Fagraea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fagraea
Trai xoan (Fagraea ceilanica)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Gentianaceae
Tông (tribus)Potalieae
Phân tông (subtribus)Potaliinae
Chi (genus)Fagraea
Thunb., 1782
Loài điển hình
Fagraea ceilanica
Các loài
Xem bài.

Fagraea là một chi thực vật trong họ Gentianaceae.[1] Hiểu theo nghĩa rộng nó bao gồm khoảng 70 loài cây gỗ, cây bụi, dây leo và thực vật biểu sinh/bán biểu sinh. Chúng có thể được tìm thấy trong các khu rừng, đầm lầy và các môi trường sống nhiệt đới khác ở châu Á từ Ấn Độ và Sri Lanka qua Đông Nam Á tới Australia và các đảo trên Thái Bình Dương – xa tới miền đông Polynesia, với trung tâm đa dạng ở Malesia,[2] trong đó khoảng 50 loài có mặt tại Malaysia bán đảo và Borneo.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Từng có thời được xếp trong họ Loganiaceae hay họ Potaliaceae. Tuy nhiên các phân tích cấp độ phân tử trong thập niên 1990 cho thấy nó và toàn bộ nhóm chứa nó (tông Potalieae) tốt nhất nên đặt trong họ Gentianaceae.

Trong quá khứ, người ta chia chi này thành 3 tổ/phân chi là Cyrtophyllum = Parviflorae, Fagraea = Fagraea verae = Corymbosae = PsedocorymbosaeRacemosae = Eufagraea = Pseudoracemosae.

Giai đoạn năm 2012-2014, M. Sugumaran, K. M. Wong và J. B. Sugau đã xem xét lại vấn đề phân loại Fagraea sensu lato[3] và đề xuất việc tách ra thành các chi độc lập là Cyrtophyllum, Limahlania, Picrophloeus, UtaniaFagraea sensu stricto.[4][5][6][7][8]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều loài Fagraea được con người sử dụng để lấy gỗ hoặc hoa. Hoa nở vào buổi chiều, thường có mùi thơm và thụ phấn nhờ dơi. Chúng quá nổi bật tới mức có những vai trò trong thần thoại Polynesia. Chúng làm cho các loài cây này trở thành hấp dẫn trong vai trò của cây cảnh. Một số được sử dụng để làm các vòng hoa (lei) trong văn hóa Hawaii. Trai tai (Fagraea auriculata), một loài cây gỗ cao tới 20 m, ra những bông hoa màu vàng rất to, ống tràng dài 10–12 cm và toàn bộ hoa rộng tới trên 30 cm, làm cho nó trở thành một trong những loài có hoa to lớn nhất trên thế giới. Nhiều loài, đặc biệt là những loài trong khu vực Malesia, sản sinh gỗ có giá trị kinh tế cao. Nó cũng được sử dụng để chạm khắc người gỗ tiki của người Māori. Một số loài được sử dụng trong y học cổ truyền, sản xuất nước hoaliệu pháp dầu thơm. Hình tượng các bông hoa cũng được thể hiện trong nhiều tác phẩm mỹ thuật truyền thống của một số nền văn hóa trong khu vực.[2]

Quả là thức ăn của nhiều loài động vật, như đà điểu đầu mào, dơi quạcầy.[2]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

The Plant List hiện tại công nhận chi này theo nghĩa rộng chứa 72 loài:[9]

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Backlund M., et al. (2000). Phylogenetic relationships within the Gentianales based on NDHF and RBCL sequences, with particular reference to the Loganiaceae. Lưu trữ 2009-01-15 tại Wayback Machine American Journal of Botany 87: 1029-43.
  2. ^ a b c Motley T. J. (2004). The ethnobotany of Fagraea Thunb.(Gentianaceae): The timber of Malesia and the scent of Polynesia. Lưu trữ 2011-09-12 tại Wayback Machine Economic Botany 58(3): 396-409.
  3. ^ M. Sugumaran & K. M. Wong, 2012. Studies in Malesian Gentianaceae I: Fagraea sensu lato―complex genus or several genera? A molecular phylogenetic study. Gardens’ Bulletin Singapore 64(2): 301 –332.
  4. ^ a b K. M. Wong & M. Sugumaran, 2012. Studies in Malesian Gentianaceae II: A taxonomic framework for the Fagraea complex, including the new genus Limahlania. Gardens’ Bulletin Singapore 64(2): 481 –495.
  5. ^ a b c d e K. M. Wong & M. Sugumaran, 2012. Studies in Malesian Gentianaceae III: Cyrtophyllum reapplied to the Fagraea fragrans alliance. Gardens’ Bulletin Singapore 64(2): 497 –510.
  6. ^ a b c d K. M. Wong, 2012. Studies in Malesian Gentianaceae IV: A revision of Picrophloeus. Gardens’ Bulletin Singapore 64(2): 511 –522.
  7. ^ a b c d e f g h i K.M. Wong, M. Sugumaran & J. B. Sugau, 2013. Studies in Malesian Gentianaceae, V. The Fagraea complex in Borneo: New generic assignments and recombinations. Gardens’ Bulletin Singapore 65(2): 235 –239. 2013
  8. ^ a b c d M. Sugumaran & K.M. Wong, 2014. Studies in Malesian Gentianaceae, VI. A revision of Utania in the Malay Peninsula with two new species. Plant Ecology and Evolution 147(2): 213-223 doi:10.5091/plecevo.2014.971
  9. ^ Fagraea. The Plant List (tra cứu 12/10/2017).