Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Huy Đường”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
F~viwiki (thảo luận | đóng góp)
Dòng 33: Dòng 33:
| last = Bui
| last = Bui
| first = Huy Duong
| first = Huy Duong
| title = Imaging the Cheops Pyramid
| title = Fracture Mechanics, Inverse Problems and Solutions
| edition =
| edition =
| publisher = [[Springer]]
| publisher = [[Springer]]
| year = 2006
| isbn = 978-1-4020-4837-1
| url= http://www.springer.com/materials/mechanics/book/978-1-4020-4836-4
}}
*{{cite book
| last = Bui
| first = Huy Duong
| title = Imaging the Cheops Pyramid
| edition =
| publisher = Springer
| year = 2012
| year = 2012
| isbn = 978-94-007-2657-4
| isbn = 978-94-007-2657-4

Phiên bản lúc 11:11, ngày 20 tháng 3 năm 2013

Bùi Huy ĐườngGiáo sư - Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, ông là một trong những giáo sư hàng đầu thế giới về cơ học chất rắn. Ông nguyên là cố vấn cao cấp chiến lược cho Tập đoàn Điện lực của Pháp (EDF), đặc biệt trong lĩnh vực điện hạt nhân[1]. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất từ năm 1995 cho đến nay được bầu làm làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp[2][3][4].

Sự nghiệp

Bùi Huy Đường sinh năm 1937Hà Nội[3]

Năm 1955, lúc Bùi Huy Đường được 18 tuổi, ông sang Pháp và theo học tại Trường Bách khoa Paris[2] sau đó là Trường Mỏ [3].

Năm 1969, Bùi Huy Đường bảo vệ thành công tấm bằng Tiến sĩ Khoa học[2].

Thành tích

Bùi Huy Đường có nhiều cống hiến quan trọng trong lĩnh vực cơ học chất rắn của Pháp và thế giới[3].

Năm 1995, Bùi Huy Đường được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp[5][3]

Năm 2008, Giáo sư Bùi Huy Đường được nhà nước Pháp trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh[2].

Cộng tác tại Việt Nam

Trong nhiều năm, ông đã âm thầm đóng góp cho quê hương thông qua nỗ lực đón tiếp và tận tình hướng dẫn các sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam sang Pháp học tập. Ông cũng đã sẵn sàng trao tặng bản quyền một số quyển sách chuyên ngành mà ông viết cho các trường Đại học của Việt Nam dịch sang tiếng Việt làm phương tiện giảng dạy và nghiên cứu cho sinh viên[6].

Thời gian gần đây, Giáo sư Bùi Huy Đường thường về Việt Nam và tham gia giúp đỡ phát triển trong các lĩnh vực cơ học và nguyên tử hạt nhân. Ông đã tham gia thảo luận Tại hội nghị quốc tế “Những thành tựu tiên tiến trong cơ học tính toán (Acome 2012)” do Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức[7].

Giáo sư Bùi Huy Đường rất tâm huyết với việc hỗ trợ Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng trong tương lai tại quê nhà. Trước mắt, ông đang tập hợp nhiều tài liệu cần thiết trong lĩnh vực này để hỗ trợ Việt Nam khi cần [6].

Câu nói

"Các nhà khoa học tùy theo phương tiện của mình, có thể giúp quê hương một cách trực tiếp và có hiệu quả. Không nhất thiết phải bảo người ta về nước rồi cho nhà, tiền lương cao, điều kiện tốt..."[2].
"Tôi nghĩ rằng Việt Nam phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân tương lai bằng cách phát triển cả về lượng và chất lực lượng khoa học nói chung và công nghệ về điện hạt nhân nói riêng. Lúc đầu như chúng tôi đã làm ở Pháp, thì Việt Nam phải dựa vào lực lượng khoa học và công nghệ của tất cả các trường đại học trong nước, hoặc ngay cả ở ngoài nước. Dĩ nhiên việc lựa chọn công nghệ xây dựng thuộc phạm vi của nhà nước Việt Nam quyết định, sau khi biết rõ được những tổ chức và cách làm việc để về sau có thể tự sửa chữa."[8]
"Khoa học và công nghệ điện hạt nhân hiện nay ở Việt Nam chưa phát triển. Trong tương lai gần, Việt Nam cần phải đào tạo rất nhiều kỹ sư, tiến sĩ khoa học về ngành này, hoặc dựa vào hợp tác với nước ngoài. Tôi nhận thấy rằng sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam rất giỏi trong một số lĩnh vực quan trọng trong phát triển ngành điện hạt nhân như cơ học chất rắn, xây dựng, toán ứng dụng, mô hình hóa... và họ cần được quan tâm đầu tư, đào tạo có chiến lược để có thể đóng góp hiệu quả cho chiến lược phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam "[6].

Sách

  • Bui, Huy Duong (2006). Fracture Mechanics, Inverse Problems and Solutions. Springer. ISBN 978-1-4020-4837-1.
  • Bui, Huy Duong (2012). Imaging the Cheops Pyramid. Springer. ISBN 978-94-007-2657-4.
  • Ehrlacher, Alain; và đồng nghiệp (2012). Duality, symmetry and symmetry lost in Solid mechanics. Selected works of H.D.Bui. Presses des Ponts. ISBN 978-2-85978-458-4. Đã bỏ qua tham số không rõ |links= (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ PGS.TS. Nguyễn Nhị Điền, Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Viện NLNTVN (26 tháng 8 năm 2012). “Gặp gỡ và trao đổi với GS.VS. Bùi Huy Đường”. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c d e “Người Việt Nam duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp”. Báo điện tử VTC News. 16 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ a b c d e Hoàng Vân, Theo Đất Việt (16 tháng 12 năm 2011). “Người Việt duy nhất ở Viện hàn lâm Pháp”. Hội Cơ học Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ [hpttp://english.vov.vn/Overseas-Vietnamese/The-only-Vietnamese-in-French-Academy-of-Sciences/242864.vov The only Vietnamese in French Academy of Sciences]
  5. ^ Giáo sư Đường chia sẻ, "tôi vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp từ năm 1995. Hồi đó, mình không tự đứng ra xin vào mà người ta bầu mình. Năm 1995, có 3 người được đề nghị, trong đó có tôi và 2 người nữa chuyên về ngành toán ứng dụng và cơ học và tôi được vào năm đó. Rất khó để vào Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Tổng số thành viên hiện nay khoảng 350 người, trong đó chỉ có tôi là người Việt duy nhất".
  6. ^ a b c Như Quỳnh, Báo Đại Đoàn Kết (16 tháng 12 năm 2011). “Giáo sư - Viện sĩ Bùi Huy Đường”. Trang thông tin giải trí văn hóa Việt. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  7. ^ Phải đầu tư cả người và máy móc thiết bị, Báo Lao Động. Số 189 - Thứ tư 15/08/2012 09:29
  8. ^ Báo Đại Đoàn Kết

Liên kết ngoài