Diadumene leucolena

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Diadumene leucolena
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Cnidaria
Lớp: Anthozoa
Bộ: Actiniaria
Họ: Diadumenidae
Chi: Diadumene
Loài:
D. leucolena
Danh pháp hai phần
Diadumene leucolena
(Verrill, 1866)[1]
Các đồng nghĩa[2]
  • Cylista leuconela (Verrill, 1866)
  • Cylista levolena
  • Diadumene leucolens
  • Diadumine leucolena
  • Sagartia leucolena Verrill, 1866

Diadumene leucolena là tên của một loài thuộc bộ hải quỳ nằm trong họ Diadumenidae. Người ta phát hiện ra chúng sống ở vùng thủy triều lên xuống và khu vực gần đó ở vùng biển phía đông bắc của Đại Tây Dương, biển Caribbean, vùng biển phía bắc của Thái Bình Dương.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ở trạng thái thoải mái nhất, thân của loài này có chiều dài lên đến 38 mm và rộng 12 mm. Phần thân và phần tua đều có màu hồng trong suốt. Đôi khi ở phần đầu của thân có sắc xanh hơi mờ. Thân nhìn có vẻ nhẵn nhưng khi nhìn kỹ thì ta thấy có những chỗ phồng lên bất thường.[3][4]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta phát hiện ra chúng ở vùng biển phía bắc của Đại Tây Dương và biển Caribbean cũng như là vùng phía bắc của Thái Bình Dương[2]. Tại các khu vực này chúng sống ở vùng nước nông, các khu vực có độ mặn thấp, trên đá, trên vỏ của những con hàu còn sống và trên các cọc, bè.[3][5]

Sinh vật học[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng là loài sinh sản hữu tính, con đực và con cái phóng các giao tử của nó vào môi trường nước. Khi đó những trứng thụ tinh sẽ nở ra ấu trùng, ấu trùng này bơi tự do và di chuyển xuống đáy biển. Qua quá trình biến thái hoàn toàn, ấu trùng trở thành con non.[6][7]

Mật độ và số lượng loài này lúc nào cũng ổn định bởi vì chúng có nhiều kiểu gen nên có thể thích ứng với môi trường. Còn một loài bà con của nó tên là Diadumene lineata, loài này thì trong một khoảng thời gian nào đó số lượng và mật độ của loài này rất lớn nhưng sau một thời gian thì toàn bộ chúng biến mất bất thình lình. Nguyên nhân là do chúng sinh sản vô tính nên các kiểu gen không đa dạng và khi môi trường thay đổi các kiểu gen ấy không giúp nó sống sót được.[6][7]

Loài này thường sống trên mai hoặc vỏ của các loài động vật khác. Điển hình là loài rùa quản đồng. Người ta phát hiện ra rằng trong một cái rãnh của mai rùa gây ra bởi chân vịt có đến gần 200 cá thể loài này cũng như là đồng loại của chúng. Đây được xem như là nơi ở lý tưởng của các loài sinh vật này.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Verrill, A.E. (1866). “On the polyps and echinoderms of New England, with descriptions of new species”. Proceedings of the Boston Society of Natural History. 10: 333–357, 336.
  2. ^ a b Fautin, Daphne (2015). Diadumene leucolena (Verrill, 1866)”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “WoRMS” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ a b Laboratory and Field Text Invertebrate Zoology. Intertidal Invertebrates of the Central California Coast. University of California Press. tr. 44. GGKEY:UF98Q9X9FDQ.
  4. ^ Gosner, Kenneth L. (2014). A Field Guide to the Atlantic Seashore: From the Bay of Fundy to Cape Hatteras. Houghton Mifflin Harcourt. tr. 98. ISBN 978-0-544-53085-0.
  5. ^ Lippson, Robert L.; Lippson, Alice Jane (2009). Life along the Inner Coast: A Naturalist's Guide to the Sounds, Inlets, Rivers, and Intracoastal Waterway from Norfolk to Key West. University of North Carolina Press. tr. 210. ISBN 978-0-8078-9859-8.
  6. ^ a b Bell, Graham (1982). The Masterpiece of Nature: The Evolution and Genetics of Sexuality. CUP Archive. tr. 179–180. ISBN 978-0-85664-753-6.
  7. ^ a b Shick, J. Malcolm; Lamb, Allen N. (1977). “Asexual reproduction and genetic population structure in the colonizing sea anemone Haliplanella luciae. The Biological Bulletin. 153 (3): 604–617. doi:10.2307/1540609.
  8. ^ Frick, Michael G.; Williams, Kristina L.; Veljacic, David; Pierrard, Lianne; Jackson, James A.; Knight, Stacie E. (2000). “Newly Documented Epibiont Species from Nesting Loggerhead Sea Turtles (Caretta caretta) in Georgia, USA”. Marine Turtle Newsletter. 88: 3–5.