Costanza II của Sicilia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Costanza II của Sicilia
Costanza II di Sicilia
Costanza II của Sicilia
Nữ vương Sicilia
Tại vị1282 – 1285 [1]
(cũng là người đòi ngai vàng từ năm 1268)
Đồng cai trịPero III của Aragón Vua hoặc hoàng đế [1]
Tiền nhiệmCorradino II (người đòi ngai vàng) hoặc Carlo I (trên thực tế)
Kế nhiệmGiacomo I Vua hoặc hoàng đế
Vương hậu Aragón
Tại vị27 tháng 7 năm 1276 – Tháng 11 năm 1285
(9 năm)
Tiền nhiệmJolán của Hungary
Kế nhiệmIsabel của Castilla
Thông tin chung
SinhKhoảng năm 1249
Vương quốc Sicilia
Mất9 tháng 4 năm 1302(1302-04-09) (52–53 tuổi)
Barcelona, Vương quyền Aragón
An tángThánh đường Barcelona
Phối ngẫu
Pero III của Aragón Vua hoặc hoàng đế
(cưới 1262⁠–⁠1285)
Hậu duệ
Vương tộcNhà Hohenstaufen
Nhà Barcelona (kết hôn)
Thân phụManfredi I của Sicilia Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuBeatrice của Savoia
Tôn giáoCông giáo La Mã
Vương huy của Costanza II của Sicilia

Costanza II của Sicilia (tiếng Ý: Costanza II di Sicilia; 1249 – 9 tháng 4 năm 1302) là Nữ vương Sicilia từ năm 1282 đến năm 1285 và là Vương hậu Aragón thông qua hôn nhân với Pero III của Aragón. Từ năm 1268 đến năm 1285, Costanza II cũng là người đòi ngai vàng của Vương quốc Sicilia.[2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Costanza là con gái duy nhất của Manfredi I của SiciliaBeatrice của Savoia.[3] Vương nữ chủ yếu được nuôi dưỡng bởi Bella d'Amichi, sau này chính là sủng thần và tri kỷ của Costanza.[4] Ngày 13 tháng 6 năm 1262, Vương nữ Costanza kết hôn với Vương tử Pero,[5] con trai cả của Chaime I của AragónJolán của Hungary. Cha của Costanza, Manfredi I bị giết trong Trận Benevento (26 tháng 2 năm 1266) khi đang chiến đấu chống lại kẻ thù là Charles I xứ Anjou.[6] Costanza do đó thừa kế yêu sách đối với ngai vàng Sicilia từ cha. Theo tác giả E.L. Miron trong cuốn sách "The Queens of Aragon" (tạm dịch:"Những Nữ vương và Vương hậu của Aragón"), Costanza là Vương hậu Aragón đầu tiên có lễ đăng quang được ghi nhận là diễn ra tại Zaragoza vào ngày 17 tháng 11 năm 1276.

Chaime I qua đời vào ngày 27 tháng 7 năm 1276 và Pero kế vị ngai vàng Aragón với trị hiệu Pero III, Costanza vì thế cũng trở thành Vương hậu. Trong Chiến tranh Kinh chiều Sicilia (1282–1302), Pero và sau đó các con trai của hai người đã tuyên bố kế vị ngai vàng của Sicilia theo đúng ý muốn của Costanza. Chiến tranh dẫn đến sự phân chia Vương quốc Sicilia và sự thành lập Vương quốc Trinacria được cai trị bởi hậu duệ của Costanza II và Vương quốc Napoli được cai trị bởi hậu duệ của Charles I xứ Anjou.

Tháng 11 năm 1285, Pero III qua đời. Costanza sau đó qua đời với tư cách là nữ tuBarcelona.

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Costanza II của Sicilia và Pero III của Aragón có với nhau sáu người con:

Vai trò trong Thần khúc của Dante[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù hầu hết các nguồn tư liệu lịch sử đều có rất ít thông tin về Costanza II nhưng nữ vương vẫn chiếm một vị trí nhất định trong Thần khúc của Dante Alighieri. Sự xuất hiện của Costanza II trong Canto III của Purgatorio trong Thần khúc rất nhẹ nhàng và giống như một cái bóng. Người đọc biết đến Costanza II thông qua lời tâm tình của cha của Constanza là Manfredi I của Sicilia, người mà Dante gặp tại Núi Luyện ngục dành riêng cho những linh hồn bị vạ tuyệt thông. Manfredi I cầu xin nhà thơ hãy kể lại sự thật "nếu một câu chuyện khác được kể cho con gái xinh đẹp [của ông], mẹ của niềm kiêu hãnh của Sicily và Aragon."[10] Manfredi tiếp tục kể cho Dante về việc mình đã ăn năn và thú nhận với Chúa những tội lỗi "khủng khiếp" của bản thân ngay trước khi qua đời, do đó được cứu khỏi án phạt đời đời ở hỏa ngục, trái ngược với phỏng đoán. Manfredi kết thúc câu chuyện bằng lời dặn với Dante rằng thời gian thanh luyện trong Luyện ngục của mình có thể được rút ngắn nếu những người sống trên Trái đất cầu nguyện cho linh hồn của Manfredi, và nhờ Dante nói cho Costanza biết về tình cảnh hiện tại của mình và "những lời cầu nguyện thiêng liêng" của con gái có thể giúp ích rất nhiều để Manfredi được lên Thiên đường.[10]

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Baker, Julian (20 tháng 10 năm 2020). Coinage and Money in Medieval Greece 1200-1430 (2 vols.) (bằng tiếng Anh). BRILL. tr. 767. ISBN 978-90-04-43464-6. Constance and Peter of Aragon (1282-1285)
  2. ^ Runciman 1958, tr. 202.
  3. ^ George 1875, tr. table XIII.
  4. ^ «Diccionari Biogràfic de Dones: Bella, d'Amichi Lưu trữ 2016-08-07 tại Wayback Machine»
  5. ^ Burgtorf 2007, tr. 74.
  6. ^ Bartlett 2020, tr. 279.
  7. ^ a b c Lodge 1924, tr. 278.
  8. ^ Previte-Orton 1960, tr. 825.
  9. ^ Cawsey 2002, tr. 2.
  10. ^ a b Hollander, Jean and Robert (2003). Translation of Purgatorio. New York: Anchor Books. tr. 111. ISBN 0-385-49700-8.

Nguồn tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bartlett, Robert (2020). Blood Royal: Dynastic Politics in Medieval Europe. Cambridge University Press.
  • Burgtorf, Jochen (2007). “A Mediterranean Career in the Late Thirteenth Century: Hospitaller Grand Master Boniface of Calamandrana”. Trong Borchardt, Karl; Jaspert, Nikolas; Nicholson, Helen J (biên tập). The Hospitallers, the Mediterranean and Europe: Festschrift for Anthony Luttrell. Ashgate.
  • Cawsey, Suzanne F. (2002). Kingship and Propaganda: Royal Eloquence and the Crown of Aragon c.1200-1450. Oxford University Press.
  • George, Hereford Brooke (1875). Genealogical Tables Illustrative of Modern History. Oxford at the Clarendon Press.
  • Lodge, Eleanor Constance (1924). The End of the Middle Age, 1273-1453. Methuen & Company Limited.
  • Previte-Orton, C.W. (1960). The Shorter Cambridge Medieval History. II: The twelfth century to the Renaissance. Cambridge at the University Press.
  • Runciman, Steven (1958). The Sicilian Vespers: A History of the Mediterranean World in the Later Thirteenth Century. Cambridge University Press.