Cổng thông tin:Đế chế/Bài viết chọn lọc/6

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đế quốc Nga (tiếng Nga: Российская империя, Rossiyskaya Imperiya) là một nhà nước tồn tại từ năm 1721 cho đến khi tuyên bố thành một nước cộng hòa tháng 8 năm 1917.

Đế quốc Nga thành lập từ Công quốc thời Trung Cổ Moskva, được các hậu duệ của Ivan IV của Nga với danh hiệu là các Sa hoàng (Tsar - bắt nguồn từ Ceasar). Mãi đến tận thế kỷ 17, Nga vẫn là một quốc gia bán khai, lạc hậu trong khi các quốc gia châu Âu khác đã bước sang thời đại Phục hưng. Dù đế quốc này chỉ được Sa hoàng Pyotr I Đại đế chính thức công bố vào năm 1721, nhưng đế quốc này thực sự được khai sinh khi ông trở thành Sa hoàng vào năm 1682. Ông cảm thấy phẫn nộ khi nhìn thấy sự lạc hậu của vương quốc của mình và do đó, trước khi đăng quang, ông đã đi khắp châu Âu, làm nhiều công việc khác nhau và đã học được nhiều kinh nghiệm cần thiết để mang nước Nga phát triển thành một đế quốc cường thịnh khi đó. Tiếp theo đó là cuộc Đại chiến Bắc Âu từ năm 1700 đến năm 1720, Nga hoàng Pyotr I Đại Đế - một nhà chiến lược nổi tiếng trong lịch sử - đã chiếm được các vùng trọng yếu duyên hải và thành lập một thành phố mà sau đó đã trở thành kinh đô của đế quốc này trong 200 năm, đó là Sankt-Peterburg. Vào năm 1709, trong trận Poltava, ông đánh bại Đế quốc Thụy Điển - quốc gia hùng mạnh nhất của Bắc Âu, buộc vua Thụy Điển là Karl XII phải chạy sang Đế quốc Ottoman.