Chuck Hagel

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuck Hagel
Chức vụ
Nhiệm kỳ27 tháng 2 năm 2013 – 17 tháng 2 năm 2015
1 năm, 355 ngày
Tiền nhiệmLeon Panetta
Kế nhiệmAshton Carter
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ3 tháng 1 năm 1997 – 3 tháng 1 năm 2009
12 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmJames Exon
Kế nhiệmMike Johanns
Vị tríNebraska
Nhiệm kỳ28 tháng 10 năm 2009 – 
14 năm, 143 ngày
Tiền nhiệmStephen Friedman
Thông tin chung
Sinh4 tháng 10, 1946 (77 tuổi)
North Platte, Nebraska, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpNhà chính trị
Đảng chính trịĐảng cộng hòa
VợPatricia Lloyd (1979–1982)
Lilibet Hagel (1985 đến nay)
Trường lớpBrown College, Minnesota
Đại học Nebraska, Omaha

Charles Timothy "Chuck" Hagel (sinh ngày 04 tháng 10 năm 1946[1]) là một chính khách Mỹ và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thứ 24 từ ngày 27 tháng 2 năm 2013 đến ngày 17 tháng 2 năm 2015. Ông là cựu thượng nghị sĩ từ Nebraska (1997 - 2009).

Ông đã từng tham gia và bị thương trong chiến tranh Việt Nam. Hagel trở về Hoa Kỳ và bắt đầu một sự nghiệp chính trị và kinh doanh, là đồng sáng lập của Vanguard Cellular. Một thành viên của Đảng Cộng hòa, Hagel lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện năm 1996. Ông tái đắc cử vào năm 2002 và sau đó đã nghỉ hưu trong năm 2008. Hagel là một giáo sư tại Trường đối ngoại Edmund A. Walsh tại Đại học Georgetown, Chủ tịch của Hội đồng Đại Tây Dương, và là đồng Chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo cho Tổng thống Hoa Kỳ (President's Intelligence Advisory Board).

Trong tháng 12 năm 2012, báo chí đã thông báo rộng rãi rằng Hagel có thể được đề cử để thay thế Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta, trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama[2][3][4]. Ngày 27 tháng 2 năm 2013, ông nhận chức Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thay thế cho ông Leon Panetta.

Tuy nhiên, chưa đầy hai năm trên cương vị, trước áp lực từ dư luận và sự không hài lòng của Tổng thống Obama, ông đã quyết định từ chức. Quyết định chính thức đã được Tổng thống Obama công bố vào ngày 24 tháng 11 năm 2014.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hagel sinh ra ở North Platte, Nebraska, con trai của bà Betty (nhũ danh Dunn) và ông Charles Dean Hagel. Cha của ông người gốc Đức, còn mẹ ông người gốc Ba Lan và Ai Len.[5][6] Ông tốt nghiệp từ Trường trung học St. Bonaventure (nay là Trường trung học Công giáo Trung tâm Scotus) ở Columbus, Nebraska năm 1964, Viện Brown Phát thanh và Truyền hình năm 1966 và Đại học Nebraska tại Omaha năm 1971.[1]

Hagel là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, đã phục vụ trong bộ binh Quân đội Hoa Kỳ, cấp bậc trung sĩ (E-5) từ 1967 - 1968. Ông đã giữ cương vị tiểu đội trưởng bộ binh Sư đoàn bộ binh 9[7]. Trong khi phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, Hagel đã được tặng thưởngVietnamese Cross of Gallantry, hai Purple Heart, Army Commendation Medal, và Combat Infantryman Badge.[8]. Sau khi trở về Hoa Kỳ từ Việt Nam, ông đã làm một phát thanh viên đài phát thanh và dẫn chương trình ở Omaha từ 1969 đến 1971[9].

Năm 1971, Hagel đã được thuê làm nhân viên cho Thượng nghị sĩ John Y. McCollister (R-NE), phục vụ cho đến năm 1977. Trong bốn năm tiếp theo, ông làm nhà vận động hành lang cho Công ty cao su và lốp xe Firestone,[10], vào năm 1980, ông phục vụ cho một tổ chức cho các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống thành công của cựu Thống đốc bang California Ronald Reagan.[10]

Sau lễ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ của Reagan, Hagel đã được bổ nhiệm làm Phó cục trưởng Cục cựu chiến binh. Tuy nhiên, vào năm 1982, ông từ chức do không đồng ý với CỤc trưởng cục này Robert P. Nimmo, người có ý định cắt tài trợ cho các chương trình của cựu binh Mỹ. Nimmo đã gọi nhóm cựu chiến binh là "tham lam", và chất độc da cam là không tệ hơn nhiều so với "mụn trứng cá của đám tuổi tin".[11]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

  • Về cuộc khủng hoảng ở Krym (tại Tokyo vào ngày 5.04.2014 trước khi tới Trung Quốc trong chuyến đi thăm các nước Á châu):

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Biographical information on ex-Sen. Chuck Hagel[liên kết hỏng], The Associated Press, published in The News-Times, ngày 17 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “Report: Chuck Hagel being vetted for top State, Defense posts”. thehill.com. ngày 28 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ “Obama to fill key posts in weeks, Hagel on Pentagon short list”. news.yahoo.com. ngày 4 tháng 12 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ “Chuck Hagel being vetted by Obama administration”. washingtonpost.com. ngày 28 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ Lelyveld, Joseph. [1]. "The New York Times Magazine", online edition, The Heartland Dissident, ngày 12 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  6. ^ Dufour, Jeff. Glenn Close and Chuck Norris push pet projects Lưu trữ 2013-10-30 tại Wayback Machine. The Hill, online edition, Under The Dome, ngày 11 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ Experiencing War, Stories from the Veterans History Project, Charles Timothy Hagel, Library of Congress, accessed ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ Congressional Record: Proceedings and Debates of the 110th Congress, Government Printing Office, ngày 2 tháng 10 năm 2008, Remarks by Senator Harry Reid,p. 692.
  9. ^ Biographical Directory of the U.S. Congress, United States Congress, accessed ngày 17 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ a b Berens, Charlyne (2006). Chuck Hagel: Moving Forward. Lincoln [u.a.]: Univ. of Nebraska Press. tr. 52–54. ISBN 978-0-8032-1075-2.
  11. ^ Macpherson, Myra, Long Time Passing: Vietnam and the Haunted Generation, Đại học Indiana Press, 2001, p. xxxvi
  12. ^ Ukrainian lessons can help the US in Asia, FT, 10.04.2014

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Phim tài liệu, các trang chủ đề và cơ sở dữ liệu
Các diễn văn chọn lọc
Các bài báo chọn lọc