Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chi Gai dầu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45: Dòng 45:
===Ảnh hưởng đến cảm nhận===
===Ảnh hưởng đến cảm nhận===
Do cảm giác hung phấn, cannabis cũng gây ra những thay đổi về cảm nhận. Màu sắc sẽ thấy tươi sáng hơn, nhạc nghe du dương hơn, cảm súc sâu sắc và nhiều ý nghĩa hơn. Cảm nhận về không gian bị bóp méo và cảm nhận về thời gian bị sai đi, làm cho có cảm tưởng là thời gian cảm nhận qua nhanh hơn giờ đồng hồ. Ngoài ra việc dùng cannabis với lượng cao có thể gây ra ảo giác <ref name=bjp1/>.
Do cảm giác hung phấn, cannabis cũng gây ra những thay đổi về cảm nhận. Màu sắc sẽ thấy tươi sáng hơn, nhạc nghe du dương hơn, cảm súc sâu sắc và nhiều ý nghĩa hơn. Cảm nhận về không gian bị bóp méo và cảm nhận về thời gian bị sai đi, làm cho có cảm tưởng là thời gian cảm nhận qua nhanh hơn giờ đồng hồ. Ngoài ra việc dùng cannabis với lượng cao có thể gây ra ảo giác <ref name=bjp1/>.

===Loạn tâm thần===
Mặc dù riêng cần sa không phải nguyên nhân, nhưng nó có thể là một yếu tố góp phần gây ra [[rối loạn tâm thần]], đặc biệt là khi kết hợp với một người dùng mẫn cảm. Hút cần sa ở mức cao hơn và tăng tần số sử dụng, và tiếp xúc từ rất sớm mang lại nguy cơ cao làm phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các chứng rối loạn tâm thần. Có khả năng là hai hoạt chất chính của cần sa, delta-9-tetrahydrocannabinol (THC) và cannabidiol (CBD) đã gây tác dụng đối với khu vực trung tâm của não để đối phó với những tác động tâm lý bất lợi của THC<ref name="Parakh2013">{{cite journal |last=Parakh |first=P |last2=Basu |first2=D |title=Cannabis and psychosis: have we found the missing links? |journal=Asian Journal of Psychiatry |volume=6 |issue=4 |pages=281–7 |date=August 2013 |pmid=23810133 |doi=10.1016/j.ajp.2013.03.012|type=Review}}</ref><ref name="Niesink2013">{{cite journal |last=Niesink |first=RJ |last2=van Laar |first2=MW |title=Does Cannabidiol Protect Against Adverse Psychological Effects of THC? |journal=Frontiers in Psychiatry |volume=4 |pages=130 |year=2013 |pmid=24137134 |pmc=3797438 |doi=10.3389/fpsyt.2013.00130|type=Review}}</ref>.


===Khả năng lái xe===
===Khả năng lái xe===

Phiên bản lúc 10:35, ngày 19 tháng 9 năm 2015

Cannabis
gai dầu thông thường
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Cannabaceae
Chi (genus)Cannabis
L.
Các loài

Cần sa hay tài mà, gai dầu, gai mèo, lanh mèo, lanh mán, đại ma, hỏa ma, bồ đà, (danh pháp khoa học: Cannabis) là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài: Cannabis sativa L., Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Trung Á và các khu vực xung quanh. Cần sa đã được sử dụng từ lâu để lấy sợi (Cannabis sativa), hay dùng như chất ma túy hay trị bệnh (Cannabis indica) (xem cần sa (chất)).

Miêu tả

Cần sa thuộc nhóm thảo mộc, mọc hàng năm cao từ 2- 3 mét, thân vuông, có rãnh dọc, mọc thẳng đứng. Lá xẻ ra từ 5- 7 thùy hình chân vịt, mép khía răng cưa. Phía dưới lá mọc đối, cuống dài, phía trên lá mọc so le, cuống ngắn, có lá kèm. Hoa cần sa là loại hoa đơn tính, mọc riêng gốc, màu xanh nhạt, hoa đực mọc rủ xuống, hoa cái mọc thành bông. Hạt hình cầu, dập nát ngửi có mùi thơm, trong đó có nhân dẹt, nôi nhũ.[1] Cây đực và cây cái đều nở hoa, chỉ có cây cái sinh ra hạt.

Ứng dụng y học

Trong cần sa có những chất có thể được dùng để chữa bệnh được gọi chung là cannabinoid. Chủ yếu được nghiên cứu và được dùng để trị bênh là 2 chất Δ9-Tetrahydrocannabinol (THC) và Cannabidiol (CBD).

  • Cần sa có thể điều trị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài 3-4 giờ. Tác dụng phụ khá nhiều: làm mắt khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng, ung thư. Hiện nay các nhà bào chế thuốc đang nghiên cứu loại thuốc nhỏ mắt từ cây có họ với cần sa để giảm tác dụng phụ.[2],[3]
  • Theo các nghiên cứu tại Đại học Complutense ở Madrid và Viện nghiên cứu Cajal (Tây Ban Nha), các hoạt chất trong cần sa (gọi chung là cannabinoid) có thể làm giảm triệu chứng viêm sưng trong bệnh lẫn Alzheimer và từ đó làm chậm sự suy thoái của hệ thần kinh [4]
  • Các bác sĩ chỉ định cần sa y tế vì nó có thể giúp giảm đau, buồn nôn do hóa trị ở những người bị ung thư và sụt cân ở bệnh nhân HIV/AIDS [5]
  • Các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Harvard (Mỹ) cũng đã nghiên cứu và phát hiện chất THC không chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của khối u mà còn ngăn chặn di căn. Qua thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi tiêm một liều chuẩn THC vào chuột được cấy tế bào ung thư phổi, sau 3 tuần điều trị, khối u đã giảm đi một nửa so với nhóm đối chứng.[5]
  • Ngoài công dụng trên, một số nghiên cứu cũng cho thấy cần sa có thể làm giảm cơn động kinh ở những người bị bệnh động kinh; giảm bớt nhiều triệu chứng xơ cứng như tê cứng cơ, co thắt, đau đớn và đi tiểu thường xuyên.[5]

Tuy nhiên, do lạm dụng cần sa có thể gây tác hại cho sức khỏe nên việc sử dụng cần sa trong y học thường không dùng nguyên cây mà dùng chiết xuất để loại bỏ các chất độc, đồng thời cần phải được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa với liều lượng được quy định chặt chẽ.

Chất kích thích

Những sản phẩm của cây cái cần sa được dùng làm chất kích thích. Marihuana lấy từ bông phơi khô, ép lại và Hashish từ các phần khác của cây. Việc dùng cannabis làm chất kích thích vẫn bị cấm hầu như ở khắp các nước. Ở Đức cũng như ở nhiều nước khác, cannabis là chất kích thích bất hợp pháp được dùng nhiều nhất.[6] Không phải loại cannabis nào cũng được dùng, thường dùng là loại Cannabis indica, trong khi Cannabis sativa được dùng để lấy sợi làm vải. Trong các chất Cannabinoide có trong cây cannabis, chủ yếu Tetrahydrocannabinol (THC) là chất có ảnh hưởng đến tâm thần. THC có ảnh hưởng đến Hệ thần kinh trung ương của con người. Nó có tác dụng làm cho thanh thản, trầm tĩnh, chống nôn mửa. Hashish có tác dụng mạnh hơn là Marihuana. Mạnh nữa là dầu hashish, là một loại dầu đặc lấy từ nhựa hashish và cũng được dùng để hút..[6]

Hậu quả về sức khỏe

Cần sa là một trong những chất kích thích bị cấm mà được dùng nhiều nhất, 49% người Mỹ đã thử qua một lần[7], nó lại được dùng để chữa bệnh. Chính vì vậy cho nên phải cần biết về những hậu quả cúa nó.

Ảnh hưởng đến tinh thần

Sử dụng cần sa tạo cho người dùng cảm giác hưng phấn và thư giãn, đa số cảm thấy tinh thần lên cao [8]. Nó cũng làm giảm sự tập trung và gây ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ, đồng thời có thể làm người dùng cảm thấy mất phương hướng.[9] Người mới dùng lần đầu hoặc dùng quá nhiều có thể có những cảm giác lo sợ, bồn chồn hoặc ý nghĩ hoang tưởng. Đôi khi có người như bị man dại, loạn trí, trầm buồn nhất là những người có rắc rối về tâm lý.[8],[10]

Ảnh hưởng đến cảm nhận

Do cảm giác hung phấn, cannabis cũng gây ra những thay đổi về cảm nhận. Màu sắc sẽ thấy tươi sáng hơn, nhạc nghe du dương hơn, cảm súc sâu sắc và nhiều ý nghĩa hơn. Cảm nhận về không gian bị bóp méo và cảm nhận về thời gian bị sai đi, làm cho có cảm tưởng là thời gian cảm nhận qua nhanh hơn giờ đồng hồ. Ngoài ra việc dùng cannabis với lượng cao có thể gây ra ảo giác [8].

Loạn tâm thần

Mặc dù riêng cần sa không phải nguyên nhân, nhưng nó có thể là một yếu tố góp phần gây ra rối loạn tâm thần, đặc biệt là khi kết hợp với một người dùng mẫn cảm. Hút cần sa ở mức cao hơn và tăng tần số sử dụng, và tiếp xúc từ rất sớm mang lại nguy cơ cao làm phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các chứng rối loạn tâm thần. Có khả năng là hai hoạt chất chính của cần sa, delta-9-tetrahydrocannabinol (THC) và cannabidiol (CBD) đã gây tác dụng đối với khu vực trung tâm của não để đối phó với những tác động tâm lý bất lợi của THC[11][12].

Khả năng lái xe

Cần sa làm rối loạn sự nhận thức và kéo dài thời gian phản ứng, dễ đưa tới tai nạn xe cộ, vì vậy cần sa bị cấm sử dụng khi lái xe và lái máy bay, mà còn phức tạp hơn.[8],[10]

Gây nghiện

Cần sa có tính gây nghiện thấp hơn các chất kích thích khác như thuốc lá, rượu chè,Heroin, Cocaine, ma túy đá...[13] Những phản ứng khi ngừng sử dụng thuốc cũng được đánh giá là khá yếu (không gây vật vã đau đớn)[14] Do bản thân cần sa không chứa chất gây nghiện như nicotine hoặc opiate nên cần sa được coi là không gây nghiện về mặt thể xác, nhưng có thể gây nghiện về mặt tâm lý[15] Các nghiên cứu cho rằng khoảng 10-20% của những người đã từng sử dụng cần sa, và khoảng 33-50% những người sử dụng cần sa hàng ngày có các triệu chứng mắc nghiện cần sa[14]

Ngày càng có nhiều nghiên cứu thấy rằng cần sa có tính gây nghiện. Người sử dụng cần sa thường sau một thời gian sẽ gặp tình trạng lệ thuộc cần sa. Khi thí nghiệm, cả động vật và con người đều có triệu chứng về thể chất và tâm lý do mắc nghiện cần sa, bao gồm kích thích, bồn chồn, bớt hứng thú ăn, mất ngủ, buồn nôn và khao khát mãnh liệt. Các nghiên cứu với người dùng Việc tăng liều dùng cần sa (nhờn kích thích) cũng diễn ra nhanh chóng. Người hút cần sa thường xuyên cần liều cao hơn 8 lần để có được hiệu ứng giống như người dùng không thường xuyên[16]. Các nghiên cứu với người dùng cần sa cho thấy, điểm cao của cơn ghiền là 2, 3 ngày đầu và ngoại trừ mất ngủ từ ngày thứ 6 họ cảm thấy dễ chịu trở lại.[17]

Trang mạng sở y tế UBND Thừa Thiên Huế cho là, bản thân cần sa ngây nghiện từ từ, nhưng nó lại là một loại chất dẫn trung gian tới các chất gây nghiện tức thì. Theo trang này lấy từ một thống kê ở Mỹ, 80% những người dùng ma túy đá, heroin đều từng dùng qua qua cần sa trước khi tìm đến những loại ma túy có tác dụng mạnh hơn.[18] Nhưng Viện Quốc gia về lạm dụng chất kích thích của Hoa Kỳ thì cho là đa số những người dùng cần sa không dùng những chất kích thích mạnh hơn và cả thuốc lá và rượu chè cũng được dùng đầu tiên trước khi những chất độc hại hơn được dùng.[19]

Ảnh hưởng nội tạng

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Hiệp hội phổi Hoa Kỳ khuyến cáo không nên hút cần sa do khói cần sa có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi như là hút thuốc lá (không có Nicotine). Chưa có nghiên cứu chỉ rõ tác hại khi hút cần sa có hơn khi hút các chất khác không. Tuy vậy, ảnh hưởng của khói cần sa lên phổi là không thể phủ nhận. Trong cần sa cũng có những hóa chất có thể gây ung thư phổi như trong thuốc lá.[10],[20] Vì vậy bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng cần sa bằng thiết bị vaporizer hoặc qua đường tiêu hóa.[21] Giống như khi hút bất cứ loại khói nào, ngoài gây viêm phế quản mãn tính, làm hẹp đường thở, cần sa còn làm cho máu người hút chứa hàm lượng rất cao khí độc carbon monoxide (CO). Ngoài ra khi sử dụng cần sa không có đầu lọc, kèm theo việc người hút thường hít mạnh hơn, giữ khói lâu hơn trong phổi, sẽ gây những ảnh hưởng xấu[22]. Dùng 1 điếu cần sa, hàm lượng khí CO (một loại khí độc) có trong máu người hút cao bằng hoặc hơn so với hút 5 điếu thuốc lá[23]

Ảnh hưởng đến sinh dục

Một số người tin rằng cần sa kích thích tình dục, nhưng nó thực sự có thể làm giảm khả năng tình dục và testosterone.[24] Theo một nghiên cứu mới công bố năm 2012 trên tạp chí Ung thư của Mỹ, có mối liên hệ giữa việc sử dụng cần sa và nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Nghiên cứu cho biết khi được hỏi về việc đã từng sử dụng cần sa hay chưa, số người bị ung thư tinh hoàn trả lời là "có" gấp đôi những người không bị[25] Hiện nay, gần như người ta biết rõ trong cần sa chứa những chất gì. Có một số chất chính gọi là cannabinoid đã được tìm thấy, như tetrahydrocannabinol (THC) và cannabinol.

Ảnh hưởng đến sinh sản

Trong một nghiên cứu vào năm 2003, những người hút cần sa thường xuyên có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản. Nhiều thử nghiệm cho thấy nam giới hút cần sa lâu ngày sẽ bị giảm lượng testosterone (nội tiết tố sinh dục nam) trong máu; khối lượng tinh hoàn, sự sinh tinh trùng và khả năng sinh dục cũng giảm.

Khi thử nghiệm trên súc vật cái như chuột, thỏ, khỉ, THC ức chế sự phóng noãn (rụng trứng). Đối với phụ nữ hút cần sa thường xuyên, họ sẽ có một lượng nhỏ chất lỏng THC ở các cơ quan sinh sản, bao gồm âm đạo gây khó khăn cho việc tinh trùng được thụ tinh thành công. Theo các chuyên gia, tinh trùng thâm nhập vào ống âm đạo khi bị kích thích bởi các hợp chất trong cần xa có tên tetrahydrocannabinol (THC) sẽ di chuyển chậm lại, khó tiếp cận với trứng và xâm nhập vào trong trứng để thụ tinh.

Ngoài vấn đề về khả năng sinh sản, cần sa được cho là có liên quan đến cân nặng thấp của trẻ sơ sinh, các vấn đề về hành vi, phát triển kém, bất thường về thể chất, chỉ số IQ thấp hơn, ngôn ngữ và trí nhớ kém. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota xuất bản tháng 5 năm 1989 trong tạp chí Ung thư, cho thấy rằng thai nhi có mẹ hút cần sa bị tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.[24] Đàn bà có thai mà hút nhiều cần sa thì sanh non, con nhẹ ký, thân ngắn, đầu nhỏ, lớn lên kém tập trung. Mẹ hút, cho con bú thì chất THC từ sữa truyền sang làm ảnh hưởng không tốt tới các cử động bắp thịt của con.[10]

Ảnh hưởng đến bệnh ung thư

Cần sa có thể kích hoạt một số tế bào miễn dịch được cho là có nguy cơ gây ra ung thư. Tuy vậy cũng có những nghiên cứu cho thấy cần sa có tác dụng tốt với việc chữa bênh ung thư. Do đó có thể coi cần sa như một con dao hai lưỡi cần được sử dụng cẩn thận [26][27]

Ảnh hưởng đến Hệ miễn dịch

Cần sa làm phá hủy và ức chế sự sản sinh tế bào T, tế bào chính để chống nhiễm trùng, đưa đến suy yếu sự miễn dịch của cơ thể[28].

Ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn

Ảnh hưởng của cần sa vào người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh mạch máu não rất đáng quan tâm. Cần sa làm tăng nhịp tim đập, tăng máu rời khỏi tim, thay đổi huyết áp, giảm dưỡng khí cho mạch máu tim, tất cả đều đưa tới hậu quả không tốt. Tháng 2 năm 2000, American Heart Association đã đưa ra một kết luận là hút cần sa có thể gây ra cơn kích tim (heart attack) ở người có trái tim không được mạnh: nửa giờ sau khi hút, cơn kích tim xẩy ra bốn lần nhiều hơn là không hút.[8],[10] [29].

Những nhận định gây tranh cãi

  • Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, cần sa có những tác động gây ảo giác khác nhau với mỗi người. Chứng hoang tưởng thường gặp ở giới nghiện cần sa là họ cho rằng có một hoặc nhiều người đang theo dõi, tìm cách làm hại mình, những người xung quanh đang giễu cợt, coi thường hoặc dò xét mình với ý đồ xấu.[30]
  • Bác sĩ trị bệnh cho Lý Tiểu Long ở Hong Kong, Donald Langford, cho là ông đã chết chủ yếu vì đã nhai chất cần sa.[31] Nhân việc này, bác sĩ Peter Wu, bác sĩ chuyên về thần kinh, mà đã chữa cho Lý khi anh ta bị động kinh lần đầu vào tháng 5 1973, cho biết, ở Nepal có nhiều vấn để liên quan đến hệ thần kinh khi họ dùng cần sa, đặc biệt làm cho não sưng lên (cerebral edema)." [31] Một thí nghiệm với chuột tại Universitat Pompeu Fabra ở Barcelona đưa đến kết luận là dùng cần sa lâu dài có thể bị viêm não mà dẫn tới những vấn đề trong việc hoạt động cơ thể và việc học hành.[32]

Luật pháp

Những nơi sử dụng cần sa là hợp pháp được tô màu xanh

Hoa Kỳ

Tại 4 tiểu bang Colorado, Washington, Alaska, and Oregon, mua bán marijuana thì hợp pháp cả về dùng trị bệnh lẫn để tiêu khiển; Washington DC không còn coi việc dùng Marijuana là bất hợp pháp nhưng vẫn cấm bán.[33] 23 bang và vùng Columbia đã thông qua luật được dùng marijuana để chữa bệnh,[34] và 14 tiểu bang khác đã có những luật lệ để giảm vấn đề trừng phạt liên hệ tới Marijuana.[35][36], chỉ phạt những người sử dụng bằng cách tịch thu hay phạt[37]. Mục đích là để những người vị phạm như chỉ có sở hữu một số lượng nhỏ không phải vô tù.

Âu châu

Tranh cãi

  • Thẩm phán thiếu niên Andreas Müller tiên đoán trong vòng 4 năm nữa, việc tiêu thụ cannabis ở Đức sẽ không còn là bất hợp pháp, và phê bình, 40 năm nay nửa triệu người đã bị bỏ tù chỉ vì Cannabis, thường là giới trẻ, và như vậy nhiều cuộc sống và gia đình bị phá hủy hoàn toàn một cách không cần thiết, con người bị bêu xấu và đưa vào con đường hư hỏng, đó là hậu quả của luật lệ ở Đức hiện thời.[38]

Xem thêm

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Một số điều cần biết về cây cần sa, travinh,
  2. ^ Các liệu pháp điều trị tăng nhãn áp - BS Nguyễn Cường Nam, Sức Khỏe & Đời Sống
  3. ^ Is Marijuana an Effective Treatment for Glaucoma?, medicalmarijuana.procon.org, 4/8/2014
  4. ^ Cần sa ngừa bệnh Alzheimer - vnexpress.net
  5. ^ a b c “Công dụng của cần sa trong y tế”.
  6. ^ a b Webpräsenz der Gesundheitsberichterstattung des Bundes
  7. ^ http://www.pewresearch.org/fact-tank/2015/04/14/6-facts-about-marijuana/
  8. ^ a b c d e Pharmacology and effects of cannabis The British Journal of Psychiatry tháng 2 2001
  9. ^ “Cannabis (marijuana)”.
  10. ^ a b c d e VÀI HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ CẦN SA, BS. Nguyễn Ý-ĐỨC
  11. ^ Parakh, P; Basu, D (tháng 8 năm 2013). “Cannabis and psychosis: have we found the missing links?”. Asian Journal of Psychiatry (Review). 6 (4): 281–7. doi:10.1016/j.ajp.2013.03.012. PMID 23810133.
  12. ^ Niesink, RJ; van Laar, MW (2013). “Does Cannabidiol Protect Against Adverse Psychological Effects of THC?”. Frontiers in Psychiatry (Review). 4: 130. doi:10.3389/fpsyt.2013.00130. PMC 3797438. PMID 24137134.
  13. ^ “Dependence Liability: Dependency Compared to Other Drugs”.
  14. ^ a b “Marijuana Dependence Liability: Dependency Compared to Other Drugs”.
  15. ^ “Marijuana | CESAR”.
  16. ^ http://www.brown.edu/Student_Services/Health_Services/Health_Education/alcohol,_tobacco,_&_other_drugs/marijuana.php
  17. ^ Dependence on Marijuana, Đại học Washington,
  18. ^ Hãy tránh xa 10 loại ma túy đang được lạm dụng nhiều nhất thế giới, syt.thuathienhue, 28/07/2015
  19. ^ marijuana a gateway drug?, drugabuse, tháng 6 2015
  20. ^ “Marijuana and Lung Health - American Lung Association”.
  21. ^ “Ways to consume medical marijuana”.
  22. ^ “Marijuana and Lung Health”.
  23. ^ http://nld.com.vn/suc-khoe/sa-vao-bo-da-la-chet--2014022020431205.htm
  24. ^ a b “Before Baby, Get High or Lay Low?”.
  25. ^ “Study Links Marijuana Use to Testicular Cancer”.
  26. ^ “How cannabis suppresses immune functions: Cannabis compounds found to trigger unique immune cells which promote cancer growth”.
  27. ^ “Chính phủ Mỹ thừa nhận cần sa có thể chữa trị ung thư”.
  28. ^ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1850002
  29. ^ “Evidence linking marijuana and risk of stroke grows”.
  30. ^ http://laodongthudo.vn/ma-duoc-giet-nguoi-mang-ten-co-my-hoi-sinh-nhung-bo-nao-hong-13927.html
  31. ^ a b SHIH, LEE HAN. “The Life of the Dragon” (*Special to asia!). Lee Han Shih is the founder, publisher and editor of asia! Magazine. asia! Magazine. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009.
  32. ^ “Chronic Cannabis Use May Cause Brain Inflammation”. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  33. ^ Ferner, Matt (ngày 26 tháng 1 năm 2015). “Legal Marijuana Is The Fastest-Growing Industry In The U.S.: Report”. Huffington post. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2015.
  34. ^ http://medicalmarijuana.procon.org/view.resource.php?resourceID=000881
  35. ^ 3 States with Pending Legislation to Legalize Medical Marijuana, ngày 10 tháng 12 năm 2012, truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013
  36. ^ http://www.cga.ct.gov/2010/rpt/2010-R-0204.htm
  37. ^ http://norml.org/component/zoo/category/rethinking-the-consequences-of-decriminalizing-marijuana
  38. ^ "Cannabis wird Deutschland friedlicher machen", zeit, 11.9.2015

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Cannabaceae tại Wikimedia Commons