Hội nghị thượng đỉnh G20 2014 tại Brisbane

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội nghị thượng đỉnh G-20 Australia 2014
Tập tin:G20 Australia 2014 logo.png
Logo của Hội nghị thượng đỉnh G-20
Nước chủ nhàAustralia
Thời gian15–16 tháng 11 năm 2014
Địa điểmTrung tâm Hội nghị & Triển lãm Brisbane
Thành phốBrisbane
Tham giaThành viên nhóm G-20
Trước đóHội nghị tại Nga 2013
Kế tiếpHội nghị tại Thổ Nhĩ Kỳ 2015
Trang webG20 Australia 2014

Hội nghị thượng đỉnh G-20 Australia 2014hội nghị thứ chín của những người đứng đầu chính phủ các quốc gia thành viên nhóm các nền kinh tế lớn G-20.[1] Hội nghị được tổ chức tại Brisbane, thành phố thủ phủ của Queensland, Australia, từ ngày 15–16 tháng 11 năm 2014. Địa điểm tổ chức là Trung tâm Hội nghị & Triển lãm BrisbaneNam Brisbane.[2] Đây là sự kiện mà cảnh sát được huy động nhiều nhất trong thời bình ở Australia.[3]

Ngày 1 tháng 12 năm 2013 Brisbane trở thành thành phố chủ nhà chính thức của hội nghị G20.[4]Thành phố Brisbane được nghỉ lễ một ngày vào ngày 14 tháng 11 năm 2014.[5] Hơn 4.000 đại biểu được ước tính tới dự cùng với đại diện của khoảng 2.500 cơ quan thông tấn, truyền thông.[6] Lãnh đạo các nước Mauritanie, Myanmar, New Zealand, Senegal, Singapore, và Tây Ban Nha cũng được mời tới hội nghị này.[7]

Chương trình nghị sự[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà lãnh đạo châu Âu bày tỏ mong muốn thúc đẩy và hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế sau khi kinh tế thế giới bước qua khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược hợp tác phát triển cũng như hoàn tất các thỏa thuận cải cách tài chính trọng tâm, cũng như thuế và chống tham nhũng.[8]

Theo Waheguru Pal Singh Sidhu mục tiêu chính của hội nghị là "cung cấp ưu tiên chiến lược cho sự phát triển, cân bằng lại nền tài chính và thúc đẩy kinh tế, đầu tư và cơ sở hạ tầng, sự linh động trong tuyển dụng và việc làm".[9] Giáo sư luật tài chính quốc tế Ross Buckley của Đại học New South Wales cho rằng hội nghị nên tập trung vào việc thi hành các chiến lược sẵn có thay vì tìm kiếm một thỏa thuận cải cách mới.[10]

Biến đổi khí hậu không được đưa vào thảo luận chính thức tại hội nghị; Thủ tướng Úc Tony Abbott phát biểu rằng ông không muốn chương trình nghị sự bị "phân tán" bởi các đề tài khác ngoài tăng trưởng kinh tế. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ được cho là không hài lòng với quyết định này.[11] Tại các kỳ hội nghị trước đây biến đổi khí hậu luôn được đưa vào đàm thảo.[12]

Truyền thông Úc nhận định Úc sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới chương trình nghị sự.[1] Mike Callaghan, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu G20 tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy cho rằng nếu hội nghị G20 muốn đạt được những kết quả quan trọng thì nên tập trung vào việc tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các hệ thống thương mại đa phía và chống lại Base Erosion and Profit Shifting (BEPS).[13] Các cuộc thảo luận về lỗ hổng thuế đã được châm ngòi bởi việc hé lộ các thỏa thuận bí mật về thuế giữa hơn 340 tập đoàn đa quốc gia và Luxembourg.[14][15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b "World leaders ask Australia to host next G20 summit in 2014 " The Australian, 5 tháng 11 năm 2011
  2. ^ “Brisbane to shunned Sydney: 'Get used to it'. The Sydney Morning Herald. ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ Tyron Butson (ngày 16 tháng 11 năm 2014). “Brisbane's G20 summit 'biggest peacetime police operation in Australia's history'. 9news.com.au. ninemsn. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ Cameron Atfield (ngày 1 tháng 12 năm 2013). “Brisbane takes centre stage with G20 handover”. Brisbane Times. Fairfax Media. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ “Brisbane to get G20 public holiday”. The Courier Mail. ngày 21 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  6. ^ “G20 - 2014”. Department of the Prime Minister and Cabinet. ngày 20 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ “The G20 and the World”. G20. 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ “The EU at the G20 summit in Brisbane: Joint letter of Presidents Barroso and Van Rompuy”. Press Release. European Commission. ngày 21 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  9. ^ W. Pal Sidhu (ngày 2 tháng 11 năm 2014). “Is the G20 the right place to resolve the Ukraine crisis?”. East Asia Forum. East Asian Bureau of Economic Research. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
  10. ^ Ben Doherty (ngày 10 tháng 11 năm 2014). “G20 faces crucial test of its credibility as Brisbane summit looms”. The Guardian. Guardian News and Media. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ “EU 'unhappy' climate change is off G20 agenda”. The Australian. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  12. ^ AAP (ngày 3 tháng 11 năm 2014). “More calls for climate to be added to G20”. The Australian. News Limited. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2014.
  13. ^ “Brisbane G20 summit: key to its success”. Brisbane Times. Fairfax Media. ngày 1 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2014.
  14. ^ BBC, Australia examines global firms' Luxembourg tax deals
  15. ^ Sydney Morning Herald, G20 leaders in the mood to act on tax avoidance after Luxembourg leaks