Giá trị lưu trữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giá trị lưu trữ là bất kỳ loại hàng hóa hay tài sản có khả năng giữ được sức mua trong tương lai. Đây cũng là chức năng của tài sản được lưu giữ, khôi phục và trao đổi sau, được dự đoán là sẽ hữu dụng khi được khôi phục.[1]

Giá trị lưu trữ phổ biến nhất trong thời đại này vẫn luôn là tiền, tiền tệ hay một món hàng hóa như kim loại quý hiếm hay quỹ tài chính. Mục đích của giá trị lưu trữ là quản lý rủi ro nếu có lượng nhu cầu ổn định về tài sản cơ bản.[2]

Tiền là giá trị lưu trữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền giấy và tiền xu

Kinh tế học tiền tệ là một nhánh của kinh tế học nhằm phân tích chức năng của tiền.[3] Lưu trữ tiền tệ là một trong ba chức năng của tiền được chấp nhận. Hai chức năng còn lại là phương tiện trao đổi, nghĩa là đồng tiền được dùng như vật trung gian để tránh sự bất tiện như trùng khớp nhu cầu, và là đơn vị tính toán, nghĩa là giá trị của nhiều hàng hóa, dịch vụ, tài sản và tiền nợ sẽ được trả gấp nhiều lần. Tiền rất phù hợp với việc lưu trữ giá trị vì sức mua của chính nó,[4] và cũng rất hữu dụng vì tính lâu bền.[5]

Vì có chức năng lưu trữ giá trị, một lượng lớn tiền được tích trữ.[6] Giá trị lưu trữ của tiền sẽ giảm nếu có biến động đáng kể trong mức giá chung,[7] nên nếu lạm phát tăng, sức mua giảm thì chi phí sẽ được đặt lên trên việc giữ tiền.[8]

Nhân viên được trả công bằng tiền tệ có mức lạm phát cao sẽ muốn tiêu xài hết thu nhập thay vì giữ tiết kiệm.[9] Khi một đơn vị tiền tệ mất đi giá trị lưu trữ, hay chính xác hơn là, nó được cho là sẽ mất đi sức mua trong tương lai, thì sẽ rớt xuống, không còn là chức năng của đồng tiền nữa. Điều này sẽ khiến mọi người sử dụng ngoại tệ thay thế.[10]

Theo lý thuyết tiền tệ Cambridge được trình bày bởi phương trình Cambridge, khả năng của đồng tiền để lưu trữ giá trị quan trọng hơn chức năng phương tiện trao đổi.[11] Việc Cambridge tuyên bố rằng cầu tiền tệ bắt nguồn từ khả năng lưu trữ giá trị là đối lập với tư tưởng của nhà kinh tế học Fisher. Ông cho rằng: cầu tăng bởi cần có tiền để trao đổi.[12]

Các giá trị lưu trữ khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trái phiếu chính phủ Ba Lan, 1863
Vàng và các kim loại khác cũng là những giá trị lưu trữ tốt

Ngoài tiền, còn có những giá trị lưu trữ khác là:

  • Trái phiếu - được bảo đảm giá trị bởi hợp đồng hợp pháp
  • Quyền sở hữu và quyền quản lý vật nuôi (xem thêm tiền tệ châu Phi)
  • Bất động sản - quyền sở hữu trong chứng thư về sử dụng và bảo vệ đất
  • Thẻ lưu giá trị - giá trị được lưu trên thẻ vật lý dưới dạng dữ liệu nhị phân

Trong khi những mục này khá đa dạng về giá trị và có thể gây bất tiện cho việc lưu trữ hay kinh doanh hàng ngày, nhưng sẽ hiếm khi mất hoàn toàn giá trị. Nó không cần phải là tài sản vốn, chỉ cần có giá trị kinh tế ngay cả khi trong trường hợp tệ nhất cũng sẽ không biến mất. Đất đai, nhà cửa và tài sản sẽ gặp bất lợi khi lưu trữ giá trị vì sẽ tốn thời gian để tìm khách hàng. Nói chung, điều này có thể đúng trong bất kỳ hàng hóa công nghiệp, nhưng vàng và kim loại quý hiếm thường được ưa chuộng vì lượng cầu và tính hiếm trong tự nhiên. Hai đặc điểm này giảm nguy cơ bị phá giá vì sản lượng và nguồn cung cấp tăng.

Giá trị lưu trữ của tiền mã hóa đang là vấn đề gây tranh cãi gần đây.[13][14][15][16] Tổng vụ Thu thuế Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hành hướng dẫn sử dụng tiền ảo như một phương tiện trao đổi, đơn vị tính toán, và giá trị lưu trữ.[17] Tiền ảo Bitcoin thường được những người ủng hộ so sánh với vàng.[18][19] Trong vai trò là giá trị lưu trữ, tiền mã hóa thường sinh ra lo lắng bởi nó hoàn toàn không ổn định,[20] hay bởi những mối quan ngại về cách điều chỉnh hay giải quyết mâu thuẫn khẩn cấp của nhà nước.[21] Hãy chú ý rằng sổ cái kỹ thuật số Bitcoin là không thể thay đổi và Bitcoin không thể bị đánh cắp, trừ khi sử dụng vũ lực, còn được biết đến là “tấn công bằng cờ lê 5 đô la” ($5 wrench attack).[22]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Store of Value”. Corporate Finance Institute (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Mankiw, N. Gregory (2012). Essentials of Economics. Cengage Learning. tr. 437. ISBN 978-1133418948. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Mankiw, N. Gregory (2012). Essentials of Economics. Cengage Learning. tr. 437. ISBN 978-1133418948. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ Gwartney, James; Richard Stroup; Russell Sobel; David Macpherson (2008). Economics: Private and Public Choice. Cengage Learning. tr. 264. ISBN 978-0324580181. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ Boyes, William; Michael Melvin (2011). Fundamentals of Economics. Cengage Learning. tr. 295. ISBN 978-1133172994. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ Einzig, Paul (2014). Primitive Money: In its Ethnological, Historical and Economic Aspects, Edition 2. Elsevier. tr. 425. ISBN 9781483157153. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ Currie, David A. (1981). Macro Economic Analysis. Nirali Prakashan. tr. 2.14. ISBN 9380064195. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ Gwartney, James; Richard Stroup; Russell Sobel; David Macpherson (2008). Macroeconomics: Public and Private Choice. Cengage Learning. tr. 264. ISBN 978-0324580198. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  9. ^ Boyes, William; Michael Melvin (2011). Fundamentals of Economics. Cengage Learning. tr. 295. ISBN 978-1133172994. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  10. ^ Boyes, William; Michael Melvin (2011). Fundamentals of Economics. Cengage Learning. tr. 295. ISBN 978-1133172994. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  11. ^ Economic Concepts and Methods. FK Publications. tr. 297. ISBN 818859718X. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.[liên kết hỏng]
  12. ^ Reddy, R. Jayaprakash (2004). Advanced Monitory Theory & Policies. APH Publishing. tr. 50. ISBN 8176486124. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  13. ^ “Mark Cuban: Bitcoin is 'more religion than solution' and won't help in 'doomsday scenarios'. CNBC. 17 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ Davies, Gavyn (10 tháng 1 năm 2021). “Bitcoin has ambitions for gold's role”. Financial Times.
  15. ^ Shiller, Robert J. (15 tháng 12 năm 2017). “What is Bitcoin Really Worth? Don't Even Ask”. The New York Times.
  16. ^ “As bitcoin's price plunges, skeptics say the cryptocurrency has no value. Here's one argument for why they're wrong”. CNBC. 16 tháng 1 năm 2018.
  17. ^ “Internal Revenue Bulletin: 2014-16 | Internal Revenue Service”.
  18. ^ “Tom Lee gives the long-term bullish case for bitcoin and why it's better than gold”. CNBC. 4 tháng 2 năm 2021.
  19. ^ “JPMorgan says bitcoin could rise to $146,000 long term as it competes with gold”. CNBC. 5 tháng 1 năm 2021.
  20. ^ Shiller, Robert J. (15 tháng 12 năm 2017). “What is Bitcoin Really Worth? Don't Even Ask”. The New York Times.
  21. ^ “Does Regulation Chill Cryptocurrency Trading?”. The Regulatory Review. 31 tháng 8 năm 2020.
  22. ^ Kamau, Rufas. “How To Send And Receive Bitcoin Privately”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Wiens, Elmer G. (2005). “Linguistic and Commodity Exchanges”. First Nations Studies. Examines the structural differences between barter and monetary commodity exchanges and oral and written linguistic exchanges