August W. Eichler

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
August Wilhelm Eichler
A. W. Eichler
Sinh(1839-04-22)22 tháng 4, 1839
Neukirchen, Hesse
Mất2 tháng 3, 1887(1887-03-02) (47 tuổi)
Berlin
Quốc tịchĐức
Nổi tiếng vìHệ thống Eichler, Blütendiagramme
Sự nghiệp khoa học
NgànhThực vật học, Phân loại học thực vật
Tên viết tắt trong IPNIEichler

August Wilhelm Eichler, còn được biết đến với tên Latin Augustus Guilielmus Eichler (22 tháng 4 năm 1839 - 2 tháng 3 năm 1887), là một nhà thực vật học người Đức. Ông đã phát triển một hệ thống phân loại thực vật mới để phản ánh khái niệm tiến hóa. Tên ông viết tắt trong danh pháp thực vật học là Eichler.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra ở Neukirchen, Hessen, Eichler học tại Đại học Marburg, Đức và năm 1871 trở thành giáo sư thực vật học tại Technische Hochschule (Đại học Kỹ thuật) của Graz và giám đốc vườn thực vật ở thành phố này.[2] Năm 1872 ông nhận được một lời mời đến Đại học Kiel, nơi ông ở lại đến năm 1878 khi trở thành người đứng đầu bộ phận lưu trữ tiêu bản thực vật tại Đại học Berlin. Ông qua đời tại Berlin vào ngày 2 tháng 3 năm 1887 vì ung thư bạch cầu.

Eichler đã có những đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu hình thái giải phẫu so sánh của hoa (chủ yếu là đối xứng hoa trong tác phẩm Blütendiagramme của ông). Ông cũng nghiên cứu nhiều về ngành Thông (Coniferae), chi Tuế (Cycadaceae) và các nhóm thực vật khác của Brazil.[3]

Hệ thống Eichler[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống Eichler chia giới thực vật thành các loài thực vật không có hoa (Cryptogamae) và thực vật có hoa (Phanerogamae). Hệ thống này lần đầu tiên chấp nhận khái niệm tiến hóa và do đó cũng là hệ thống đầu tiên công nhận phát sinh chủng loại.[4] Eichler cũng là nhà phân loại học đầu tiên phân tách thực vật có hạt thành thực vật hạt kínthực vật hạt trần. Ngành hạt kín tiếp tục được tách ra thành thực vật một lá mầmthực vật hai lá mầm.[5]

Hệ thống Eichler là nền tảng cho Hệ thống Engler, được chấp nhận rộng rãi ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới.

Công trình nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Aaron Goldberg (1986). “Classification, Evolution and Phylogeny of the Families of Dicotyledons”. Smithsonian Contributions to Botany. 58: 1–314.
  2. ^ G. H. M. Lawrence (1951). Taxonomy of vascular plants.
  3. ^ Author Details: Eichler, August Wilhelm (1839-1887). International Plant Names Index.
  4. ^  “Eichler, August Wilhelm” . Encyclopedia Americana. 1920.
  5. ^ IPNI. “Eichler”. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)

Tài liệu khác[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]