Alchemilla diademata

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Alchemilla diademata
Hoa và lá của A. diademata
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Alchemilla
Loài (species) A. diademata

Alchemilla diademata là một loại cây lâu năm thuộc chi Alchemilla. Đây là loài đặc hữu của quốc gia Liban[1][2][3]. Tất cả những thành viên trong chi Alchemilla đều được gọi với cái tên mỹ miều là "chiếc áo choàng của người phụ nữ"[1].

Phạm vi[sửa | sửa mã nguồn]

A. diademata chỉ được tìm thấy duy nhất tại núi Sannine, một ngọn núi thuộc dãy núi Liban, nằm cách thủ đô Beirut 40 km về phía đông bắc, thường mọc trên những vùng sa thạch ẩm[1][4][5].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

A. diademata là cây bụi thân thảo, cao khoảng từ 10 đến 15 cm, lông tơ phủ đầy gốc rễ nhưng thưa dần khi lên trên ngọn và các cành. Lá có 7 đến 9 thùy, mỗi thùy đều có từ 6 đến 7 răng cưa lớn mỗi bên, dài khoảng 3 – 4 cm và rộng khoảng 2 – 3 cm; các thùy lá có hình quả thận; đầu mút của mỗi răng cưa trên lá có một túm lông tơ nhỏ; mặt dưới lá phủ đầy lông tơ, ngược lại với mặt trên. Cây có những lá kèm dài, màu nâu. Hoa mọc thành các cụm, có màu xanh lá pha màu vàng chanh, hình trứng, nở từ tháng 5 đến tháng 7. Quả có hình bầu dục hay hình chuông úp[1][4].

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Một cuộc khảo sát năm 2004 về thực vật bản địa của Liban cho biết, A. diademata đã được sử dụng như một vị thảo dược trong y học dân gian. Một thí nghiệm tại Trung tâm bảo tồn thiên nhiên của Đại học Mỹ tại Beirut cho thấy, A. diademata có hoạt tính kháng khuẩn chống lại tụ cầu vàng[1][6] và hoạt tính kháng nấm chống lại Candida albicans[7].

Ngoài ra, toàn bộ chất chiết xuất từ A. diademata có tác dụng đáng kể chống lại loài bọ phấn trưởng thành, một loài sâu hại trong nông nghiệp[8].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e "AUB NCC Plant Database". plants.aub.edu.lb. American University of Beirut
  2. ^ Efe, Recep; Ozturk, Munir; Ghazanfar, Shahina (2012). Environment and Ecology in the Mediterranean Region. Cambridge Scholars Publishing. ISBN 9781443838030
  3. ^ "Catalogue of Life – 2014 Annual Checklist: Species details". www.catalogueoflife.org
  4. ^ a b "Lebanon FLORA". www.lebanon-flora.org (tiếng Pháp). Université Saint Joseph de Beyrouth
  5. ^ Davis, Stephen D.; Heywood, Vernon Hilton; Hamilton, Alan Charles; Nature, World Wide Fund for; Resources, International Union for Conservation of Nature and Natural (1994). Centres of plant diversity: a guide and strategy for their conservation. World Wide Fund for Nature (WWF) and IUCN-The World Conservation Union. ISBN 9782831701974
  6. ^ Barbour, Elie K; Al Sharif, Mohammed; Sagherian, Vatche K; Habre, Adele N; Talhouk, Rabih S; Talhouk, Salma N (2004). "Screening of selected indigenous plants of Lebanon for antimicrobial activity". Journal of Ethnopharmacology. 93 (1): 1–7
  7. ^ Giordani, C.; Santin, R.; Cleff, M. B.; Giordani, C.; Santin, R.; Cleff, M. B. (2015-03-01). "Survey of plant extracts with anti-Candida activity in the 2005–2013 period". Revista Brasileira de Plantas Medicinais. 17(1): 175–185
  8. ^ Hammad, E. Abou-Fakhr; Zeaiter, A.; Saliba, N.; Talhouk, S. (2014). "Bioactivity of Indigenous Medicinal Plants against the Cotton Whitefly, Bemisia tabaci". Journal of Insect Science. 14 (105): 1–18