Hồn ma báo thù

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồn ma báo thù
Onryō của linh mục Raigō trở lại như một bệnh dịch chuột và phá hủy đền Mii. T. Yoshitoshi 1891
Phân nhómSinh vật huyền thoại
Tiểu nhómMa, xác sống
Tên gọi khácLinh hồn báo thù
Vùng miềnChâu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi

Trong thần thoạivăn hóa dân gian, hồn ma báo thù hay linh hồn báo thù được cho là oan hồn của người chết trở về từ thế giới bên kia để trả thù cho một cái chết tàn nhẫn, không tự nhiên hoặc oan khuất. Trong một số nền văn hóa việc đám tangan táng hoặc hỏa táng là nghi thức quan trọng, những linh hồn báo thù đó cũng có thể được coi là những hồn ma bất hạnh của những cá nhân không được tổ chức tang lễ đàng hoàng.[1]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm về một hồn ma báo thù tìm kiếm sự trừng phạt cho sự tổn hại mà nó phải chịu đựng khi còn sống đã có từ thời cổ đại và nhiều nền văn hóa. Theo truyền thuyết, những hồn ma đi lang thang trong thế giới của người sống và tìm cách giải quyết những oán hận và có thể không hài lòng cho đến khi thành công trong việc trừng phạt kẻ giết người hoặc kẻ hành hạ.[2]

Trong một số nền văn hóa, những hồn ma báo thù chủ yếu là phụ nữ, được cho là bị đối xử bất công trong cuộc đời. Những phụ nữ hoặc trẻ em gái như vậy có thể đã chết trong tuyệt vọng hoặc những đau khổ mà họ phải chịu đựng có thể dẫn đến cái chết do bị ngược đãi hoặc bị tra tấn.[3][4]

Trừ tà là một trong những phong tục tôn giáo được các nền văn hóa thực hiện liên quan đến hồn ma báo thù. Nhóm người Aché phía bắc ở Paraguay đã hỏa táng những người già được cho là chứa đựng những linh hồn báo thù nguy hiểm thay vì chôn cất theo phong tục.[5]

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

La Mã cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lemures trong thần thoại La Mã là những linh hồn lang thang và đầy thù hận của những người không được chôn cất tử tế.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kwon, Heonik (2008). Ghosts of War in Vietnam. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-88061-9.
  2. ^ Jerrold E. Hogle (4 tháng 12 năm 2014). The Cambridge Companion to the Modern Gothic. Cambridge University Press. tr. 216–. ISBN 978-1-316-19435-5.
  3. ^ Henry Whitehead, The Village Gods of South India, Asian Educational Services, New Delhi 1988 (First ed. 1921), ISBN 978-8120601376
  4. ^ Xavier Romero-Frias, The Maldive Islanders, A Study of the Popular Culture of an Ancient Ocean Kingdom, Barcelona 1999, ISBN 84-7254-801-5
  5. ^ Pierre Clastres, Chronique des indiens Guayaki. Ce que savent les Aché, chasseurs nomades du Paraguay. Plon. Paris, 1972
  6. ^ St. Augustine, The City of God, 11.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]