưu" có giúp chúng ta đi đến giải quyết tận cùng của vấn đề (xin được lưu ý rằng, vấn đề làm cộng động cúng ta loay hoay tại đây, cho đến ngày hôm nay, và ngay hiện chính là Chủ điểm CL kia). Xin hỏi BQV Thiên Đế nói riêng, và các thành viên nói chung, đặc biệt là các tv đã bỏ phiếu cho phương án đầu tiên rằng, ai trong các thành viên đáng kính sẽ là người chịu trách nhiệm cho mở biểu quyết sau cuộc đồng thuận này? Phải chăng BQV Thiên Đế và một vài thành viên khi bỏ phiếu với ý kiến rằng "không gian đồng thuận" nhầm "kết quả tối ưu", "không thể đảo ngược" và "kết quả lâu dài" đã tính đến điều này, hay nhận trách nhiệm cho điều này?. Nếu cuộc đồng thuận này, phương án 1 là suôn sẻ, nhưng hai bài viết sao vàng kết quả sau cùng vẫn là bơ vơ ngoài vòng chủ điểm chỉ vì "thiếu nhân lực, không rõ các tv ai sẽ người chịu trách nhiệm đưa nó về vị trí đáng được nhận hưởng?". Chúng ta lấy quy định làm trụ cột, trên tinh thần thỏa quy chế và thỏa quy chế vì kết quả "tối ưu", nhưng tối ưu ở chỗ, ít nhất nhầm làm thứ "bất di bất dịch" có để khẳng định cho một tv nào 10 năm sau này tìm ra và xem lại, nhưng vấn đề cốt lỗi thì chưa giải quyết. Thế đã tối ưu?. BQV Thiên Đế, xin được bộc lộ một chút thái độ thẳng thắng ở đây, rằng, với tư cách là người đưa ra phương án thứ 3 và nhiệt thành ủng hộ phương án này đồng thời ngưỡng mộ vô cùng nhưng phản đối kịch liệt phương án 1 và không quan tâm đến phương án 2, tôi sẽ không là người đứng ra chịu mở biểu quyết dành quyền lợi cho hai bai viết sao vàng đó nữa. Mặc dù, ngồi viết vài dòng tại đây, đến thời điểm hiện tại, và trong không gian này, khả năng cao tôi là người nóng lòng duy nhất cho hai bài viết này và đang rất quan ngại cho hai bài viết "sẽ đi về đâu". Nhưng tôi muốn xem "tối ưu" cộng động chân thành chúng ta định nghĩa sẽ phát huy như thế nào?.
Thứ tư, BQV, vì cốt lỗi của vấn đề ở đây là chủ để bài viết chọn lọc, nên tôi rất lo ngại vì mong muốn các bài viết được đặt về đúng vị trí của nó, bài viết được trình bày điểm sáng của mình, nhân tố con người là quan trọng (và ở đây là các tv wiki), công sức bỏ ra cần phải được khuyến khích, chứ không phải theo thiên kiến "bài viết của anh có kết quả, có thành tựu nhưng phải đợi đến khi các bạn bè của anh có thành tựu giống vậy, anh mới được bước lên bục trưng bày thành quả của mình". BQV có đồng ý hay không, cá nhân tôi, các bài viết sao vàng là của hiếm của Wikipedia nên tôi muốn nó có cơ hội thể hiện điểm sáng của mình bất cứ khi nào có cơ hội là như vậy. Tôi có nói rõ phần quan điểm này ở phía trên, ý kiến trước. Nên chỉ hy vọng rằng, bất cứ tv nào ủng hộ cho phương án 1 nên hiểu rõ có một phần vai trò mở biểu quyết sau đồng thuận này.
Tái bút: Chân thành ghi nhận và tiếp thu, các quy định của BQV Đế đã dẫn ra, và tỏ lòng ngạc nhiên khi các ý kiến của BQV nghiêng về phương án 1 nhưng lại đồng với câu "thấm nhuần nguyên lý hành vi là dựa trên đồng thuận của cộng đồng'" mà tôi đã dốc tâm viết trước đó trong phần ý kiến cho phương án thứ 3. Nếu BQV có thấy tôi vẫn nêu ra vài ý kiến "ít quy tắc này" nên suy ra tôi có thể chưa hiểu những gì bạn đã nói, thưa với câu chữ "chân thành ghi nhận" tôi khẳng định đã hiểu, nhưng phần lập luận này vỏn vẹn vài chữ sau đây "nới lỏng quy định". Kính chúc BQV Thiên Đế sẽ cảm thấy thoải mái trong các cuộc thảo luận đầy quan điểm cá nhân này. Hy vọng kết quả suy cho cùng wiki vẫn là thực hiện hóa giấc mơ "wikipedia phát triển". Phong Đăng (thảo luận) 17:40, ngày 21 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn câu trả lời chi tiết của bạn, cá nhân tôi, sau khi đọc thảo luận trên, có đôi điều muốn chia sẻ về một số ý tưởng cá nhân:
  • Thứ nhất, tầm quan trọng của tính hợp quy trong không gian đồng thuận là cực kỳ quan trọng. Rất rõ ràng, tuy mọi sự so sánh là khập khiễng, không thể mở giáng sao BVCL xuống BVT ở khu vực BVT cho một bài đang trong tình trạng Đã và đang là bài viết chọn lọc, tuy cùng một đích đến là đưa BVCL kia trở thành BVT, cũng như không thể mở biểu quyết bất tín nhiệm BQV (từng được chọn làm ĐPV) ở không gian bầu chọn ĐPV cho một BQV đương nhiệm, tuy cùng một mục đích là đề nghị gỡ công cụ BQV của thành viên này. Tóm lại, cùng mục đích nhưng sai phương cách là điều không thể thực hiện.
  • Thứ hai, các tác vụ trên Wikipedia mang tính tình nguyện, và xin khẳng định rằng tôi đã đặt câu hỏi bạn nêu tại đây nhiều lần. Câu hỏi đó là "rồi ai sẽ làm việc đó, những người biểu quyết trên phải có nghĩa vụ làm". Câu hỏi này đã được tôi đặt ra ít là từ năm 2015, "Rồi ai nâng cấp các BVCL tồi tệ này, hay chỉ đóng BQ rồi để đó như không?". Tất cả các lần tôi hỏi trên, đều có chung một mẫu trả lời đại loại như sau: Các thành viên Wikipedia không có quyền yêu cầu người khác xử lý và cũng không có nghĩa vụ phải xử lý những vấn đề xung quanh tạo ra bởi môi trường biểu quyết. Ví dụ: Khi biểu quyết thành lập một Hội đồng cơ chế và nhóm, các thành viên biểu quyết không có nghĩa vụ phải giúp hỗ trợ các vấn đề phát sinh từ việc thành lập nhóm đó. Trong bối cảnh tại đây, các thành viên chọn hồi lại bản 2013 vì đó là bản được đồng thuận, và đến như vậy là chấm hết nội dung biểu quyết. Các thành viên biểu quyết không có nghĩa vụ phải giúp cho phiên bản trên được cập nhật, vì đó chắc chắn là nội dung của một biểu quyết chủ điểm chọn lọc mới.
  • Thứ ba, về câu hỏi bạn hỏi cá nhân tôi, tôi sẽ trả lời như sau: Câu trả lời của tôi là tìm đồng thuận trước để tạo "một bệ đỡ" cho các tác vụ của tôi trước khi làm. Đó chính là lý do tôi mở rất nhiều các BQ vào giai đoạn 2019-2020 để đảm bảo cộng đồng hậu thuẫn các tác vụ tôi làm, kể cả thảo luận những vấn đề ít gây tranh cãi nhất. Do đó, tôi sẽ không dùng phương pháp "tiền trảm hậu tấu".
  • Thứ tư, tôi xin chia sẻ luôn với bạn về mong ước từ năm 2020-2021 của mình với đề xuất: "Các chủ điểm Chọn lọc/Tốt" sẽ không dùng quy chế bầu chọn nữa, mà là phương án tự động, tức là nhóm bài viết này sẽ tự động được công nhận Chủ điểm tốt/Chọn lọc khi tất cả các bài viên thành viên đạt sao BVCL/BVT. Vấn đề sự tụt hậu của các chủ đề/chủ điểm, tôi đã nhận thấy hạn chế rất lớn của nó từ lâu, tuy vậy, vấn đề này không quan trọng bằng các vấn đề nhức nhối nên đã chưa được đưa ra biểu quyết kể từ đó. Trường hợp thay đổi nội dung của chủ điểm, chỉ cần thông báo rộng rãi tại trang thảo luận và các tin nhắn tiêu đề (như các biểu quyết), nếu không có gì tranh cãi trong vòng 14 ngày thì thay đổi đương nhiên thành sự.
  • Thứ năm, về ý "trưng bày thành quả". Tuy không phải là không ưa thích mong ước trưng bày thành quả, tôi không nghĩ chỉ khi được xác nhận chủ điểm chọn lọc, thành quả mới được ghi nhận. Cá nhân tôi rất hiểu mong ước này, vì bản thân (thậm chí ngay rất gần đây) của tôi là mong ước đưa một danh sách ngắn làm DSCL để chủ điểm mà tôi hoàn thành từ rất lâu rồi trở thành CĐCL. Rất tiếc, chủ điểm chọn lọc tuy vô cùng hiếm, nhưng lại chưa có một chỗ xứng hợp trên trang chính. Bạn có thể nêu đề xuất này, nhưng rào cản về kỹ thuật luôn làm đau đầu những ước muốn cải tiến Wikipedia tiếng Việt. Hiện, ngay cả các BVT đã có chỗ trên trang chính, và đó là sự thay đổi nhận thức đáng mừng của cộng đồng. Việc các BVT/BVCL được đưa lên trang chính với mục đích chính là trình bày cho các độc giả rằng tại không gian dự án này, chúng ta có nhiều bài viết dịch thuật chất lượng cao, có rất nhiều bài có độ chi tiết và tổng hợp độc đáo và duy nhất trên mạng Internet, gián tiếp chứng minh rằng Wikipedia không chỉ cóp nhặt từ báo chí, nhưng là một bản tổng hợp chi tiết, có chọn lọc.
  • Tóm lại, phần thảo luận trên đây, nếu dùng một ít từ để nói về nội dung chính như bạn đã làm, đó là thay đổi luôn dựa trên quy tắc, tiền lệ hiện có. Quy tắc "Phá bỏ mọi quy tắc" không có nghĩa là làm mọi sự lộn xộn và trở nên bất quy tắc, có lợi trong trường hợp này, nhưng tổn hại rất lớn là "có thể có đồng thuận ngoài không gian cho một vấn đề". Giữa cái lợi cho một chủ điểm và cái bất lợi cho toàn dự án, tôi chọn bảo vệ cái lợi cho dự án Wikipedia tiếng Việt hơn là bảo vệ sự phát triển cho một chủ điểm.
  • Hy vọng rằng bạn hiểu tôi biết và hoàn toàn hiểu ý bạn về sự rườm rà và sự phức tạp, lãng phí thời gian và công sức vì phải mở lại biểu quyết cho một chủ điểm (tôi rất hy vọng ý tưởng công nhận chủ điểm được đưa ra thảo luận), tuy vậy, để giải quyết một vấn đề, đôi khi cần cân nhắc và đặt nó vào bối cảnh để chọn lựa, vì không phương án nào là hoàn hảo. ✠ Tân-Vương  21:05, ngày 21 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Nhờ giúp

nhờ các ad sửa giúp mình lỗi này: mình muốn thêm Danh sách giải thưởng và đề cử của Bae Suzy vào wikidata, nhưng khi thêm vào phần Wikipedia thì nó báo

Could not save due to an error.


– 113.160.113.128 (thảo luận) 05:26, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

☑YXong lần sau bạn vào Wikidata xoá như thông báo là được – CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗣️ 05:41, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

STT Conan tại VN

Lần thứ hai tôi mang vấn đề này lên không gian thảo luận chung để cộng đồng xem xét. Vì nhiều lý do khác nhau có đề cập trong đây tôi cho rằng không nên mang STT tại Việt Nam vào bài. Đại ý gồm: 1) STT Conan tại VN giữa bản chiếu trên HTV3 và POPS có sự khác biệt; 2) STT POPS giữa bản web/app và youtube có sự khác biệt ; 3) Thêm STT VN liệu có cần thiết vì VN cũng chỉ là mua bản quyền chiếu lại. Nhưng các thành viên đang biên tập không lắng nghe góp ý và phản hồi. 171.253.134.245 (thảo luận) 01:44, ngày 30 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@171.253.134.245: Việc thêm ngày chiếu tại khu vực là có tiền lệ và được sử dụng cả trong các bài DSCL bên en (Ví dụ) – I So bad 01:59, ngày 30 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thêm ngày công chiếu hải ngoại là bình thường mình không phàn nàn mình chỉ phàn nàn về số thứ tự tập phát hành hải ngoại (là Việt Nam) thôi.171.253.134.245 (thảo luận) 02:03, ngày 30 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@171.253.134.245: Đã nhắc nhở các tv. Nếu bạn phát hiện thông tin sai lệch trong bài viết, bạn có thể đưa ra nguồn chính xác và báo cáo cho các BQV – I So bad 02:04, ngày 30 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 44-2023

MediaWiki message delivery 23:20, ngày 30 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tính năng mới của trình Sửa đổi Trực quan

Screenshot showing the reference Edit Check being activated at ar.wiki
Kiểm tra Sửa đổi Tham khảo tại Wikipedia tiếng Ả Rập.

Editing Team đang xây dựng một tính năng mới cho trình sửa đổi trực quan. Nó được gọi là Kiểm tra Sửa đổi.

Kiểm tra Sửa đổi được thiết kế nhằm khuyến khích thành viên mới thêm chú thích tại dòng. Dự án này cũng được thiết kế để làm lợi cho bản thân các dự án bằng cách làm tăng khả năng người mới đến thêm chú thích trước khi xuất bản bất cứ thông tin mới nào vào bài viết.

Các bạn có thể thử phiên bản ban đầu của tính năng và chia sẻ suy nghĩ của mình được không?? Hướng dẫn thử nghiệm được nêu bên dưới.

Tại sao chúng tôi lại xây dựng tính năng này?

Vào thời điểm hiện tại, bất cứa ai không biết chính sách "làm ơn hãy trích dẫn chú thích cho thông tin của bạn" đều có thể sửa đổi một bài viết và thêm nội dung không nguồn. Khi điều này xảy ra, những người thực hiện các sửa đổi này thường trở nên thất vọng khi họ phát hiện ra rằng những sửa đổi của mình đã bị lùi lại. Mặt khác, những thành viên có kinh nghiệm thì thấy tức giận khi phải lùi sửa những sửa đổi kém chất lượng liên tục cũng như đăng những thông báo thường bị phớt lờ trên trang thảo luận của những thành viên chưa có kinh nghiệm đó.

Hiện giờ thì chúng tôi đang tập trung vào việc thêm nguồn chú thích, nhưng chúng tôi có thể tưởng tượng ra nhiều loại gợi ý khác trong tương lai!

Hướng dẫn thử nghiệm

Chúng tôi mong muốn cộng đồng của bạn sẽ là những người thử nghiệm tính năng này và cung cấp những phản hồi ban đầu cho chúng tôi.

Kiểm tra sửa đổi chỉ được kích hoạt nếu như bạn làm theo những hướng dẫn bên dưới; tính năng này không hiển thị đối với người mới.

Để thử tính năng Kiểm tra Sửa đổi tại Wikipedia tiếng Việt:

  1. Chọn sửa đổi bất kỳ bài viết nào ở không gian tên chính, sử dụng trình Sửa đổi Trực quan.
    • Tính năng này chỉ sử dụng được với các bài viết.
  2. Thêm &ecenable=1 vào URL trong trình duyệt của bạn.
    • Ví dụ: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a_h%C3%A8&action=edit&section=1&ecenable=1
  3. Tải lại trang bằng URL mới.
  4. Tạo một đoạn văn mới dài ít nhất 50 kí tự mà không thêm chú thích
  5. Ấn chọn Xuất bản
  6. Để ý thấy thông điệp "Thêm một trích dẫn" xuất hiện
  7. ✅ Thử nghiệm xong.
    • Đừng lưu sửa đổi của bạn trừ khi bạn biết mình đang làm gì!

Câu hỏi của chúng tôi dành cho bạn:

Phản hồi của bạn là rất quant rọng, vì nó sẽ định hình các bước tiếp theo của dự án này đối với mọi Wikipedia.

Chúng tôi tò mò muốn biết:

  1. Ý kiến của bạn ra sao về việc cung cấp tính năng này cho người mới đến tại Wikipedia tiếng Việt?
  2. Bạn nghĩ nhóm cần phải thực hiện những thay đổi gì để cải thiện tính năng này?
    • Hãy lưu ý: Chúng tôi sẽ không thể thực hiện những thay đổi mà bạn gợi ý ngay lập tức. Chúng tôi hỏi cộng đồng của bạn và cả những cộng đồng khác nữa để có thể định hình các bước phát triển tiếp theo mà phù hợp với nhu cầu của toàn cầu.
  3. Sau khi thử tính năng này, bạn có câu hỏi gì không?

Hãy đừng chỉ giới hạn ở những câu hỏi bên trên, nhóm quan tâm đến bất kỳ và mọi phản hồi.

Trizek (WMF) (thảo luận) 16:35, ngày 31 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]

A quick reminder (in English, sorry) that you can still test this feature. The feedback would be very valuable for us, and, if you want, we could continue working together on it. :) – Trizek (WMF) (thảo luận) 15:52, ngày 16 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Hello
We plan to deploy it on December 6. Users with less than 100 edits will see the messages asking them to add a source.
Let me know if you have any question. – Trizek (WMF) (thảo luận) 18:44, ngày 27 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Hello
We won't deploy it today, as we would like to run it as an A/B test. One group of new users would receive this feature, and one group would not. This way, we can compare whether the feature works as expected.
I'll let you know the date of this test soon. We'll proceed with deployment, unless you have any reservations that we can't address. Please let me know, and I'll be happy to answer any questions you may have.
Trizek (WMF) (thảo luận) 18:26, ngày 6 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]