Có một làng quê

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Có một làng quê
Đạo diễnTrần Văn Thủy
Sản xuấtNHK (Nhật Bản)
Hãng phim Thanh niên[1][2]
Kịch bảnTrần Văn Thủy
Quay phimNguyễn Tấn Phát
Công chiếu
1994
Quốc gia Việt Nam
 Nhật Bản
Ngôn ngữtiếng Việt

Có một làng quê (tiếng Anh: There is a village;[3] tiếng Nhật:ドイモイで変わる伝統の村) là một bộ phim tài liệu sản xuất theo đơn đặt hàng của đài NHK, do Trần Văn Thủy biên kịch và đạo diễn. Phim được làm xong cũng như công chiếu vào năm 1994.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phim lấy bối cảnh ở Phù Lãng – một làng nghề gốm lâu đời tỉnh Bắc Ninh. Cha thương con, vợ thương chồng, em thương anh, mẹ ghẻ thương con chồng, láng giềng nhường nhịn nhau không đôi co cãi cọ,... tất cả đã tạo nên bức tranh về một làng quê tuy nghèo nhưng tình người và sự tử tế luôn chứa chan.[4][5]

Sản xuất và công chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993,[6][7] Trần Văn Thủy được đài NHK (Nhật Bản) mời sang làm một bộ phim tài liệu về đất nước Việt Nam. Khi được đề nghị lựa chọn đề tài, ông đã nghĩ ngay đến làng gốm Phù Lãng bởi vẻ đẹp khung cảnh và tình người.[8] Vì thế ông quyết định về làng Phù Lãng để ghi lại cảnh đời sống sinh hoạt nơi đây.[9] Trần Văn Thủy là biên kịch kiêm đạo diễn của bộ phim, quay phim là ông Nguyễn Tấn Phát. Trong quá trình thực hiện, đoàn phim đã được nhà đài hỗ trợ cho thuê trực thăng để quay phim.[10]

Phim khởi quay từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 1994, phát trên sóng truyền hình Nhật Bản ngày 6 tháng 11 cùng năm.[11] Theo đạo diễn, tại buổi chiếu phim lần đầu ở Tokyo, khán giả sau khi xem xong đã "vỡ òa" và dành lời khen ngợi đến bộ phim vì nội dung phim phần nào phản ánh đời sống xã hội người Nhật khi xưa.[9][10]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Tham khảo
1995 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1994 Phim tài liệu Có một làng quê Giải B [2]
1994 Liên hoan phim tài liệu thời sự Châu Á Đoạt giải [12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2005, tr. 604.
  2. ^ a b Ngô Phương Lan 1998, tr. 350.
  3. ^ “Events in 2003” [Những sự kiện năm 2003]. Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ Hoàng Hường (27 tháng 3 năm 2014). 'Các ông đổ lỗi cho chính quyền nhiều quá!'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ Lê Tâm (19 tháng 6 năm 2013). "Chuyện nghề của Thủy" - một hành trình tử tế”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ “Gặp gỡ Đạo diễn Trần Văn Thuỷ: "Chuyện tử tế" - Hành trình 30 năm”. mcschools.edu.vn. Trường Marie Curie Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ Văn Thọ 2003, tr. 114.
  8. ^ Hoàng Nguyên (12 tháng 1 năm 2023). “Hà Nội trong mắt... Trần Văn Thủy”. Nhân Dân cuối tuần. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ a b Thái Minh (11 tháng 1 năm 2016). “Sự tử tế - chuyện chưa cũ”. Đại biểu nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ a b Kim Yến; Đan Anh (24 tháng 5 năm 2010). “NSND Trần Văn Thủy - một người tử tế”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ Trần Trọng Đăng Đàn 2010a, tr. 585.
  12. ^ Trương Minh Hằng 2006, tr. 128.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]