Cá hè mõm ngắn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá hè mõm ngắn
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Spariformes
Họ (familia)Lethrinidae
Chi (genus)Lethrinus
Loài (species)L. ornatus
Danh pháp hai phần
Lethrinus ornatus
Valenciennes, 1830
Danh pháp đồng nghĩa
  • Lethrinus xanthotaenia Bleeker, 1851
  • Lethrinus insulindicus Bleeker, 1873

Cá hè mõm ngắn[2][3] (danh pháp: Lethrinus ornatus) là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh ornatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "được trang hoàng", hàm ý đề cập đến các khoảng màu nổi bật trên cơ thể của loài cá này.[4]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cá hè mõm ngắn có phân bố tương đối rộng ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ MaldivesSri Lanka trải dài về phía đông đến đảo KosraeNew Ireland,[1] ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), giới hạn phía nam đến bang Queensland (Úc).[5] Cá hè mõm ngắn cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam,[6][7][8] bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[9]

Cá hè mõm ngắn sống ở vùng nước có nền đáy mềm (cát hoặc thảm cỏ biển), gần các rạn san hô ở độ sâu khoảng 5–30 m.[10]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cá hè mõm ngắn, kiểu hình khi nghỉ ngơi về đêm

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hè mõm ngắn là 45 cm.[10] Thân màu trắng đục, trắng hơn ở nửa dưới. Hai bên lườn có 4–6 sọc cam. Rìa sau của nắp mang màu đỏ tươi. Đầu hơi sẫm nâu, vài cá thể có một đốm đỏ ở rìa trước ổ mắt. Vây ngực phớt cam. Vây bụng, vây hậu môn và phần lớn vây lưng màu trắng; rìa vây lưng và vây đuôi đỏ nhạt.

Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 4 và 5 dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8 (tia thứ nhất thường dài nhất); Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 46–47.[11]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của cá hè mõm ngắn bao gồm động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật da gai, giun nhiều tơ và cá nhỏ.[10]

Cá hè mõm ngắn có thể là một loài lưỡng tính tiền nữ (cá đực trưởng thành là từ cá cái chuyển đổi giới tính mà ra) và sinh sản từ tháng 5 đến tháng 11, được biết đến ở Nhật.[12] Tại quần đảo Yaeyama, tuổi thọ cao nhất của loài này được ghi nhận là 12.[13]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Cá hè mõm ngắn không được đánh giá cao trong thương mại,[1] chủ yếu được đánh bắt thủ công.[11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Carpenter, K. E.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Lethrinus ornatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16720345A16722445. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16720345A16722445.en. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  3. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  4. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  5. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lethrinus ornatus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  10. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus ornatus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  11. ^ a b Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen biên tập (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 80-81. ISBN 92-5-102889-3.
  12. ^ Ebisawa, Akihiko (2006). “Reproductive and sexual characteristics in five Lethrinus species in waters off the Ryukyu Islands”. Ichthyological Research. 53 (3): 269–280. doi:10.1007/s10228-006-0345-3. ISSN 1616-3915.
  13. ^ Ebisawa, Akihiko; Ozawa, Takakazu (2009). “Life-history traits of eight Lethrinus species from two local populations in waters off the Ryukyu Islands” (PDF). Fisheries Science. 75 (3): 553–566. doi:10.1007/s12562-009-0061-9. ISSN 1444-2906.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Wilson, G. G. (1998). “A description of the early juvenile colour patterns of eleven Lethrinus species (Pisces: Lethrinidae) from the Great Barrier Reef, Australia”. Records of the Australian Museum. 50 (1): 55–83. doi:10.3853/j.0067-1975.50.1998.1274. ISSN 0067-1975.