Chelmonops curiosus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chelmonops curiosus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chelmonops
Loài (species)C. curiosus
Danh pháp hai phần
Chelmonops curiosus
Kuiter, 1986

Chelmonops curiosus là một loài cá biển thuộc chi Chelmonops trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1986.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh curiosus trong tiếng Latinh có nghĩa là "tò mò", hàm ý đề cập đến tính tò mò của loài cá này, vì chúng thường nhìn vào mặt nạ hay ống kính máy ảnh của các thợ lặn khi họ bơi đến gần (theo lời của tác giả Rudie Hermann Kuiter).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. curiosus là một loài đặc hữu của Úc, được tìm thấy từ vịnh Shark, Tây Úc dọc theo bờ biển phía nam trải dài đến Victor Harbor, Nam Úc.[3] Vì có phạm vi giới hạn ở bờ tây và nam nên loài này còn có tên gọi là cá bướm Tây Talma, phân biệt với Chelmonops truncatus (cá bướm Đông Talma).

Chúng thường sống trên các rạn viền bờ, đặc biệt là gần những vách đá đứng ở độ sâu đến ít nhất là 60 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. curiosus là 26 cm.[4] C. curiosus có màu xám bạc với bốn dải sọc đen ở hai bên cơ thể, trong đó sọc ở đầu băng qua mắt. Mõm dài và nhọn. Vây lưng và vây hậu môn có hình tam giác vươn cao, tạo thành thùy và được viền đen. Vây bụng có màu đen, trừ các tia gai trước là màu trắng. Cuống đuôi có một dải đen; vây đuôi trong mờ, màu trắng. Cá con có thêm một đốm đen lớn viền trắng ở vây lưng.[3][5]

C. truncatus, loài đặc hữu ở bờ đông Úc, được phân biệt với C. curiosus bởi vây lưng và vây hậu môn thấp hơn, cũng như độ sâu cơ thể (tính từ sống lưng xuống bụng) nhỏ hơn so với C. curiosus.[5]

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 25–27; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 19–20; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[3]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. curiosus bao gồm tảo, giun nhiều tơđộng vật giáp xác nhỏ. Cá trưởng thành thường sống thành đôi, nhất là vào thời điểm sinh sản.[1]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

C. curiosus đôi khi được thu thập trong ngành thương mại cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Chelmonops curiosus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165706A6097200. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165706A6097200.en. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ a b c Dianne J. Bray & Martin F. Gomon. “Western Talma, Chelmonops curiosus Kuiter 1986”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chelmonops curiosus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  5. ^ a b Mark McGrouther. “Western Talma, Chelmonops curiosus Kuiter, 1986”. Australian Museum. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.