Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghiêm Phục”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Nghiêm Phục''' ({{zh|t=嚴復|s=严复|p=Yán Fù|w=Yen² Fu⁴}}, 8 tháng 1 năm 1854 – 27 tháng 10 năm 1921) tự '''Kỷ Đạo''' ({{Lang|zh-Hant|幾道}}) là một sĩ quan quân đội, biên tập viên báo chí, dịch giả và nhà văn người Trung Quốc. Ông đã trở nên nổi tiếng với việc giới thiệu văn hóa phương Tây đến Trung Quốc từ cuối thế kỷ 19, bao gồm "chọn lọc…”
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 14:09, ngày 14 tháng 9 năm 2021

Nghiêm Phục (giản thể: 严复; phồn thể: 嚴復; bính âm: Yán Fù; Wade–Giles: Yen² Fu⁴, 8 tháng 1 năm 1854 – 27 tháng 10 năm 1921) tự Kỷ Đạo (幾道) là một sĩ quan quân đội, biên tập viên báo chí, dịch giả và nhà văn người Trung Quốc. Ông đã trở nên nổi tiếng với việc giới thiệu văn hóa phương Tây đến Trung Quốc từ cuối thế kỷ 19, bao gồm "chọn lọc tự nhiên" của Darwin.

Cuộc đời

Nghiêm Phục vốn tên Nghiêm Truyện Sơ (嚴傳初), nhũ danh là Thể Càn (体乾),[1] sinh ngày 8 tháng 1 năm 1854 tại Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến trong một gia đình hương thân có truyền thống Đông y. Từ khi còn nhỏ, cha ông đã đốc thúc ông cố gắng học tập, chuẩn bị cho kỳ khoa cử. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thay đổi đột ngột sau cái chết của cha ông vào năm 1866. Trong lúc Nghiêm Chấn (嚴振) hành nghề y cứu người bị bệnh dịch tả thì nhiễm phải bệnh dịch mà qua đời.[2] Việc học của Nghiêm Phục bị ngừng lại giữa chừng, ông cũng từ bỏ con đường khoa cử của mình.[3]

Năm 1866, dưới triều hoàng đế Đồng Trị của nhà Thanh, Tả Tông Đường cho thiết lập Cục Thuyền chính tại Phúc Châu,[a] gồm hai bộ phận là Xưởng đóng tàu Mã Vĩ – xưởng đóng tàu kiểu mới đầu tiên ở Trung Quốc cận đại – và Học viện Thuyền chính (福州船政) chuyên đào tạo Hải quân.[4] Năm sau, Nghiêm Phục thi đậu vào Học viện đào tạo Hải quân này[5] với vị trí đầu bảng và đổi tên thành Tông Quang (宗光), lấy tự Hựu Lăng (又陵).[1] Tại trường học phương tây này, ông đã được tiếp xúc khoa học phương Tây, được học nhiều môn như tiếng Anh, số học, hình học, đại số, lượng giác, vật lý, hóa học, chiêm tinh học và khoa học hàng hải.[6] Đây trở thành một bước ngoặt quan trọng cho sự nghiệp sau này của Nghiêm Phục. Năm 1871, Nghiêm Phục trở thành lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp của học viện, được bố trí đến thực tập trên chiến hạm Kiến Uy.[7] Năm 1872, ông chính thức được tuyển dụng làm Đạo viên,[b] từ đó mà đổi tên thành "Phục", lấy tự "Kỷ Đạo".[8] Cũng trong năm này, ông được điều sang tàu chiến Dương Vũ,[9] theo chiến hạm này đi đến nhiều nơi như Singapore, Pulau Pinang, Nhật Bản.[10]

Năm 1877, Nghiêm Phục được triều đình nhà Thanh tuyển chọn cử đi du học tại Anh,[7]

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Cục Thuyền chính Phúc Châu (tiếng Trung: 福州船政局, tiếng Anh: Foochow Arsena) còn có tên Cục Thuyền chính Mã Vĩ (馬尾船政局) được Tả Tông Đường thiết lập tại Mã Vĩ, Thúc Châu.
  2. ^ Đạo viên ([undefined] lỗi: [undefined] lỗi: {{lang}}: không có văn bản (trợ giúp): không có văn bản (trợ giúp)) hay Đạo đài (道台) còn gọi tắt là Đạo, là một chức quan dưới triều đại nhà Thanh, chủ quản một địa phương giữa tỉnh (đứng đầu là Tuần phủ, Tổng đốc) và Phủ (đứng đầu là Tri phủ).

Tham khảo

Nguồn

  • Doleželová-Velingerová, Milena; Wagner, Rudolf G (2013). Chinese Encyclopaedias of New Global Knowledge (1870-1930): Changing Ways of Thought (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. ISBN 9783642359163.
  • Pierce, George (2018). Introducing Translational Studies (bằng tiếng Anh). Scientific e-Resources. ISBN 9781839473005.
  • Bao Hòa Bình; Vương Học Diễm (2006). 中国传统文化名著展评 [Bình luận triển lãm các kiệt tác văn hóa truyền thống Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Thư viện Bắc Kinh. ISBN 9787501334223.
  • Chu Kiện Hoa (1998). 中国近代报刊活动家传论 [Tiểu sử của các nhà hoạt động báo chí Trung Quốc cận đại] (bằng tiếng Trung). Quý Châu: Nhà xuất bản Dân tộc Quý Châu. ISBN 9787541207600.
  • Nghiêm Phục; Chu Chấn Phủ (1959). 严复詩文选 [Tác phẩm chọn lọc của Nghiêm Phục] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn học Nhân dân. OCLC 551270601.
  • Tằng Kỷ Hâm (2008). 千古大變局: 影响近代中国的十一个关键人物 [Thiên cổ đại biến cục: Mười một nhân vật chính ảnh hưởng đến Trung Quốc cận đại] (bằng tiếng Trung). Quảng Tây: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Quảng Tây. ISBN 9787563374670.
  • Viên Hành Bái; Vương Trọng Vĩ; Trần Tiến Ngọc (2020). 中华传统文化经典百篇 [Một trăm tác phẩm kinh điển về văn hóa truyền thống Trung Quốc]. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101132960.
  • Vương Hiến Minh (2018). 严复群学及军事政治思想研究 [Nghiên cứu về xã hội học, tư tưởng chính trị và quân sự của Nghiêm Phục] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa. ISBN 9787302488361.
Tiền nhiệm:
Mã Tương Bá
Hiệu trưởng Đại học Phục Đán
1906 - 1907
Kế nhiệm:
Hạ Kính Quan