Beryli hydroxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Beryli hydroxide
Danh pháp IUPACBeryli hydroxide
Tên khácHydrated beryllia
Nhận dạng
Số CAS13327-32-7
PubChem25879
Số EINECS236-368-6
MeSHBeryllium+hydroxide
ChEBI35102
Số RTECSDS3150000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Tham chiếu Gmelin1024
Thuộc tính
Bề ngoàiTinh thể trắng sáng, tinh thể đục
Khối lượng riêng1.92 g cm−3[1]
Điểm nóng chảy 1.000 °C (1.270 K; 1.830 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướchơi tan
Cấu trúc
Hình dạng phân tửTuyến tính
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-904 kJ mol−1[2]
Entropy mol tiêu chuẩn So29847 J·mol−1·K−1[2]
Nhiệt dung1.443 J K−1
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhChất gây ung thư
PELTWA 0.002 mg/m³
C 0.005 mg/m³ (30 minutes), với tối đa 0,025 mg/m³ (như Be)[3]
LD504 mg kg−1 (tiêm tĩnh mạch, chuột)
RELCa C 0.0005 mg/m³ (như Be)[3]
IDLHCa [4 mg/m³ (as Be)][3]
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanAluminium oxit
Magie hydroxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Beryli hydroxide, là một hợp chất hóa học có công thức là Be(OH)2, là một hydroxide lưỡng tính, hòa tan trong cả axit và kiềm. Về mặt công nghiệp, nó được sản xuất như là một sản phẩm phụ trong quá trình chiết xuất kim loại beryli từ quặng berylbertrandit[4]. Beryli hydroxide tinh khiết trong tự nhiên là hiếm (dưới dạng khoáng vật behoit, orthorhombic) hoặc rất hiếm (clinobehoit, monoclinic)[5][6]. Khi kiềm được thêm vào dung dịch muối beryli, hình thức α (dạng gel) được hình thành. Nếu phản ứng này xay ra khi để đứng hoặc đun sôi, sẽ tạo ra hình dạng β kết tủa[7]. Cấu trúc này có cấu trúc giống như kẽm hydroxide, Zn(OH)2, với beryli ở trung tâm của tứ diện[8].

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Với dung dịch kiềm nó hòa tan để tạo thành anion tetrahydroxidoberyllat (2-)[9]. Ví dụ với dung dịch natri hydroxide:

2NaOH(dd) + Be(OH)2(r) → Na2Be(OH)4(dd)

Với axit, sau phản ứng sẽ tạo ra muối beryli [9]. Ví dụ, với axit sulfuric, beryli sunfat được hình thành:

Be(OH)2 + H2SO4 → BeSO4 + 2H2O

Nung beryli hydroxide ở nhiệt độ 400 °C để tạo thành bột màu trắng hoà tan, beryli oxit:[9]

Be(OH)2 → BeO + H2O

Tiếp tục nung ở nhiệt độ cao hơn sẽ tạo ra beryli oxit nhưng không hòa tan trong axit[9].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  2. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. ISBN 0-618-94690-X.
  3. ^ a b c Beryllium & beryllium compounds (as Be) truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ Jessica Elzea Kogel, Nikhil C. Trivedi, James M. Barker and Stanley T. Krukowski, 2006, Industrial Minerals & Rocks: Commodities, Markets, and Uses, 7th edition, SME, ISBN 0-87335-233-5
  5. ^ “Behoite: Behoite mineral information and data”. Truy cập 16 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ “Clinobehoite: Clinobehoite mineral information and data”. Truy cập 16 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ Mary Eagleson, 1994, Concise encyclopedia chemistry, Walter de Gruyter, ISBN 3-11-011451-8
  8. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
  9. ^ a b c d Egon Wiberg, Arnold Frederick Holleman (2001) Inorganic Chemistry, Elsevier ISBN 0-12-352651-5