Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tên khácBệnh viện Nguyễn Văn Học
Vị trí
Vị trí1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°48′14″B 106°41′39″Đ / 10,803833°B 106,694284°Đ / 10.803833; 106.694284 (Bệnh viện Nhân dân Gia Định)
Map
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnBệnh viện đa khoa
Giường1.500
Liên kết
Điện thoại(028) 38412692
Websitebvndgiadinh.org.vn

Bệnh viện Nhân dân Gia Định là một bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,[1] có địa tại số 1 đường Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Hiện nay bệnh viện còn là nơi thực tập của sinh viên hai trường đại học y khoa lớn là Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.[2]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện Nhân dân Gia Định được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I,[3] có quy mô khá lớn với 1.500 giường. Tính đến năm 2016, bệnh viện có 47 khoa, phòng.[4]

Ban Giám đốc[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc: TS. BS. Nguyễn Hoàng Hải.

Phó Giám đốc (02):

  1. TS. BS. Võ Hồng Minh Công.
  2. BS.CKII. Đinh Hữu Hào.

Phòng chức năng (10)[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Phòng Điều dưỡng.
  2. Phòng Công tác xã hội.
  3. Phòng Công nghệ thông tin.
  4. Phòng Tổ chức cán bộ.
  5. Phòng Quản lý chất lượng.
  6. Phòng Chỉ đạo tuyến.
  7. Phòng Tài chính kế toán.
  8. Phòng Vật tư trang thiết bị y tế.
  9. Phòng Hành chánh quản trị.
  10. Phòng Kế hoạch Tổng hợp.

Khoa Lâm sàng (33)[sửa | sửa mã nguồn]

Khối Nội (11):[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Lão học.
  2. Khoa Lọc máu.
  3. Khoa Nội thần kinh.
  4. Khoa Dinh dưỡng.
  5. Khoa Nội hô hấp - Cơ Xương Khớp.
  6. Khoa Y học cổ truyền.
  7. Khoa Nội tiết Thận niệu.
  8. Khoa Nội tim mạch.
  9. Khoa Hồi sức tích cực chống độc.
  10. Khoa Nội tiêu hóa.
  11. Khoa Tim mạch can thiệp - DSA.

Khối Ngoại (10):[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Ngoại thần kinh.
  2. Khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu.
  3. Khoa Vật lý trị liệu.
  4. Khoa Phẫu thuật tim.
  5. Khoa Gây mê hồi sức.
  6. Khoa Ngoại tiêu hóa.
  7. Khoa Ngoại thận - Tiết niệu.
  8. Khoa Tổng hợp.
  9. Khoa Ngoại chấn chương chỉnh hình.
  10. Khoa Gây mê hồi sức.

Khối Sản (05)[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Sản phụ khoa.
  2. Khoa Sản thường.
  3. Khoa Sản bệnh.
  4. Tổ khám sản.
  5. Khoa Sanh.

Khối Nhi (02):[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Nhi.
  2. Khoa Bệnh lý sơ sinh.

Khối Chuyên khoa (03):[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Mắt.
  2. Khoa Răng Hàm Mặt.
  3. Khoa Tai Mũi Họng.

Khối tiếp nhận (02):[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Khám.
  2. Khoa Cấp cứu.

Khoa Cận lâm sàng (07)[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Khoa Sinh hóa Huyết học.
  2. Khoa Giải phẫu bệnh.
  3. Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn.
  4. Khoa Thăm dò chức năng.
  5. Khoa Dược.
  6. Khoa Vi sinh.
  7. Khoa Chẩn đoán hình ảnh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện được người Pháp thành lập vào đầu thế kỷ 20 với tên gọi Hôpital de Gia Dinh, lúc bấy giờ nằm ở khu vực trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Gia Định cũ. Thời Việt Nam Cộng hòa, bệnh viện có tên là Bệnh viện Nguyễn Văn Học (do nằm trên đường Nguyễn Văn Học, nay là đường Nơ Trang Long). Năm 1968, bệnh viện được mở rộng quy mô lên đến 4 tầng, đáp ứng được 500 bệnh nhân nội trú, đồng thời là nơi thực tập của các sinh viên y khoa nên còn được gọi là Trung tâm thực tập y khoa.[5] Tính đến năm 1971, Trung tâm thực tập y khoa Gia Định có 13 khu: ngoại chẩn, nội khoa, nhi khoa, nha khoa, ngoại khoa, giải phẫu, sản khoa, phụ khoa, tai mũi họng, mắt, quang tuyến, thí nghiệm và ngân hàng máu, tiếp liệu y dược cụ.[6]

Năm 1975, bệnh viện mang tên Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho đến nay.[5] Ngày 25 tháng 7 năm 2007, bệnh viện khánh thành khu khám bệnh – cấp cứu tại số 10 đường Phan Đăng Lưu, với 4 tầng trên diện tích mặt bằng 2.000 m², có thể tiếp nhận 3.000 lượt bệnh nhân/ngày.[7][8]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b “Giới thiệu”. Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (12 tháng 2 năm 2020). “Quyết định xếp hạng bệnh viện của UBNDTP”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (18 tháng 12 năm 2016). “Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Kỷ niệm 100 năm thành lập và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ a b Hoài Nhơn (11 tháng 2 năm 2017). “Những bệnh viện hơn 1 thế kỷ ở Sài Gòn ngày ấy - bây giờ”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Quy-pháp vựng-tập Quyển XIV – Tập II. Sở Công báo. 1971. tr. 1321–1322.
  7. ^ Thiên Chương (26 tháng 7 năm 2007). “Bệnh viện Gia Định tăng gấp đôi sức chứa bệnh nhân”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ H.Nga (26 tháng 7 năm 2007). “BV Nhân dân Gia Định khánh thành khu khám - cấp cứu mới”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]