Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Rael”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phong trào Rael
Thẻ: Liên kết định hướng
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 13:14, ngày 8 tháng 10 năm 2023

Một tín đồ giáo phái Rael

Phong trào Rael (Raëlism) hay Giáo phái Raelian (Raëlianism) là một tôn giáo UFO[1][2] được Claude Vorilhon (hiện được gọi là Raël) thành lập vào những năm 1970 tại Pháp và có trụ sở chính tại Geneva thuộc Thụy Sĩ[3]. Các học giả về tôn giáo phân loại giáo phái Raëlism là một phong trào tôn giáo mới[4][5]. Nhóm này được chính thức hóa với tên gọi Phong trào Raëlian Quốc tế (IRM)[6] hay Giáo hội Raëlian[7] một tổ chức có thứ bậc dưới sự lãnh đạo của Raël có liên hệ với ARAMIS[8]. Phong trào Raëlian quốc tế được mô tả là "tôn giáo UFO lớn nhất trên thế giới"[9][10]. Giáo phái Raëlism dạy rằng một giống loài ngoài trái đất[11] được gọi là Elohim đã tạo ra loài người bằng công nghệ tiên tiến của họ[12][13]. Những tín đồ Raëlians tin rằng chính những người ngoài hành tinh có trình độ khoa học tiên tiến, được gọi là Elohim (đấng Chúa trời toàn năng), đã tạo ra sự sống trên Trái đất thông qua kỹ thuật di truyền và rằng sự kết hợp giữa nhân bản con người và "chuyển giao tâm trí" cuối cùng có thể mang lại sự sống đời đời. Giáo phái này dạy rằng khoảng 25.000 năm trước Elohim đã đến Trái đất và biến đổi nó để sự sống có thể phát triển, Elohim đã sử dụng công nghệ tiên tiến để thiết lập mọi sự sống trên hành tinh[14]

Là một tôn giáo vô thần, người ta cho rằng Elohim trong lịch sử đã bị nhầm lẫn với các vị thần. Giáo phái này tuyên bố rằng trong suốt lịch sử, Elohim đã tạo ra 40 con lai Elohim/con người, những người đóng vai trò là nhà tiên tri chuẩn bị cho nhân loại những sứ điệp về nguồn gốc của người ngoài hành tinh[15]. Trong số đó có Đức Phật, Chúa Giêsu và nhà tiên tri Muhammad[16], và nay là Raël (Claude Vorilhon) là nhà tiên tri thứ 40 và là nhà tiên tri cuối cùng do Elohim ban cho[17] với nghĩa là Sứ điệp từ những người trên bầu trời[18]. Những người theo giáo phái Raëlists tin rằng kể từ vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945, nhân loại đã bước vào Thời đại khải huyền, trong đó nhân loại tự đe dọa mình bằng sự hủy diệt hạt nhân. Giáo phái Raëlism cho rằng nhân loại phải tìm cách khai thác sự phát triển khoa học và công nghệ mới cho mục đích hòa bình và khi đạt được điều này, Elohim sẽ quay trở lại Trái đất để chia sẻ công nghệ của họ với nhân loại và thiết lập một điều không tưởng. Để đạt được mục tiêu này, người Raëlians đã tìm cách xây dựng một đại sứ quán cho Elohim, nơi có bãi đáp cho tàu vũ trụ của họ. Những tín đồ Raëlians tham gia thiền định hàng ngày, hy vọng vào sự bất tử về thể chất thông qua nhân bản con người và thúc đẩy một hệ thống đạo đức tự do với sự nhấn mạnh vào trải nghiệm tình dục. Năm 2003, Raël công khai nhận mình là Di Lặc[19] là vị bồ tát tương lai được tiên tri của Phật giáo Đại thừa[19]. Ông khẳng định rằng mình tiếp tục liên lạc bằng thần giao cách cảm với Elohim, nghe thấy giọng nói của Đức Giê-hô-va hướng dẫn ông đến với giáo phái Raëlian[20].

Chú thích

  1. ^ Bozeman 1999, tr. 155; Lewis 2003, tr. 99; Palmer 2004, tr. 3; Thomas 2010, tr. 6; Palmer 2014, tr. 204.
  2. ^ Palmer 2004, tr. 3; Oliver 2012, tr. 22.
  3. ^ International Headquarters: Raelian Movement Lưu trữ 2 tháng 2 2018 tại Wayback Machine, Rael.org. Retrieved 20 October 2010.
  4. ^ Thomasch, Paul (28 tháng 12 năm 2002). “The sportswriter, the aliens, and a cult with 55,000 believers”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2003.
  5. ^ Barker 1989, tr. 10; Palmer 1995, tr. 105; Barrett 2001, tr. 394; Chryssides 2003, tr. 45; Gallagher 2010, tr. 15.
  6. ^ Palmer 2004, tr. 16; Palmer & Sentes 2012, tr. 167.
  7. ^ Palmer & Sentes 2012, tr. 176.
  8. ^ “Aramis”. aramis international.
  9. ^ Susan J. Palmer, "Women in Controversial New Religions", in New Religious Movements and Religious Liberty in America, ed. Derek H. Davis & Barry Hankins, p. 66. Baylor University Press, 2004. ISBN 0-918954-92-4
  10. ^ Bozeman 1999, tr. 155; Palmer 2004, tr. 32; Palmer & Sentes 2012, tr. 167.
  11. ^ Thomas 2010, tr. 6.
  12. ^ Barrett 2001, tr. 390.
  13. ^ Chryssides 2003, tr. 50; Lewis 2003, tr. 99.
  14. ^ Bozeman 1999, tr. 154; Palmer & Sentes 2012, tr. 171.
  15. ^ Chryssides 2003, tr. 51.
  16. ^ Bozeman 1999, tr. 154.
  17. ^ Barker 1989, tr. 200; Barrett 2001, tr. 390–391; Palmer & Sentes 2012, tr. 169.
  18. ^ Barker 1989, tr. 200; Barrett 2001, tr. 390–391; Chryssides 2003, tr. 50.
  19. ^ a b Palmer & Sentes 2012, tr. 175.
  20. ^ Palmer 2004, tr. 40.

Tham khảo

Liên kết ngoài