Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vùng nước thiêng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vùng nước thiêng
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 07:08, ngày 3 tháng 11 năm 2023

Vùng nước thiêng ở Đền Pura Tirta Empul tại Bali
Nghi lễ thanh tẩy trong nước thiêng tại Đền Pura Tirta Empul

Vùng nước thiêng (Sacred water) là những địa điểm tự nhiên có thủy tính thiêng liêng được đặc trưng do sự hình thành địa hình hữu hình như sông, hồ, suối, hồ chứađại dương, trái ngược với nước thánh là nước được múc lên với phép lành bí tích của một giáo sĩ[1]. Những vùng nước này có được ý nghĩa tôn giáo không phải từ sự thay đổi hay từ phép ban phước lành, mà được thần thánh hóa thông qua các nhân vật thần thoại hoặc lịch sử. Vùng nước thiêng đã được khai thác để lấy nước thánh dùng trong các phép thanh tẩy, chữa lành, gột rửa và làm nghi thức cái chết[2].

Sự gắn kết một cách phổ biến và vĩnh cửu của con người với yếu tố nước (thủy tính) đã hiển hiện trong các truyền thống tôn giáo. Sự gắn kết này có xu hướng trở thành yếu tố trung tâm trong các câu chuyện sáng thế của hầu hết mọi nền văn hóa với các huyền thoại hay thần tích, thần thoại, vũ trụ họcthần học[3], theo lẽ này thì người ta sẽ mô tả nước thiên là "nước hữu linh" hay "nước của sự sống"[4][5][6]. Điều này có nghĩa là nó mang lại sự sống và là yếu tố cơ bản hình thành nên sự sống. Mỗi nhóm tôn giáo hoặc văn hóa coi nước là thủy chất thiêng liêng có xu hướng ưu tiên phân loại một số loại nước hơn những loại khác, thường là những loại nước mà họ dễ tiếp cận nhất và phù hợp nhất với các nghi lễ của mình[7].

Trong khi tất cả các con sông trong Ấn Độ giáo đều thiêng liêng thì sông Hằng (Ganga) lại được người Ấn Độ tôn kính đặc biệt. Trong thần thoại Vệ Đà thì nữ thần sông Hằng giáng thế xuống trái đất để thanh tẩy và chuẩn bị cho người chết[8][9][10], sông Hằng ở Ấn Độ được coi là hiện thân vật thể của nữ thần này. Vì nước sông vốn dĩ đã trong sạch và có những đặc tính thanh tẩy[11][12] mọi người đến tắm trong đó, uống nước, để lại lễ vật cho họ và trao hài cốt của họ cho dòng sông huyền bí này. Sông Hằng được cho là có thể thanh lọc tâm hồn khỏi nghiệp xấu, tội lỗi] và thậm chí cả những tạp niệm từ kiếp trước[12]. Vào lúc mặt trời mọc dọc theo sông Hằng, người hành hương đi xuống bậc thang ghat để uống nước, tắm trong nước và thực hiện nghi lễ thanh tẩy nơi họ ngâm toàn bộ cơ thể của mình xuống nước với mong muốn được thấm nhuần và được bao bọc thân thể trong dòng nước sông Hằng để họ có thể được tịnh hóa[13]. Các khái niệm của Ấn Độ giáo về sự thiêng liêng rất linh hoạt và có thể tái tạo. Sự trong sạch và ô nhiễm tồn tại liên tục trong đó hầu hết các thực thể, bao gồm cả con người, có thể trở nên thiêng liêng và sau đó lại trở nên trì trệ và đầy tội lỗi và cần thường xuyên được gột rữa[14].

Chú thích

Nước thánh dùng trong Lễ đăng quang của Vua Rama X
  1. ^ Altman (2002), tr. 131.
  2. ^ Altman (2002), tr. 6.
  3. ^ Altman (2002), tr. 3-6,13-20.
  4. ^ Varner (2004), tr. 19.
  5. ^ Altman (2002), tr. 2.
  6. ^ Strang (2004), tr. 83.
  7. ^ Altman (2002), tr. 3.
  8. ^ Alley (2008), tr. 171.
  9. ^ Haberman (2006), tr. 60-61.
  10. ^ Narayanan (2001), tr. 190-191.
  11. ^ Alley (2008), tr. 173-174.
  12. ^ a b Nelson (2008), tr. 102.
  13. ^ Altman (2002), tr. 136-138, 181-183, 196-198.
  14. ^ Lamb (2008), tr. 341-346.

Tham khảo

  • Altman, Nathaniel (2002). Sacred Water: The Spiritual Source of Life. New Jersey: HiddenSpring.
  • Alley, Kelly D. (2008). “Images of Waste and Purification on the Banks of the Ganga”. City & Society. 10 (1): 167–182. doi:10.1525/city.1998.10.1.167.
  • Bauer, Brian; Seddon, Matthew T. (1998). “The Sanctuary of Titicaca: Where the Sun Returns to Earth”. Latin American Antiquity. 9 (3): 240–258. doi:10.2307/971730. JSTOR 971730. S2CID 163867549.
  • Brothwell, D. (1996). “European bog bodies: Current state of research and preservation”. Human Mummies. The Man in the Ice (bằng tiếng Anh). 3. Springer. tr. 161–172. doi:10.1007/978-3-7091-6565-2_16. ISBN 978-3-7091-7352-7.
  • Bruhns, Karen; Stothert, Karen E. (1999). Women in Ancient America. Oklahoma: University of Oklahoma Press.
  • Eriksen, Listen Original Articles Don’t all mothers love their children? Deposited infants as animate objects in the Scandinavian Iron Age Marianne Hem (2017). “Don't all mothers love their children? Deposited infants as animate objects in the Scandinavian Iron Age”. World Archaeology. 49 (3): 338–356. doi:10.1080/00438243.2017.1340189. hdl:10852/65628. S2CID 197856941.
  • Haberman, David L. (2006). River of Lover in an Age of Pollution: The Yamuna River of Northern India. Berkeley: University of California Press.
  • Hammer, Joshua (2007). “A Prayer for the Ganges”. Smithsonian Magazine. 38 (8): 74–82.
  • Holston, M. (2008). “Joint Action Protects Lake Titicaca”. Americas. 60 (6): 42–43.
  • Looijenga, Tineke (1 tháng 1 năm 2003). “On the Origin of Runes”. Texts & Contexts of the Oldest Runic Inscriptions (bằng tiếng Anh). Brill. tr. 78–104. doi:10.1163/9789047401285_006. ISBN 9789004123960. S2CID 161898526.
  • Lamb, Ramdas (2008). “Sacred”. Trong Mittal, Sushil; Thursby, Gene (biên tập). Studying Hinduism: Key Concepts and Methods. London: Routledge.
  • Lee, Tanya (2002). “Hopi and Navajo People Confront Peabody Energy on Sacred Water Destruction”. The Native Voice: The Women’s Voice.
  • Lund, Julie (2010). “Chapter 3, At the Water's Edge”. Signals of Belief in Early England: Anglo-Saxon Paganism Revisited. Oxbow Books. ISBN 978-1-84217-395-4. JSTOR j.ctt1cd0nf9.9.
  • McClaymond, Kathryn (2008). “Ritual”. Trong Mittal, Sushil; Gene, Thursby (biên tập). Studying Hinduism: Key Concepts and Methods. London: Routledge.
  • Michaels, Axel (2004). Harshaw, Barbara (biên tập). Hinduism: Past and Present. Princeton: Princeton University Press.
  • Narayanan, Vasudha (2001). “Water, Wood, and Wisdom: Ecological Perspectives from the Hindu Traditions”. Daedalus. 130 (4): 179–206. ISSN 0011-5266. JSTOR 20027723.
  • Monikander, Anne (2010). Våld och vatten : Våtmarkskult vid Skedemosse under järnåldern (Luận văn) (bằng tiếng Swedish). Stockholm University.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Nelson, Lance E. (2008). “Ecology”. Trong Mittal, Sushil; Thursby, Gene (biên tập). Studying Hinduism: Key Concepts and Methods. London: Routledge.
  • Pevan, Erin Kristine (2019). With the wagon-guider, a word do I seek: Examining gender, myth, ceremony, and interment in the social history of wagons in the Viking Age (Luận văn). Universitet i Oslo.
  • Semple, Sarah (2010). “Chapter 2, In the Open Air”. Signals of Belief in Early England: Anglo-Saxon Paganism Revisited. Oxbow Books. ISBN 978-1-84217-395-4. JSTOR j.ctt1cd0nf9.8.
  • Simek, Rudolf (2008). A Dictionary of Northern Mythology. Hall, Angela biên dịch. BOYE6. ISBN 9780859915137.
  • Strang, Veronica (2004). The Meaning of Water. New York: Berg Publishers.
  • Varner, Gary R. (2004). Water of Life Water of Death: The Folklore and Mythology of Sacred Waters. Baltimore: PublishAmerica.
  • “Gundestrupkedlen, Gundestrup”. Nationalmuseets Samlinger Online. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.