Chuyện từ góc công viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuyện từ góc công viên
Đạo diễnTrần Văn Thủy
Hồ Trí Phổ
Sản xuấtHãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
Kịch bảnTrần Văn Thủy
Hồ Trí Phổ
Quay phimNguyễn Như Vũ
Công chiếu
1996
Độ dài
44 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt

Chuyện từ góc công viên (tiếng Anh: Story from the Corner of a Park[1][2]) là một bộ phim tài liệu Việt Nam sản xuất bởi Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, do Trần Văn Thủy và Hồ Trí Phổ đồng biên kịch kiêm đạo diễn. Phim sản xuất, công chiếu lần đầu vào năm 1996 và từng xuất hiện tại nhiều hội thảo quốc tế về chất độc da cam.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phim mô tả lại câu chuyện đời thường của một gia đình là nạn nhân chất độc màu da cam. Nguyễn Thanh Sơn là một cựu quân nhân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau khi xuất ngũ đã trở thành thợ chụp ảnh cho các gia đình tại công viên Lê-nin. Do trong một lần làm nhiệm vụ ông Sơn bị nhiễm chất độc nên sau khi kết hôn với vợ là Phạm Thị Đức Hòa, những đứa con của ông không may phải chịu những di chứng từ chất độc da cam: đứa con gái đầu Nguyễn Thị Phương Thúy bị bại liệt, mắc bệnh động kinh và bị mù, câm, điếc. Đứa con trai thứ hai Nguyễn Thanh Tùng tuy lớn lên khỏe mạnh nhưng bị mù cả đôi mắt. Dù phải chịu hoàn cảnh éo le nhưng những thành viên trong gia đình vẫn nỗ lực vươn lên số phận và nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống.[3][4]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn bộ phim là Trần Văn Thủy và Hồ Trí Phổ; cả hai cũng là đồng biên kịch tác phẩm. Thời điểm sản xuất và ra mắt năm 1996,[5] Chuyện từ góc công viên đã đóng vai trò tiên phong trong việc làm phim gần như không dùng lời bình, không âm nhạc – là phong cách phim tài liệu hiện đại vốn còn rất sơ khai tại Việt Nam khi ấy.[6][7]

Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bối cảnh Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, bộ phim đã có mặt tại vô số hội thảo về chất độc da cam tổ chức ở nhiều nơi khác nhau,[8] đặc biệt là Mỹ.[9][10] Phim trước đó cũng từng tham dự các liên hoan phim, buổi chiếu phim quốc tế.[11] Người dịch phụ đề tác phẩm ra tiếng Anh là một học giả người Mỹ tên Diana Fox. Chỉ riêng tại buổi chiếu ở Thành phố New York năm 2004, bộ phim đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả và một tràng pháo tay dài sau khi kết thúc.[12] Các buổi chiếu tại Hà Nội cũng ở trong tình trạng kín chỗ, với đa số khán giả là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.[13] Viết trong cuốn Four Decades On, bộ đôi tác giả Laderman và Martini đã dành lời khen ngợi cho Chuyện từ góc công viên khi không chủ ý được làm ra để gây sốc cho người xem nhưng đã có "tác động khích lệ tới phản ứng nhân đạo".[14]

Vào năm 2009, phim đã được phát sóng trên kênh VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, trong loạt chương trình 24 giờ nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.[15] Về phía Trần Văn Thủy, bộ phim từng được đưa vào hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật ở lĩnh vực điện ảnh cho đạo diễn, nhưng đã không được chấp thuận bởi hội đồng xét duyệt.[16][17]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Tham khảo
1996 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995 Phim tài liệu Chuyện từ góc công viên Giải A [18][19]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 Giải kỹ thuật xuất sắc của Cục Điện ảnh Việt Nam Đoạt giải [20]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Film Openings and Film Series Listings” [Danh sách các buổi chiếu và series phim]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 15 tháng 6 năm 2003. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ “Educational Resources” [Tư liệu giáo dục]. Vietnam Agent Orange Relief & Responsibility Campaign (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát 2005, tr. 69.
  4. ^ “Gặp gỡ Đạo diễn Trần Văn Thuỷ: "Chuyện tử tế" - Hành trình 30 năm”. mcschools.edu.vn. Trường Marie Curie Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ Trần Trọng Đăng Đàn 2010c, tr. 295.
  6. ^ Trọng Thành (10 tháng 7 năm 2013). “Tạp chí xã hội - Chuyện nghề của Thủy: Phỏng vấn đạo diễn Chuyện tử tế. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ Thúy Đinh (4 tháng 2 năm 2022). "Lối đi riêng" của Tạ Quỳnh Tư”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ Phương Vũ (12 tháng 11 năm 2004). “Chương trình giao lưu, gây quỹ ủng hộ nạn nhân dioxin”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ “Chiếu phim gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tại Mỹ”. Nhân Dân. 11 tháng 11 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ “Tiếp tục hành trình của công lý cho nạn nhân chất độc da cam”. Nhân Dân. 25 tháng 11 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Lu, Zhenzhen (7 tháng 3 năm 2003). “Film Series Explores Vietnamese Experiences” [Loạt phim tài liệu khám phá trải nghiệm Việt Nam]. The Harvard Crimson (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ Cam Ly (10 tháng 11 năm 2004). 'Đêm trắng' tại New York: Nối dài hành trình tìm công lý”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Lan Anh (24 tháng 11 năm 2004). “Tiếp tục hành trình của công lý cho nạn nhân chất độc da cam”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ Laderman & Martini 2013, tr. 228.
  15. ^ “Giới thiệu về Ngày da cam - Orange Day 10-8-2009”. Tạp chí Cộng sản. 3 tháng 8 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ Trinh Nguyễn (7 tháng 7 năm 2021). “Vì sao Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế 'trượt' Giải thưởng Hồ Chí Minh?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Hoàng Minh (8 tháng 7 năm 2021). “Giải thưởng Hồ Chí Minh: Vì sao 'Hà Nội trong mắt ai' không được xét tặng?”. Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ Bích Vân; Trần Thanh Giang; Nguyễn Đình Toán (18 tháng 7 năm 2014). “Đạo diễn Trần Văn Thủy - những thước phim, những cuộc đời”. Báo ảnh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ Vân Thảo (29 tháng 3 năm 2016). “Những người đã gặp”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ Bộ Vǎn hoá – Thông tin 1996, tr. 103.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]