Nơi chúng tôi đã sống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nơi chúng tôi đã sống
Đạo diễnTrần Văn Thủy
Sản xuấtTrường Đại học Điện ảnh Liên Xô
Kịch bảnTrần Văn Thủy
Quay phimPeter Bartol
Công chiếu
1975
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt

Nơi chúng tôi đã sống[1][2] (tiếng Nga: Там где мы жили;[3] tên dịch khác: Ở đó, nơi mà chúng tôi đã sống[4][5]) là một bộ phim tài liệu Liên Xô của Trường Đại học Điện ảnh Liên Xô, do Trần Văn Thủy làm biên kịch, đạo diễn và là phim tốt nghiệp của ông. Tác phẩm, sản xuất và công chiếu năm 1975, đã được trao giải Hoa cẩm chướng đỏ bởi nhà trường cùng năm và từng được công chiếu tại nhiều nước ở khu vực Đông Âu.[6][7]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim miêu tả lại cuộc sống lao động của những sinh viên quốc tế làm việc trên công trình đường sắt Baikal–Amur (en).[7]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bài tập của Trần Văn Thủy vào năm hai đại học khoa đạo diễn Trường Đại học Điện ảnh Liên Xô (VGIK).[8] Ông là biên kịch kiêm đạo diễn của bộ phim. Bối cảnh phim được chọn ở Siberia.[6][9] Tác phẩm đã được thực hiện với sự hỗ trợ về phương tiện và kinh nghiệm từ thầy chủ nhiệm của Trần Văn Thủy là Roman Karmen.[5] Quay phim là một sinh viên người Tiệp Khắc tên Peter Bartol.

Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Nơi chúng tôi đã sống đã nhận giải cao nhất tại Liên hoan phim VGIK là Hoa cẩm chướng đỏ. Sau đó, Trần Văn Thủy chọn phim này làm sản phẩm tốt nghiệp dù chỉ là bài làm năm thứ hai và về sớm hơn một năm so với dự kiến.[5] Phim về sau đã trở thành "kinh điển" và hàng năm được các thế hệ sinh viên của trường điện ảnh tìm xem.[7]

Bộ phim từng được đưa vào hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật ở lĩnh vực điện ảnh cho đạo diễn Trần Văn Thủy nhưng đã không được chấp thuận bởi hội đồng xét duyệt.[10][11]

Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Tham khảo
1975 Liên hoan phim Trường Đại học Điện ảnh Liên Xô Phim tài liệu Nơi chúng tôi đã sống Hoa cẩm chướng đỏ [2][12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trần Trọng Đăng Đàn 2010a, tr. 585.
  2. ^ a b Bộ Văn hóa – Thông tin 2003, tr. 48.
  3. ^ Trần Văn Thủy & Lê Thanh Dũng 2013, tr. 144.
  4. ^ P.V (19 tháng 11 năm 2020). “Quy trình xét tặng 'Giải thưởng Hồ Chí Minh', 'Giải thưởng Nhà nước' về văn học, nghệ thuật năm 2021”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ a b c Hải Nhi (25 tháng 11 năm 2022). “Đạo diễn Trần Văn Thủy: Tôi già rồi...”. Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ a b “Gặp gỡ Đạo diễn Trần Văn Thuỷ: "Chuyện tử tế" - Hành trình 30 năm”. mcschools.edu.vn. Trường Marie Curie Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ a b c Trần Văn Thủy & Lê Thanh Dũng 2013, tr. 144-145.
  8. ^ Văn Thọ 2003, tr. 114.
  9. ^ Wilson & Ronov 2020, tr. 387.
  10. ^ Trinh Nguyễn (7 tháng 7 năm 2021). “Vì sao Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế 'trượt' Giải thưởng Hồ Chí Minh?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ Hoàng Minh (8 tháng 7 năm 2021). “Giải thưởng Hồ Chí Minh: Vì sao 'Hà Nội trong mắt ai' không được xét tặng?”. Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2005, tr. 97.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]