Ghế đúc khối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một ghế đúc khối

Ghế đúc liền/ nguyên khối, ghế monobloc, tên thông thường ghế nhựa/ plastic, là một loại ghế được làm bằng nhựa polypropylene nhẹ có thể xếp chồng lên nhau, thường có màu trắng. Đây là loại ghế nhựa phổ biến nhất thế giới.[1][2] Cái tên này xuất phát từ mono- - ("một") và bloc ("khối"), có nghĩa là một vật thể được đúc thành một khối/mảnh duy nhất.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên thiết kế ban đầu của nhà thiết kế người Canada DC Simpson vào năm 1946, các biến thể của ghế nhựa đúc khối đã được Allibert Group và Grosfillex Group sản xuất vào những năm 1970.[3] Chúng được lấy cảm hứng từ thiết kế Chair Universal 4867 của Joe Colombo vào năm 1965, nhưng không có bằng sáng chế nào được nộp cho thiết kế ghế monobloc.[4][5] Do đó, một số lượng ghế rất lớn đã được sản xuất khắp thế giới. Ghế được đúc/ ép từ nhựa nhiệt dẻo thành một khối chứ không phải được lắp ráp từ nhiều khối. Có nhiều biến thể và phong cách tồn tại nhưng tất cả đều được thiết kế để cho phép sản xuất ghế một cách nhanh chóng và rẻ tiền thông qua quá trình ép phun. Một loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến được sử dụng là polypropylene, với các hạt được nung nóng đến khoảng 220 độ C, và chất lỏng nung chảy được bơm vào khuôn.[6] Cổng miệng của khuôn thường được đặt ở chỗ ngồi,[7] đảm bảo dòng chảy thông suốt đến tất cả các bộ phận của dụng cụ.

Gần một tỷ ghế monobloc đã được bán chỉ riêng ở châu Âu, với một nhà sản xuất Ý sản xuất hơn mười triệu chiếc mỗi năm. Nhiều biến thể thiết kế của ý tưởng cơ bản ra đời.[8] Những chiếc ghế có giá khoảng 3,50 đô la để sản xuất, khiến chúng có giá cả phải chăng trên toàn thế giới.[2] Thiết kế có thể xếp chồng lên nhau hỗ trợ rất nhiều trong việc nhanh chóng các cuộc tụ họp lớn rồi chồng lại để cất giữ những chiếc ghế sau đó.[9] Ghế monobloc được sử dụng phổ biến ngoài trời vì các đặc điểm thiết kế như khe hở trên mặt ghế và tựa lưng để nước mưa và gió lọt qua và chân đế rộng giúp khó bị lật.[10] Nhà lý thuyết xã hội Ethan Zuckerman mô tả chiếc ghế đã đạt được sự phổ biến trong việc toàn cầu hóa kinh tế.[2] Ghế monobloc đã bị cấm sử dụng trong các không gian công cộng ở thành phố Basel, Thụy Sĩ trong thời gian ngắn từ năm 2008[11] đến năm 2017[12][13] để bảo tồn vẻ đẹp của cảnh quan thành phố.

Triển lãm[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Is This the World's Most Famous Chair?”. TreeHugger. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ a b c “Those White Plastic Chairs – The Monobloc and the Context-Free Object | … My heart's in Accra”. Ethan Zuckerman. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020. The Monobloc is one of the few objects I can think of that is free of any specific context. Seeing a white plastic chair in a photograph offers you no clues about where or when you are.
  3. ^ Rashid, Karim. “A brief history of the humble plastic chair”. CNN. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Suzdaltsev, Jules (ngày 28 tháng 1 năm 2015). “White Plastic Chairs Are Taking Over the World”. VICE (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
  5. ^ “Monobloc Chair: Joe Colombo and Vico Magistretti”. Chairblog.eu. ngày 27 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
  6. ^ Gosnell, Mariana (tháng 7 năm 2004). “Everybody Take A Seat”. Smithsonian.
  7. ^ Chair, Misunderstood (Audio) (bằng tiếng Anh). Every Little Thing. ngày 3 tháng 7 năm 2017. Sự kiện xảy ra vào lúc 20 minute 20 seconds.
  8. ^ “the monobloc plastic chair”. designboom. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  9. ^ HAMADA, Midori (ngày 4 tháng 4 năm 2012). “A Cadeira Monobloco (The Monobloc Chair)”. OBVIOUS Magazine (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
  10. ^ Niermann, Ingo (ngày 26 tháng 8 năm 2004). “Ingo Niermann: Plastic Chair”. functionalfate.org. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
  11. ^ “Abschied von Plastikstühlen”. Basler Zeitung (bằng tiếng Đức). ISSN 1420-3006. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ “Basel rüstet auf: Foodtrucks ab sofort erlaubt und Plastikstühle wieder willkommen”. TagesWoche (bằng tiếng Đức). ngày 14 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ “Grossräte wollen die Lex Plastikstuhl zurück”. TagesWoche (bằng tiếng Đức). ngày 20 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ Der Allgegenwärtige (The Omnipresent) in Frankfurter Allgemeine Zeitung. ngày 30 tháng 4 năm 2017, Page 53