Công xa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Công xa (giản thể: 公车; phồn thể: 公車; Xe công) là một cơ quan nhà nước trong lịch sử phương Đông thời cổ đại.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi "công xa" xuất hiện từ thời nhà Chu, vừa chỉ xe của Thiên tử, vừa chỉ xe của quan viên.[1][2]

Đến thời nhà Hán, nhà nước dùng xe ngựa để tiếp nhận ý kiến của sĩ dân gửi cho Hoàng đế. Hoàng đế và Tam công muốn mộ binh, phong quan cho thường dân (người không có quan chức) cũng sẽ cho xe ngựa đến cửa nhà để mời. Từ đó hình thành lên một cơ quan chuyên trách gọi là Công xa.[3][4][5]

Người đứng đầu Công xa là Công xa Tư mã (公車司馬), có thời điểm là Công xa lệnh (公車令), Công xa Tư mã lệnh (公車司馬令), trật 600 thạch, trực thuộc Vệ úy.[6] Trụ sở của Công xa lệnh đặt ở cửa Tư Mã ở vòng thành ngoài, thuộc quan có 1 Thừa, 1 Úy.[7][8]

Bên lề[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thời Hán, chức Công xa Tư mã lệnh tiếp tục được duy trì đến thời Tây Tấn. Từ thời Đông Tấn, gọi thẳng là Công xa lệnh. Đến thời Đường thì Công xa không còn tồn tại như một cơ quan nhà nước, không đặt chức quan riêng.[9]

Từ sau thời Đường, các triều đại có khoa cử như nhà Thanh có quy định dùng xe công của quan phủ để chờ các cử nhân đi thi. Từ đó công xa trở thành từ phiếm chỉ cử nhân hoặc khoa cử.[10][11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Khuyết danh, Thi, Lỗ tụng, Bí cung.
  2. ^ Khuyết danh, Chu lễ, quyển 3, Xuân quan tông bá, Cân xa.
  3. ^ Tư Mã Thiên, Sử ký, quyển 126, Liệt truyện 66, Hoạt kê liệt truyện.
  4. ^ Phạm Diệp, Hậu Hán thư, quyển 47, chí 37, Hoàn Vinh Đinh Hồng liệt truyện.
  5. ^ Phạm Diệp, Hậu Hán thư, quyển 48, chí 38, Dương Lý Trạch Ưng Hoắc Viên Từ liệt truyện.
  6. ^ Lưu Vận Dũng (1982). 西汉长安 [Tây Hán Trường An] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Trung Hoa Thư cục. tr. 64. ISBN 11018-1083 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp).
  7. ^ Ưng Thiệu, Hán quan nghi, Công xa Tư mã lệnh.
  8. ^ Phạm Diệp, Hậu Hán thư, quyển 115, chí 25, Bách quan chí (2).
  9. ^ Quý Đức Nguyên (1999). 中華軍事職官大典 [Trung Hoa quân sự chức quan đại điển] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Giải phóng quân. tr. 119. ISBN 7506535351.
  10. ^ Vương Ứng Khuê (zh), Liễu Nam tùy bút, quyển 2.
  11. ^ Ngụy Tử An (zh), Hoa nguyệt ngân (zh), hồi 2, Hoa Thần miếu cô phần đồng sái lệ; Lư Câu kiều phân đạo các dương tiêu.