Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phá rừng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Dòng 24: Dòng 24:


== Tác động tới môi trường ==
== Tác động tới môi trường ==

===Không khí===
Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi [[khí hậu]] và [[địa lý]].<ref>{{cite web|url=http://www.nasa.gov/centers/goddard/news/topstory/2004/0603amazondry.html|title=NASA – Top Story – NASA DATA SHOWS DEFORESTATION AFFECTS CLIMATE}}</ref><ref name="newsfromafrica.org">{{cite web|url=http://www.newsfromafrica.org/newsfromafrica/articles/art_9607.html|title=Massive deforestation threatens food security}}</ref><ref>[http://www.sciencedaily.com/articles/d/deforestation.htm Deforestation], ScienceDaily</ref><ref>[http://www.sciencedaily.com/releases/2007/05/070511100918.htm Confirmed: Deforestation Plays Critical Climate Change Role], ScienceDaily, May 11, 2007</ref>

Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất,<ref>[http://www.fao.org/newsroom/en/news/2006/1000385/index.html Deforestation causes global warming], [[FAO]]</ref><ref name="Fearnidel">Philip M. Fearnside1 and William F. Laurance, ''TROPICAL DEFORESTATION AND GREENHOUSE-GAS EMISSIONS'', Ecological Applications, Volume 14, Issue 4 (August 2004) pp. 982–986</ref> và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng [[hiệu ứng nhà kính]]. [[Rừng nhiệt đới]] bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính.<ref>{{cite web|url=http://www.fondationchirac.eu/en/deforestation/|title=Fondation Chirac &raquo; Deforestation and desertification}}</ref> Theo [[Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu]], việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải [[carbon dioxit]] do con người gây ra.<ref name="IPCC deforestation">IPCC Fourth Assessment Report, Working Group I Report "The Physical Science Basis", [http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/ar4-wg1-chapter7.pdf Section 7.3.3.1.5]
(p. 527)</ref> Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người.<ref>{{Cite journal|author=G.R.van der Werf, D.C.Morton, R.S.DeFries, J.G.J.Olivier, P.S.Kasibhatla, R.B.Jackson, G.J.Collatz and J.T.Randerson|title=CO<sub>2</sub> emissions from forest loss|journal=Nature Geoscience|volume=2 |year=2009|pages=737–738|doi=10.1038/ngeo671|issue=11}}</ref> Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình [[quang hợp]] và nhả lại [[ôxy]] vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại.<ref>I.C. Prentice. "The Carbon Cycle and Atmospheric Carbon Dioxide" IPCC, http://www.grida.no/CLIMATE/IPCC_TAR/wg1/pdf/TAR-03.PDF</ref> Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng.<ref>"NASA Data Shows Deforestation Affects Climate In The Amazon."</ref>

Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.<ref>S. Wertz-Kanounnikoff, L. Ximena Rubio Alvarado, [http://www.iddri.org/Publications/Collections/Analyses/Why-are-we-seeing-REDD ''Bringing 'REDD' into a new deal for the global climate''], Analyses, n° 2, 2007, Institute for Sustainable Development and International Relations.</ref>

[[Rừng mưa]] được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới.<ref name="timesonline.co.uk">{{Cite news|url=http://www.timesonline.co.uk/tol/news/article664544.ece|title=How can you save the rain forest. October 8, 2006. Frank Field|location=London|work=The Times|date=October 8, 2006|accessdate=April 1, 2010}}</ref> Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển.<ref>Broeker, Wallace S. (2006). [http://www.columbia.edu/cu/21stC/issue-2.1/broecker.htm "Breathing easy: Et tu, O<sub>2</sub>."] Columbia University</ref><ref>{{Cite journal|last1=Moran|first1=Emilio F.|title=Deforestation and land use in the Brazilian Amazon|journal=Human Ecology|volume=21|page=1|year=1993|doi=10.1007/BF00890069}}</ref> Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO<sub>2</sub>, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm.<ref name="ReferenceC">Ruth Defries. "Earth observations for estimating greenhouse gas emissions from deforestation in developing countries." ''Environmental Science and Policy.'' 06/02/07.</ref>

===Nước===
[[Vòng tuần hoàn của nước]] cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều.<ref>{{cite web|url=http://www.wrm.org.uy/deforestation/UNreport.html|title=Underlying Causes of Deforestation: UN Report}}</ref> Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới [[sói mòn]], [[lũ lụt]], [[lở đất]].<ref>{{cite web|url=http://www.uwec.edu/jolhm/EH2/Rogge/index.htm|title=Deforestation and Landslides in Southwestern Washington}}</ref><ref>[http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/413717.stm China's floods: Is deforestation to blame?], BBC News</ref> Rừng làm tái bổ sung nước ở [[tầng ngậm nước]] ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước.<ref>{{cite web|url=http://www.azstarnet.com/sn/byauthor/244797|title=Underlying Causes of Deforestation: UN Report}}</ref>

Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến [[lũ quét]] và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển.

Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước:

* Tán cây giữ lại lượng nước mưa và bốc hơi trở lại không khí;
* [[Thân cây]], cọng lá làm chậm quá trình [[rửa trôi bề mặt]];
* Rễ cây có các lỗ lớn - là các ống dẫn nước trong đất làm gia tăng sự thấm nước;
* Cỏ khô, lá rụng, các cặn bã hữu cơ làm thay đổi đặc tính của đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của đất;
* Lá cây điều hòa độ ẩm của không khí thông quá quá trình bay hơi. 99% lượng nước hấp thụ bởi rễ cây được chuyển lên lá và bay hơi.<ref>[http://www.ag.ndsu.edu/pubs/ageng/irrigate/eb66w.htm "Soil, Water and Plant Characteristics Important to Irrigation".] North Dakota State University.</ref>

Sự tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi lượng nước trên bề mặt, trong đất hay nước ngầm hoặc trong bầu không khí. Sự tồn tại hay không tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi mức độ xói mòn và lượng nước cho các hoạt động của hệ sinh thái và của con người.

Trong một vài trường hợp như mưa lớn thì rừng không có mấy tác động lên lũ lụt, bởi mưa lớn có thể vượt quá khả năng lưu giữ nước của đất rừng nếu đất rừng đã ở mức độ bão hòa hoặc gần bão hòa.

Rừng nhiệt đới tạo ra 30% lượng nước ngọt trên trái đất.<ref name="timesonline.co.uk"/>

===Đất===

===Sinh thái===


== Tác động tới kinh tế ==
== Tác động tới kinh tế ==

Phiên bản lúc 16:30, ngày 13 tháng 8 năm 2011

Cây rừng bị chặt hạ lấy củi kiếm kế sinh nhai
Tập tin:Phá rừng.jpg
Rừng bị phá do cháy rừng
Rừng bị phá do khai thác bừa bãi
Cảnh rừng bị chặt phá

Tuy là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới nhưng phá rừng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.

  • Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác (Palo et al., 1987; Turner & Meyer, 1994).
  • Phá rừng là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác (thậm chí chặt trắng) và để cho tự tái sinh (WRI, 1992:118).
  • Phá rừng mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái (Angelsen, 1995).

Hiện trạng

Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt nam vào khoảng 100.000 hecta.

Nguyên nhân của phá rừng

  • Nguyên nhân khách quan:
  • Nguyên nhân chủ quan:
  1. Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.
  2. Do quy hoạch một số vụ việc , kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...
  3. Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.
  4. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.
  5. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.
  6. Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...
  7. Do hoạt động phá rừng của bọn lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.

Tác động tới môi trường

Không khí

Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậuđịa lý.[1][2][3][4]

Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất,[5][6] và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính.[7] Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra.[8] Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người.[9] Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại ôxy vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại.[10] Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng.[11]

Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.[12]

Rừng mưa được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới.[13] Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển.[14][15] Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm.[16]

Nước

Vòng tuần hoàn của nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều.[17] Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới sói mòn, lũ lụt, lở đất.[18][19] Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước.[20]

Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển.

Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước:

  • Tán cây giữ lại lượng nước mưa và bốc hơi trở lại không khí;
  • Thân cây, cọng lá làm chậm quá trình rửa trôi bề mặt;
  • Rễ cây có các lỗ lớn - là các ống dẫn nước trong đất làm gia tăng sự thấm nước;
  • Cỏ khô, lá rụng, các cặn bã hữu cơ làm thay đổi đặc tính của đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của đất;
  • Lá cây điều hòa độ ẩm của không khí thông quá quá trình bay hơi. 99% lượng nước hấp thụ bởi rễ cây được chuyển lên lá và bay hơi.[21]

Sự tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi lượng nước trên bề mặt, trong đất hay nước ngầm hoặc trong bầu không khí. Sự tồn tại hay không tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi mức độ xói mòn và lượng nước cho các hoạt động của hệ sinh thái và của con người.

Trong một vài trường hợp như mưa lớn thì rừng không có mấy tác động lên lũ lụt, bởi mưa lớn có thể vượt quá khả năng lưu giữ nước của đất rừng nếu đất rừng đã ở mức độ bão hòa hoặc gần bão hòa.

Rừng nhiệt đới tạo ra 30% lượng nước ngọt trên trái đất.[13]

Đất

Sinh thái

Tác động tới kinh tế

Các mô hình phá rừng

  • Mô hình EKC (Environmental Kuznets Curve)
  • Mô hình sử dụng đất cạnh tranh
  • Mô hình chuyển đổi của hộ gia đình
  • Mô hình thể chế
  • Mô hình tổng hợp

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “NASA – Top Story – NASA DATA SHOWS DEFORESTATION AFFECTS CLIMATE”.
  2. ^ “Massive deforestation threatens food security”.
  3. ^ Deforestation, ScienceDaily
  4. ^ Confirmed: Deforestation Plays Critical Climate Change Role, ScienceDaily, May 11, 2007
  5. ^ Deforestation causes global warming, FAO
  6. ^ Philip M. Fearnside1 and William F. Laurance, TROPICAL DEFORESTATION AND GREENHOUSE-GAS EMISSIONS, Ecological Applications, Volume 14, Issue 4 (August 2004) pp. 982–986
  7. ^ “Fondation Chirac » Deforestation and desertification”.
  8. ^ IPCC Fourth Assessment Report, Working Group I Report "The Physical Science Basis", Section 7.3.3.1.5 (p. 527)
  9. ^ G.R.van der Werf, D.C.Morton, R.S.DeFries, J.G.J.Olivier, P.S.Kasibhatla, R.B.Jackson, G.J.Collatz and J.T.Randerson (2009). “CO2 emissions from forest loss”. Nature Geoscience. 2 (11): 737–738. doi:10.1038/ngeo671.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ I.C. Prentice. "The Carbon Cycle and Atmospheric Carbon Dioxide" IPCC, http://www.grida.no/CLIMATE/IPCC_TAR/wg1/pdf/TAR-03.PDF
  11. ^ "NASA Data Shows Deforestation Affects Climate In The Amazon."
  12. ^ S. Wertz-Kanounnikoff, L. Ximena Rubio Alvarado, Bringing 'REDD' into a new deal for the global climate, Analyses, n° 2, 2007, Institute for Sustainable Development and International Relations.
  13. ^ a b “How can you save the rain forest. October 8, 2006. Frank Field”. The Times. London. 8 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2010.
  14. ^ Broeker, Wallace S. (2006). "Breathing easy: Et tu, O2." Columbia University
  15. ^ Moran, Emilio F. (1993). “Deforestation and land use in the Brazilian Amazon”. Human Ecology. 21: 1. doi:10.1007/BF00890069.
  16. ^ Ruth Defries. "Earth observations for estimating greenhouse gas emissions from deforestation in developing countries." Environmental Science and Policy. 06/02/07.
  17. ^ “Underlying Causes of Deforestation: UN Report”.
  18. ^ “Deforestation and Landslides in Southwestern Washington”.
  19. ^ China's floods: Is deforestation to blame?, BBC News
  20. ^ “Underlying Causes of Deforestation: UN Report”.
  21. ^ "Soil, Water and Plant Characteristics Important to Irrigation". North Dakota State University.