Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỹ thuật”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32: Dòng 32:
== Những ngành chính ==
== Những ngành chính ==
[[Tập tin:Hoover dam from air.jpg|thumb|right|250px|[[Đập Hoover]], chắn ngang [[sông Colorado]], một công trình kỹ thuật nổi tiếng ở [[Hoa Kỳ]].]]
[[Tập tin:Hoover dam from air.jpg|thumb|right|250px|[[Đập Hoover]], chắn ngang [[sông Colorado]], một công trình kỹ thuật nổi tiếng ở [[Hoa Kỳ]].]]

Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể trở thành người làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính:<ref>[http://books.google.ca/books?id=Hy9WAAAAMAAJ&q=In+most+universities+it+should+be+possible+to+cover+the+main+branches+of+engineering,+ie+civil,+mechanical,+electrical+and+chemical+engineering+in+this+way.&dq=In+most+universities+it+should+be+possible+to+cover+the+main+branches+of+engineering,+ie+civil,+mechanical,+electrical+and+chemical+engineering+in+this+way.&hl=en&ei=2UkYTff0MZL-ngfesbGMDg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1&ved=0CCoQ6AEwAA Journal of the British Nuclear Energy Society: Volume 1 British Nuclear Energy Society - 1962 - Snippet view] Quote: In most universities it should be possible to cover the main branches of engineering, ie civil, mechanical, electrical and chemical engineering in this way. More specialised fields of engineering application, of which nuclear power is&nbsp;...</ref><ref name="UK Council">[https://web.archive.org/web/20070810194330/http://www.engc.org.uk/documents/Hamilton.pdf The Engineering Profession] by Sir James Hamilton, UK Engineering Council Quote: "The Civilingenior degree encompasses the main branches of engineering civil, mechanical, electrical, chemical." (From the Internet Archive)</ref><ref name="Ramchandani2000">{{chú thích sách|author=Indu Ramchandani|title=Student's Britannica India,7vol.Set|url=http://books.google.com/books?id=g37xOBJfersC&pg=PA146|accessdate=ngày 23 tháng 3 năm 2013|year=2000|publisher=Popular Prakashan|isbn=978-0-85229-761-2|page=146|page=BRANCHES There are traditionally four primary engineering disciplines: civil, mechanical, electrical and chemical.}}</ref> và các ngành kỹ thuật hệ thống, liên ngành.
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học, và kỹ thuật xây dựng.<ref>[https://books.google.com/books?id=Hy9WAAAAMAAJ&q=In+most+universities+it+should+be+possible+to+cover+the+main+branches+of+engineering,+ie+civil,+mechanical,+electrical+and+chemical+engineering+in+this+way.&dq=In+most+universities+it+should+be+possible+to+cover+the+main+branches+of+engineering,+ie+civil,+mechanical,+electrical+and+chemical+engineering+in+this+way.&hl=en&ei=2UkYTff0MZL-ngfesbGMDg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1&ved=0CCoQ6AEwAA Journal of the British Nuclear Energy Society: Volume 1 British Nuclear Energy Society 1962 Snippet view] Quote: ''In most universities it should be possible to cover the main branches of engineering, i.e. civil, mechanical, electrical and chemical engineering in this way. More specialized fields of engineering application, of which nuclear power is&nbsp;...''</ref><ref name="UK Council">[https://web.archive.org/web/20070810194330/http://www.engc.org.uk/documents/Hamilton.pdf The Engineering Profession] by Sir James Hamilton, UK Engineering Council Quote: ''The Civilingenior degree encompasses the main branches of engineering civil, mechanical, electrical, chemical''. (From the Internet Archive)</ref><ref name="Ramchandani2000">{{cite book|author=Indu Ramchandani|title=Student's Britannica India,7vol.Set|url=https://books.google.com/books?id=g37xOBJfersC&pg=PA146|accessdate=March 23, 2013|year=2000|publisher=Popular Prakashan|isbn=978-0-85229-761-2|page=146|quote=''BRANCHES There are traditionally four primary engineering disciplines: civil, mechanical, electrical and chemical''.}}</ref>
* '''[[Kỹ thuật cơ khí]]''': Thiết kế những hệ thống vật lý hay cơ học, như hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, bộ nén khí, tàu điện...

* '''[[Kỹ thuật hóa học]]''': Ứng dụng những nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học, và kỹ thuật trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc đầu, chế tạo vật liệu thiết bị kích thước micromét, lên men, sản xuất các phân tử sinh học.
=== Kỹ thuật cơ khí ===
* '''[[Kỹ thuật xây dựng]]''': Thiết kế và xây dựng những công trình công cộng và cho tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v...), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.
{{main|Kỹ thuật cơ khí}}
* '''[[Kỹ thuật điện]]''': Thiết kế và nghiên cứu những hệ thống điện và điện tử khác nhau, như mạch điện, máy phát điện, động cơ điện, thiết vị điện từ hay điện cơ, thiết bị điện tử, mạch điện tử, cáp quang, thiết bị điện quang, hệ thống máy tính, hệ thống thông tin liên lạc, công cụ, những bảng điều khiển...
Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống cơ học dựa trên những hiểu biết về những lĩnh vực cơ bản như động học, tĩnh học, nhiệt động lực học, cơ học lưu chất, truyền nhiệt, và cơ tính vật liệu. Kỹ thuật cơ khí có bốn phân nhánh quan trọng: thiết bị máy móc dùng để sản xuất hàng hóa, sản xuất năng lượng, thiết bị quân sự, và kiểm soát môi trường.<ref name="Mechanical Engineering Britannica">{{cite web | title=Mechanical engineering | website=Encyclopedia Britannica | url=https://www.britannica.com/technology/mechanical-engineering | access-date=2020-07-25 |archiveurl=https://web.archive.org/web/20200705104030/https://www.britannica.com/technology/mechanical-engineering | archivedate=2020-07-05}}</ref> Những ứng dụng của kỹ thuật cơ khí bao gồm hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, tàu điện, [[chuỗi động]] (''kinematic chain''), công nghệ chân không, thiết bị [[cách ly rung động]], robot, tuabin, thiết bị âm thanh, hệ thống sản xuất công nghiệp, kỹ thuật nhiệt, và [[cơ điện tử]].
* '''[[Kỹ thuật hệ thống]]''': Phân tích, Thiết kế và Điều khiển hệ thống kỹ thuật. Nó tập trung vào khoa học và công nghệ của hệ thống công nghiệp. Nó nhấn mạnh đến việc phân tích và thiết kế hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả.

* '''[[Kỹ thuật tích hợp liên ngành]]''': [[Kỹ thuật hàng không vũ trụ]]; [[Kỹ thuật nông nghiệp]]; [[Kỹ thuật ứng dụng]]; [[Kỹ thuật y sinh]]; [[Kỹ thuật sinh học]]; Kỹ thuật dịch vụ tòa nhà; [[Kỹ thuật năng lượng]]; Kỹ thuật đường sắt; Kỹ thuật công nghiệp; [[Kỹ thuật Cơ điện tử]]; [[Kỹ thuật quản lý]]; [[Kỹ thuật quân sự]]; [[Kỹ thuật nano]]; [[Kỹ thuật hạt nhân]]; Kỹ thuật dầu khí; Kỹ thuật dệt may.
=== Kỹ thuật điện ===
{{main|Kỹ thuật điện}}
Kỹ thuật điện là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống điện và điện tử. Những lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật điện bao gồm: hệ thống năng lượng (như hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện)<ref name="Grigsby 2012">{{cite book|last=Grigsby|first=Leonard L.|title=Electric Power Generation, Transmission, and Distribution, Third Edition|url=https://books.google.com/books?id=LHnwSThYS-YC|date=16 May 2012|publisher=CRC Press|isbn=978-1-4398-5628-4}}</ref>, kỹ thuật điện tử (mạch điện tử và các linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, diode, transistor)<ref name="UNESCO">{{cite book|title=Engineering: Issues, Challenges and Opportunities for Development|url=https://books.google.com/books?id=09i67GgGPCYC&pg=PA128|year=2010|publisher=UNESCO|isbn=978-92-3-104156-3|pages=127–8}}</ref>, kỹ thuật điều khiển–tự động hóa (như mạch điện tử, bộ xử lý tín hiệu số DSP, [[vi điều khiển]], [[Programmable logic controller|PLC]], dụng cụ đo), vi mạch điện tử (như vi chế tạo, công nghệ micro, công nghệ nano)<ref name="Bhushan 1997 p.581">{{cite book|last=Bhushan|first=Bharat|title=Micro/Nanotribology and Its Applications|url=https://books.google.com/books?id=AxxMzLZlu-kC&pg=PA581|year=1997|publisher=Springer|isbn=978-0-7923-4386-8|p=581}}</ref>, hệ thống viễn thông (như cáp đồng trục, cáp quang)<ref name="Tobin 2007">{{cite book|last=Tobin|first=Paul|title=PSpice for Digital Communications Engineering|url=https://books.google.com/books?id=QV_l-oMHXDMC&pg=PA15|date=1 January 2007|publisher=Morgan & Claypool Publishers|isbn=978-1-59829-162-9|p=15}}</ref>, hệ thống máy tính (như máy tính cá nhân hay hệ thống điều khiển trung tâm)<ref name="Obaidat 2011">{{cite book|last1=Obaidat|first1=Mohammad S.|last2=Denko|first2=Mieso|last3=Woungang|first3=Isaac|title=Pervasive Computing and Networking|url=https://books.google.com/books?id=mLS6fAH8Sz8C&pg=PA9|date=9 June 2011|publisher=John Wiley & Sons|isbn=978-1-119-97043-9|p=9}}</ref>. Thông thường, hai phân ngành [[kỹ thuật điện tử]] và [[kỹ thuật máy tính]] được tách riêng thành hai lĩnh vực độc lập với kỹ thuật điện.<ref name="Jalote 2006">{{cite book| last=Jalote| first=Pankaj| title=An Integrated Approach to Software Engineering| url=https://books.google.com/books?id=M-mhFtxaaskC&pg=PA22| date=31 January 2006| publisher=Springer| isbn=978-0-387-28132-2|p=22}}</ref>

=== Kỹ thuật hóa học ===
{{main|Kỹ thuật hóa học}}
Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực ứng dụng những nguyên lý kỹ thuật, vật lý, hóa học, sinh học trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc dầu, sản xuất hóa chất, công nghệ vi chế tạo (''microfabrication''), quá trình lên men, sản xuất các phân tử sinh học.

=== Kỹ thuật xây dựng ===
{{main|Kỹ thuật xây dựng}}
Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực thiết kế, xây dựng, và bảo trì những công trình công cộng–tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v...), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.<ref>{{cite web |title=History and Heritage of Civil Engineering |work=[[American Society of Civil Engineers|ASCE]] |url=http://live.asce.org/hh/index.mxml?versionChecked=true |accessdate=August 8, 2007 |url-status=dead |archiveurl=https://web.archive.org/web/20070216235716/http://live.asce.org/hh/index.mxml?versionChecked=true |archivedate=February 16, 2007 |df= }}</ref><ref>{{cite web|url=https://www.ice.org.uk/careers-and-professional-development/what-is-civil-engineering|title=What is Civil Engineering|publisher=[[Institution of Civil Engineers]]|accessdate=May 15, 2017}}</ref> Kỹ thuật xây dựng được chia thành nhiều chuyên ngành như kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật khảo sát xây dựng. Về mặt lịch sử, ngành kỹ thuật xây dựng được tách ra từ ngành kỹ thuật xây dựng.<ref name=eb>{{cite encyclopedia|encyclopedia = Encyclopaedia Britannica|url =https://www.britannica.com/technology/civil-engineering|title = Civil Engineering|last = Watson|first = J. Garth}}</ref>


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 23:44, ngày 25 tháng 7 năm 2020

Máy hơi nước là đầu tàu chính của cuộc Cách mạng công nghiệp, đánh dấu tầm quan trọng của kỹ thuật trong lịch sử hiện đại.

Kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình. Kỹ thuật có thể bao gồm việc sử dụng sự hiểu biết sâu sắc để tìm ra, tạo mô hình, và thay đổi quy mô một giải pháp hợp lý cho một vấn đề hay một mục tiêu. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư.

Tổ chức ECPD (tiền thân của tổ chức ABET) của các kỹ sư Hoa Kỳ định nghĩa "kỹ thuật" là "Việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, hay quy trình chế tạo, hay những công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về thiết kế của chúng; hay để dự báo hoạt động của chúng dưới những điều kiện vận hành nhất định; tất cả những việc vừa kể với sự chú ý đến chức năng đã định, đặc điểm kinh tế của sự vận hành, hay sự an toàn đối với sinh mạng và của cải."[1][2]

Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn "khoa học kỹ thuật", "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, kỹ thuật khác với khoa họccông nghệ. Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Công nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi, sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt được một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể.

Lịch sử

Hình khắc nổi bản đồ Thành Lille, thiết kế năm 1668 bởi Vauban, kỹ sư quân sự hàng đầu vào thời đó

Ngành kỹ thuật đã tồn tại từ thời cổ đại, khi nhân loại nghĩ ra những phát minh đầu tiên như cái nêm, đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc… Thuật ngữ “kỹ thuật” (engineering) và “kỹ sư” (engineer) có nguồn gốc từ thế kỷ 14 với thuật ngữ engine'er (nghĩa đen là người xây dựng hoặc vận hành vũ khí) nhằm nói về “người thiết kế vũ khí quân sự”.[3] Thuật ngữ engine thời xưa được dùng để nói về các thiết bị dùng làm vũ khí quân sự, như máy bắn đá. Đến ngày nay thì thuật ngữ này không còn ý nghĩa đó, trừ việc nói về những binh chủng kỹ thuật quân sự như Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE).

Sau đó, khi việc thiết kế công trình dân sự, như nhà ở hoặc cầu, dần phát triển trở thành một ngành kỹ thuật, thuật ngữ "kỹ thuật xây dựng dân dựng" (civil engineering)[2] bắt đầu chính thức được dùng để phân biệt những kỹ sư có chuyên môn về công trình phi quân sự và những kỹ sư về quân sự.

Thời cổ đại

Những người La Mã cổ đại đã xây những cầu máng để cung cấp nguồn nước sạch ổn định cho những thành thị trong lãnh thổ của họ.

Những công trình vĩ đại như kim tự tháp Ai Cập cổ đại, đài chiêm tinh Ziggurat vùng Lưỡng Hà, thành Acropolisđền Parthenon ở Hy Lạp, hệ thống cầu máng La Mã cổ đại, đại lộ Appia (Via Appia) và Đấu trường La Mã, thành phố Teotihuacan, đền Brihadishvara... là những công trình minh chứng trình độ và tài năng của những kỹ sư quân sự–dân sự thời cổ đại. Những công trình khác, tuy không còn tồn tại, như Vườn treo BabylonHải đăng Alexandria, là những thành tựu kỹ thuật quan trọng vào thời xa xưa và được xem là Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

Sáu loại máy cơ đơn giản được phát minh đầu tiên ở khu vực Cận Đông. Nêmmặt phẳng nghiêng được biết đến từ thời tiền sử.[4] Bánh xe cùng với hệ cơ học "trụcbánh xe" được phát minh ở vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) vào khoảng thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên.[5] Đòn bẩy xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 5.000 năm trước ở vùng Cận Đông, khi đó được người Ai Cập cổ đại sử dụng để làm cân[6] và di chuyển những vật nặng.[7] Đòn bẩy còn được ứng dụng làm cần kéo nước (shadoof)–loại cần cẩu đầu tiên của nhân loại–ở vùng Lưỡng Hà vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên[6] và ở Ai Cập khoảng 2.000 năm trước Công nguyên.[8] Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng ròng rọc được tìm thấy ở vùng Lưỡng Hà từ khoảng 2.000 năm trước Công nguyên[9] và ở Ai Cập cổ đại vào thời Vương triều thứ Mười Hai (1991–1802 trước Công nguyên).[10] Đinh ốc, loại máy cơ học đơn giản phát minh sau cùng,[11] được tìm thấy ở vùng Lưỡng Hà vào thời Đế quốc Tân Assyria (911–609 trước Công nguyên).[12] Người Ai Cập cổ đại đã ứng dụng ba trong số sáu máy cơ học đơn giản kể trên–mặt phẳng nghiêng, nêm, và đòn bẩy– để xây dựng những công trình vĩ đại như Đại kim tự tháp Giza.[13]

Kỹ sư xây dựng đầu tiên của nhân loại là Imhotep, một người sống vào thời Ai Cập cổ đại.[2] Vốn là vị tể tướng dưới thời Pharaon Djoser, ông được cho là người đã thiết kế và giám sát việc xây dựng Kim tự tháp Djoser (kim tự tháp bậc thang) ở Saqqara, Ai Cập vào khoảng năm 2630–2611 trước Công nguyên.[14] Những loại máy thủy lực đầu tiên như guồng nước, cối xay nước, được sử dụng sớm nhất ở thời Đế quốc Ba Tư (Iraq và Iran ngày nay) vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.[15]

Người Hy Lạp cổ đại cũng phát minh ra những loại máy móc cơ học để sử dụng trong lĩnh vực quân sự và xây dựng. Máy Antikythera, được xem là máy tính analog cơ đầu tiên của nhân loại,[16][17] và những phát minh của nhà khoa học thiên tài Archimedes, được xem là những ví dụ cho sự phát triển của ngành kỹ thuật cơ khí của người Hy Lạp cổ. Những phát minh này đòi hỏi kiến thức sâu sắc về hệ truyền động vi sai (differential gearing) và truyền động ngoại luân (epicyclic gearing)–hai nguyên lý chính yếu trong lý thuyết cơ học máy nhằm hỗ trợ việc thiết kế hệ truyền động bánh răng vào thời Cách mạng công nghiệp và vẫn được tiếp tục sử dụng đến ngày nay trong rất nhiều lĩnh vực, như kỹ thuật ô tô hoặc robot học.[18]

Quân đội của những đế chế cổ đại như Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã, và Hung đã ứng dụng những phát minh quân sự trong các trận chiến của họ, như cung tên (được phát minh bởi người Hy Lạp từ khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên)[19], tàu chiến ba tầng (trireme), máy phóng đá (ballista), và máy bắn đá. Máy bắn đá cỡ lớn (trebuchet) được phát minh vào thời Trung Cổ.

Những ngành chính

Đập Hoover, chắn ngang sông Colorado, một công trình kỹ thuật nổi tiếng ở Hoa Kỳ.

Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học, và kỹ thuật xây dựng.[20][21][22]

Kỹ thuật cơ khí

Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống cơ học dựa trên những hiểu biết về những lĩnh vực cơ bản như động học, tĩnh học, nhiệt động lực học, cơ học lưu chất, truyền nhiệt, và cơ tính vật liệu. Kỹ thuật cơ khí có bốn phân nhánh quan trọng: thiết bị máy móc dùng để sản xuất hàng hóa, sản xuất năng lượng, thiết bị quân sự, và kiểm soát môi trường.[23] Những ứng dụng của kỹ thuật cơ khí bao gồm hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, tàu điện, chuỗi động (kinematic chain), công nghệ chân không, thiết bị cách ly rung động, robot, tuabin, thiết bị âm thanh, hệ thống sản xuất công nghiệp, kỹ thuật nhiệt, và cơ điện tử.

Kỹ thuật điện

Kỹ thuật điện là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo những hệ thống điện và điện tử. Những lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật điện bao gồm: hệ thống năng lượng (như hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện)[24], kỹ thuật điện tử (mạch điện tử và các linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, diode, transistor)[25], kỹ thuật điều khiển–tự động hóa (như mạch điện tử, bộ xử lý tín hiệu số DSP, vi điều khiển, PLC, dụng cụ đo), vi mạch điện tử (như vi chế tạo, công nghệ micro, công nghệ nano)[26], hệ thống viễn thông (như cáp đồng trục, cáp quang)[27], hệ thống máy tính (như máy tính cá nhân hay hệ thống điều khiển trung tâm)[28]. Thông thường, hai phân ngành kỹ thuật điện tửkỹ thuật máy tính được tách riêng thành hai lĩnh vực độc lập với kỹ thuật điện.[29]

Kỹ thuật hóa học

Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực ứng dụng những nguyên lý kỹ thuật, vật lý, hóa học, và sinh học trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc dầu, sản xuất hóa chất, công nghệ vi chế tạo (microfabrication), quá trình lên men, và sản xuất các phân tử sinh học.

Kỹ thuật xây dựng

Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực thiết kế, xây dựng, và bảo trì những công trình công cộng–tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v...), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.[30][31] Kỹ thuật xây dựng được chia thành nhiều chuyên ngành như kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật khảo sát xây dựng. Về mặt lịch sử, ngành kỹ thuật xây dựng được tách ra từ ngành kỹ thuật xây dựng.[32]

Chú thích

  1. ^ Nguyên văn: The creative application of scientific principles to design or develop structures, machines, apparatus, or manufacturing processes, or works utilizing them singly or in combination; or to construct or operate the same with full cognizance of their design; or to forecast their behavior under specific operating conditions; all as respects an intended function, economics of operation and safety to life and property. Engineers' Council for Professional Development. (1947). Canons of ethics for engineers
  2. ^ a b c Engineers' Council for Professional Development definition on Encyclopaedia Britannica (Includes Britannica article on Engineering)
  3. ^ "a constructor of military engines."“engineer”. Oxford English Dictionary (ấn bản 3). Oxford University Press. tháng 9 năm 2005. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  4. ^ Moorey, Peter Roger Stuart (1999). Ancient Mesopotamian Materials and Industries: The Archaeological Evidence. Eisenbrauns. ISBN 9781575060422.
  5. ^ D.T. Potts (2012). A Companion to the Archaeology of the Ancient Near East. tr. 285.
  6. ^ a b Paipetis, S. A.; Ceccarelli, Marco (2010). The Genius of Archimedes – 23 Centuries of Influence on Mathematics, Science and Engineering: Proceedings of an International Conference held at Syracuse, Italy, June 8–10, 2010. Springer Science & Business Media. tr. 416. ISBN 9789048190911.
  7. ^ Clarke, Somers; Engelbach, Reginald (1990). Ancient Egyptian Construction and Architecture. Courier Corporation. tr. 86–90. ISBN 9780486264851.
  8. ^ Faiella, Graham (2006). The Technology of Mesopotamia. The Rosen Publishing Group. tr. 27. ISBN 9781404205604.
  9. ^ Moorey, Peter Roger Stuart (1999). Ancient Mesopotamian Materials and Industries: The Archaeological Evidence. Eisenbrauns. tr. 4. ISBN 9781575060422.
  10. ^ Arnold, Dieter (1991). Building in Egypt: Pharaonic Stone Masonry. Oxford University Press. tr. 71. ISBN 9780195113747.
  11. ^ Woods, Michael; Mary B. Woods (2000). Ancient Machines: From Wedges to Waterwheels. USA: Twenty-First Century Books. tr. 58. ISBN 0-8225-2994-7.
  12. ^ Moorey, Peter Roger Stuart (1999). Ancient Mesopotamian Materials and Industries: The Archaeological Evidence. Eisenbrauns. tr. 4. ISBN 9781575060422.
  13. ^ Wood, Michael (2000). Ancient Machines: From Grunts to Graffiti. Minneapolis, MN: Runestone Press. tr. 35, 36. ISBN 0-8225-2996-3.
  14. ^ Kemp, Barry J. (7 tháng 5 năm 2007). Ancient Egypt: Anatomy of a Civilisation. Routledge. tr. 159. ISBN 9781134563883.
  15. ^ Selin, Helaine (2013). Encyclopaedia of the History of Science, Technology, and Medicine in Non-Westen Cultures. Springer Science & Business Media. tr. 282. ISBN 9789401714167.
  16. ^ "The Antikythera Mechanism Research Project Lưu trữ 2008-04-28 tại Wayback Machine", Dự án Nghiên cứu Hệ cơ học Antikythera (The Antikythera Mechanism Research Project). Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007. Trích: "Máy Antikythera được dùng để nghiên cứu những hiện tượng thiên văn và hoạt động như một "máy tính" cơ học phức tạp nhằm theo dõi chu kỳ của Hệ mặt trời." (The Antikythera Mechanism is now understood to be dedicated to astronomical phenomena and operates as a complex mechanical "computer" which tracks the cycles of the Solar System.)
  17. ^ Wilford, John (31 tháng 7 năm 2008). “Discovering How Greeks Computed in 100 B.C.”. The New York Times.
  18. ^ Wright, M T. (2005). “Epicyclic Gearing and the Antikythera Mechanism, part 2”. Antiquarian Horology. 29 (1 (September 2005)): 54–60.
  19. ^ Trích: "Ngược lại, thế kỷ thứ 7 đã chứng kiến sự đột phá nhanh chóng với những phát kiến như bộ binh hạng nặng hoặc tàu chiến ba tầng, trong đó những công cụ này chỉ mới ở mức độ sơ khai vào thế kỷ thứ 5." và "Nhưng sự phát triển của pháo binh đã mở ra thời đại đỉnh cao (về kỹ thuật quân sự), tuy pháo binh chưa từng được phát minh trước đó vào thế kỷ thứ 4. Thuật ngữ này được nhắc đến lần đầu ở trận chiến giữa quân đội Sicily chống lại Carthage vào thời hoàng đế Dionysius I thành Siracusa. ("The 7th century, by contrast, had witnessed rapid innovations, such as the introduction of the hoplite and the trireme, which still were the basic instruments of war in the 5th." and "But it was the development of artillery that opened an epoch, and this invention did not predate the 4th century. It was first heard of in the context of Sicilian warfare against Carthage in the time of Dionysius I of Syracuse.") Britannica on Greek civilization in the 5th century - Military technology
  20. ^ Journal of the British Nuclear Energy Society: Volume 1 British Nuclear Energy Society – 1962 – Snippet view Quote: In most universities it should be possible to cover the main branches of engineering, i.e. civil, mechanical, electrical and chemical engineering in this way. More specialized fields of engineering application, of which nuclear power is ...
  21. ^ The Engineering Profession by Sir James Hamilton, UK Engineering Council Quote: The Civilingenior degree encompasses the main branches of engineering civil, mechanical, electrical, chemical. (From the Internet Archive)
  22. ^ Indu Ramchandani (2000). Student's Britannica India,7vol.Set. Popular Prakashan. tr. 146. ISBN 978-0-85229-761-2. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2013. BRANCHES There are traditionally four primary engineering disciplines: civil, mechanical, electrical and chemical.
  23. ^ “Mechanical engineering”. Encyclopedia Britannica. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2020.
  24. ^ Grigsby, Leonard L. (16 tháng 5 năm 2012). Electric Power Generation, Transmission, and Distribution, Third Edition. CRC Press. ISBN 978-1-4398-5628-4.
  25. ^ Engineering: Issues, Challenges and Opportunities for Development. UNESCO. 2010. tr. 127–8. ISBN 978-92-3-104156-3.
  26. ^ Bhushan, Bharat (1997). Micro/Nanotribology and Its Applications. Springer. tr. 581. ISBN 978-0-7923-4386-8.
  27. ^ Tobin, Paul (1 tháng 1 năm 2007). PSpice for Digital Communications Engineering. Morgan & Claypool Publishers. tr. 15. ISBN 978-1-59829-162-9.
  28. ^ Obaidat, Mohammad S.; Denko, Mieso; Woungang, Isaac (9 tháng 6 năm 2011). Pervasive Computing and Networking. John Wiley & Sons. tr. 9. ISBN 978-1-119-97043-9.
  29. ^ Jalote, Pankaj (31 tháng 1 năm 2006). An Integrated Approach to Software Engineering. Springer. tr. 22. ISBN 978-0-387-28132-2.
  30. ^ “History and Heritage of Civil Engineering”. ASCE. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  31. ^ “What is Civil Engineering”. Institution of Civil Engineers. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  32. ^ Watson, J. Garth. “Civil Engineering”. Encyclopaedia Britannica.

Đọc thêm

  • Blockley, David (2012). Engineering: a very short introduction. New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-957869-6.
  • Dorf, Richard biên tập (2005). The Engineering Handbook (ấn bản 2). Boca Raton: CRC. ISBN 0-8493-1586-7. Chú thích có các tham số trống không rõ: |chapterurl=|month= (trợ giúp)
  • Billington, David P. (ngày 5 tháng 6 năm 1996). The Innovators: The Engineering Pioneers Who Made America Modern. Wiley; New Ed edition. ISBN 0-471-14026-0. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=, |chapterurl=, và |coauthors= (trợ giúp)
  • Petroski, Henry (ngày 31 tháng 3 năm 1992). To Engineer is Human: The Role of Failure in Successful Design. Vintage. ISBN 0-679-73416-3. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=, |chapterurl=, và |coauthors= (trợ giúp)
  • Petroski, Henry (ngày 1 tháng 2 năm 1994). The Evolution of Useful Things: How Everyday Artifacts-From Forks and Pins to Paper Clips and Zippers-Came to be as They are. Vintage. ISBN 0-679-74039-2. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=, |chapterurl=, và |coauthors= (trợ giúp)
  • Lord, Charles R. (ngày 15 tháng 8 năm 2000). Guide to Information Sources in Engineering. Libraries Unlimited. doi:10.1336/1563086999. ISBN 1-56308-699-9. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=, |chapterurl=, và |coauthors= (trợ giúp)
  • Vincenti, Walter G. (ngày 1 tháng 2 năm 1993). What Engineers Know and How They Know It: Analytical Studies from Aeronautical History. The Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-4588-2. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=, |chapterurl=, và |coauthors= (trợ giúp)
  • Hill, Donald R. (ngày 31 tháng 12 năm 1973) [1206]. The Book of Knowledge of Ingenious Mechanical Devices: Kitáb fí ma'rifat al-hiyal al-handasiyya. Pakistan Hijara Council. ISBN 969-8016-25-2. Chú thích có các tham số trống không rõ: |month=, |chapterurl=, và |coauthors= (trợ giúp)

Liên kết ngoài