HQ-9

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
HQ-9
Một xe phóng di động HQ-9 trong lễ duyệt binh năm 2009 ở Bắc Kinh để kỷ niệm 60 năm thành lập Trung Quốc
LoạiTên lửa đất đối không tầm xa
Tên lửa chống tên lửa đạn đạo
Tên lửa chống vệ tinh
Nơi chế tạoTrung Quốc
Lược sử hoạt động
Phục vụTrước năm 2001 đến nay[1]
Sử dụng bởiXem Quốc gia sử dụng
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuấtChina Aerospace Science and Industry Corporation[2]
Thông số

Tầm hoạt động120 km (HQ-9)[3]
250 km (HQ-9B)[4][5]
Trần bay50 km (HQ-9B)[5]
Tốc độMach 4+[3]
Hệ thống chỉ đạoDẫn đường bằng radar bán chủ động[4]
Nền phóngHQ-9 phóng từ mặt đất[6]
HHQ-9 phóng từ tàu mặt nước[3]

HQ-9 (Tiếng Trung giản thể: 红旗-9; tiếng Trung phồn thể: 紅旗-9; bính âm:Hóng Qí-9; nghĩa đen: "Hồng Kỳ-9"), là thế hệ tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa mới của Trung Quốc.[7]

Gần giống với tổ hợp tên lửa S-300 của Nga hay hệ thống Patriot của Mỹ. HQ-9 sử dụng hệ thống radar HT-233 PESA[8]. Biến thể sử dụng cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - HHQ-9 (Tiếng Trung giản thể: 海红旗-9; tiếng Trung phồn thể: 海紅旗-9; bính âm: Hǎi Hóng Qí-9; nghĩa đen: "Hải Hồng Kỳ-9"), gần như giống hệt phiên bản trên đất liền. HHQ-9 được trang bị trong các ống phóng thẳng đứng VLS trên Tàu khu trục lớp Type 052C Lan Châu (Lanzhou) thuộc biên chế Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[9]

Hệ thống của HQ-9 có thể chống lại sự dò tìm của radar, được biết đến với bản xuất khẩu là FT-2000. Phiên bản được thiết kế để xuất khẩu là FD-2000 (với cụm từ FD là viết tắt của Fang Dun[防盾], có nghĩa là lá chắn phòng thủ), nó được phát triển bởi Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) và ra mắt tại Triển lãm hàng không vũ trụ và quốc phòng Châu Phi được tổ chức ở Cape Town vào tháng 03 năm 2009.

Tên lửa đất đối không HQ-9

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu tạo cơ bản của HQ-9 bao gồm một ra đa tìm kiếm loại 305B, 1 ra đa, 1 ra đa theo dõi, 1 máy phát điện chạy diesel với công suất 200 kW, và 8 Xe mang phóng tự hành (TEL) với 4 tên lửa mỗi xe, tổng cộng 32 lượt phóng sẵn sàng khai hỏa. Những thiết bị này thường được gắn trên các xe tải Thái An. Cấu tạo cơ bản này có thể được mở rộng để có sức chứa lớn hơn, với những thiết bị được thêm vào như: 1 đài chỉ huy TWS-312, 1 xe khảo sát dựa trên các mẫu Humvee của Trung Quốc, một bộ chuyển đổi năng lượng, xe vận chuyển/nạp tên lửa bổ sung với 4 tên lửa mỗi xe dựa trên mẫu Thái An TAS5380, 1 ra đa dò tìm tầm thấp Type 120, 1 ra đa dò tìm tầm xa HT-233 PEAS. Hệ thống HQ-9 có sự cơ động cao.

Tên lửa[sửa | sửa mã nguồn]

Gần tương tự với hệ thống S-300V của Nga, hệ thống HQ-9 là các tên lửa 2 tầng. Tầng thứ nhất có đường kính 700mm và tầng thứ 2 có đường kính 560mm, với tổng khối lượng lên đến gần 2 tần và chiều dài 6,8m. Tên lửa được trang bị một đầu đạn nặng 180 kg, và đạt tốc độ tối đa 4,2 Mach và tầm bắn tối đa xấp xỉ 200 km. Vector đẩy (TVC) của HQ-9 là nhận dạng trực quan và rõ ràng nhất để phân biệt nó với hệ thống S-300V: TVC của HQ-9 lộ ra và nó có thể quan sát được từ bên cạnh, trong khi đó TVC của S-300V là không lộ ra. Hệ thống dẫn đường của HQ-9 là hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp: máy lái tự động quán tính giai đoạn đầu; giai đoạn giữa kết hợp máy lái tự động quán tính trên tên lửa để chỉnh tầm và lệnh vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất để chỉnh hướng; giai đoạn cuối dẫn bằng lệnh vô tuyến kết hợp dữ liệu về mục tiêu do cơ cấu bám qua tên lửa (radar của đạn tên lửa bắt bám mục tiêu ở giai đoạn cuối bằng cách thu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu bị đài radar mặt đất chiếu xạ, rồi truyền phần tử bắn về đài điều khiển mặt đất, đài điều khiển mặt đất tính toán và hiệu chỉnh các tham số mục tiêu và truyền lệnh vô tuyến đến tên lửa).

Ra đa[sửa | sửa mã nguồn]

Để giảm thiểu giá thành, hệ thống HQ-9 được thiết kế để có thể kết hợp linh hoạt với nhiều loại ra đa, bao gồm cả tìm kiếm/giám sát/tương tác/Ra đa kiểm soát hỏa lực (FCR).

Ra đa kiểm soát hỏa lực[sửa | sửa mã nguồn]

Rất nhiều FCR của hệ thống tên lửa đất đối không khác của Trung Quốc có thể sử dụng cho HQ-9, ví dụ như FCR sử dụng cho KS-1 SAM, SJ-212, bản thân nó đã là phiên bản cải tiến của hệ thống ra đa kiểm soát hỏa lực (FCR) của SJ-202 sử dụng trong HQ-2J. Các FCR của H-200 và SJ-231 của mẫu KS-1 SAM cũng tương thích với HQ-9.

Ra đa HT-233[sửa | sửa mã nguồn]

Để tối đa hóa hiệu quả chiến đấu của HQ-9, một hệ thống ra đa điều khiển hỏa lực (FCR) chuyên dụng cho HQ-9 đã được phát triển, và nó thường xuyên được nhìn thấy đi kèm với HQ-9. Được chỉ định là HT-233, mẫu ra đa này là loại FCR tiên tiến nhất HQ-9 được kết hợp, và nó có điểm tương đồng lớn với  mẫu MPQ-53 của MIM-104 Patriot hơn là mẫu 30N6(Flap-lid) của S-300.

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

HQ-9 sau lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Bắc Kinh
Phòng không
  • HQ-9
Tàu khu trục lớp Type 052C Trường Xuân (DDG-150) của Hải quân Trung Quốc trang bị hệ thống HHQ-9
  • HHQ-9 — Phiên bản phóng từ tàu mặt nước dành cho hải quân.[3]
  • HQ-9A — Phiên bản cải tiến, thử nghiệm lần đầu vào năm 1999 và đưa vào sử dụng năm 2001.[1]
  • HQ-9B — Phiên bản cải tiến với tầm hoạt động 250 km và bổ sung thêm thiết bị dò tìm hồng ngoại thụ động.[4] Được báo cáo đã thử nghiệm vào tháng 2 năm 2006.[1]
Phòng thủ tên lửa đạn đạo và chống vệ tinh
  • HQ-19 – Phiên bản chống tên lửa đạn đạo, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Hệ thống này nhắm mục tiêu vào giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của tên lửa tấn công, nó có thể so sánh tương đương với THAAD của Mỹ.[10] Tên lửa đã "bắt đầu hoạt động sơ bộ" vào năm 2018.[11]
Xuất khẩu
  • FD-2000 – Phiên bản xuất khẩu với tầm hoạt động 125 km.[6] Có thể được trang bị radar thụ động YLC-20 để chống lại các mục tiêu tàng hình,[12] radar thu thập mục tiêu HT-233,[13] radar tìm kiếm tầm thấp Type 120 và radar tìm kiếm AESA Type 305A.[12]
  • FD-2000B – Phiên bản xuất khẩu với tầm hoạt động 250 km.[1]
  • HQ-9/P – Phiên bản tùy chỉnh dành cho Pakistan. Tầm hoạt động trên 100 km để đánh chặn máy bay và khoảng 25 km để đánh chặn tên lửa hành trình.

Nước ngoài quan tâm[sửa | sửa mã nguồn]

Thổ Nhĩ Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống HQ-9 là một ứng cử viên trong chương trình T-LORAMIDS của Thổ Nhĩ Kỳ, và được báo cáo là đã đượch chọn lựa vào tháng 9 năm 2013.[14] Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách ngăn chặn các nguồn để tích hợp hệ thống của Trung Quốc vào hệ thống  phòng thủ của NATO.[15] Tuy nhiên, đến năm 2013 không có xác nhận nào rằng thỏa thuận đã được hoàn thành.[16][17][18] Vào tháng 2 năm 2015, Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ đã được Bộ Quốc phòng thông báo rằng việc đánh giá hồ sơ dự thầu đã hoàn tất và hệ thống được chọn sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng mà không cần tích hợp với NATO; hệ thống này không được đặt tên rõ ràng. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khác báo cáo rằng không có hệ thống nào được chọn.[19] Cuối tháng này, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra với nhiều nhà thầu; Giá thầu Trung Quốc vẫn chưa thỏa mãn các yêu cầu liên quan đến việc chuyển giao công nghệ.[20] Vào tháng 3 năm 2015, một bài báo của China Daily đưa tin rằng "Hệ thống FD-2000 của Trung Quốc, một mẫu HQ-9 để xuất khẩu, đã được chọn cho hợp đồng với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013" dựa trên các bình luận ​​của đại diện CPMIEC tại Triển lãm Không gian và Hàng không Quốc tế Langkawi năm 2015; Bài viết đã gây hiểu nhầm là "Xác nhận việc bán tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ."[21] Tuy nhiên, một người điều hành giấu tên của CPMIEC đã nói với Global Times rằng "phương tiện truyền thông đã đọc quá nhiều về điều này. Không có thông tin mới về việc đấu thầu."[22] Vào tháng 11 năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng họ sẽ không mua HQ-9, thay vào đó chọn một hệ thống phát triển bản địa.[23]

Quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

 Trung Quốc
 Maroc
  • Lục quân Hoàng gia Maroc - 4 khẩu đội FD-2000B được mua vào năm 2016. Khẩu đội đầu tiên dự kiến bàn giao vào năm 2020 hoặc 2021.[29]
 Turkmenistan
 Uzbekistan
 Pakistan

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống tương tự
Danh sách liên quan

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “HQ-9/-15, and RF-9 (HHQ-9 and S-300) (China), Defensive weapons”. Jane's Information Group. Ngày 7 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ Grevatt, Jon (11 tháng 2 năm 2016). “China's CASIC targets international expansion”. Janes. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b c d McCabe, Thomas R. (ngày 23 tháng 3 năm 2020). “Air and Space Power with Chinese Characteristics: China's Military Revolution” (PDF). Air & Space Power Journal. 34 (1): 28. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ a b c Dahm (Tháng 3 năm 2021): trang 6
  5. ^ a b Chen, Chuanren (ngày 2 tháng 8 năm 2017). “China Shows New Fighters, Missiles and Drones”. AINonline. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ a b Fisher, Richard D Jr (ngày 11 tháng 2 năm 2016). “China deploys HQ-9 surface-to-air missiles to Woody Island”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ "Spacewar.com - Analysis: China exports new SAM missile". 18 tháng 3 năm 2009.
  8. ^ “解放军红旗-9号地空导弹系统性能简介” (bằng tiếng Trung).
  9. ^ "Chinese Defence Today - Naval HQ-9 Ship-to-Air Missile". 30 tháng 12 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ Saunders, Phillip C. (ngày 10 tháng 6 năm 2021). “Testimony before the U.S.-China Economic and Security Review Commission Hearing on China's Nuclear Forces” (PDF). U.S.-China Economic and Security Review Commission. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (2018). Annual Report To Congress: Military and Security Developments Involving the People's Republic of China 2018 (PDF) (Bản báo cáo). tr. 60. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ a b Hasik, James (ngày 2 tháng 10 năm 2013). “Chinese Anti-Aircraft Missiles for Turkey? Some Implications for Security and Industry”. Atlantic Council. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ a b Cranny-Evans, Samuel (ngày 22 tháng 11 năm 2019). “Uzbekistan conducts first FD-2000 air-defence test”. Janes. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ “Toksabay, Ece (26 September 2013). "Chinese firm wins Turkey's missile defense system tender". reuters.com. reuters. Retrieved26 September 2013”.
  15. ^ “Wilson, Steve (14 December 2013). "Congress to block Turkey using US funds to buy missile system from blacklisted Chinese firm". telegraph.co.uk. AFP”. 14 tháng 12 năm 2013.
  16. ^ “Lague, David (2 October 2013). "For China, Turkey missile deal a victory even if it doesn't happen". Reuters”.
  17. ^ “Daloglu, Tulin (27 Sep 2013). "Turkey close to deal with China for anti-missile system". Al-Monitor”.
  18. ^ "Update: Turkey Remains Defiant About Co-Producing Missile Defense System with China". Defense Update. 25 October 2013”.
  19. ^ “Karadeniz, Tulay (19 February 2015). "Turkey eyes deal with China on missile defense despite NATO concern". Reuters. Retrieved12 May 2015”.
  20. ^ “Coskun, Orhan; Karadeniz, Tulay (26 February 2015). "Turkey goes back to other missile system bidders as China drags feet: officials".Reuters. Retrieved 12 May 2015”.
  21. ^ “Peng, Yining (19 March 2015). "Missile sale to Turkey confirmed". China Daily. Retrieved 12 May 2015”.
  22. ^ “Liu, Yang (19 March 2015). "Chinese firm denies winning FD-2000 air defense missile system bid in Turkey". Global Times. Retrieved12 May 2015”.
  23. ^ “Butler, Daren; Karadeniz, Tulay; Martina, Michael (18 November 2015). Mark, Heinrich, ed. "UPDATE 2-Turkey confirms cancellation of $3.4-bln missile defence project awarded to China". Reuters. Retrieved 25 November 2015”.
  24. ^ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế 2020, tr. 265
  25. ^ The Military Balance 2021. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. tr. 255.
  26. ^ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế 2020, tr. 262
  27. ^ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế 2020, tr. 263
  28. ^ The Military Balance 2021. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. tr. 254.
  29. ^ Halimi, Mohammed (ngày 26 tháng 6 năm 2020). “Marruecos a punto de recibir su primer sistema de defensa aérea de largo alcance”. Defensa.com (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2020.
  30. ^ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế 2020, tr. 211
  31. ^ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế 2020, tr. 216
  32. ^ a b “HQ-9 Long-Range Air Defense Missile System | MilitaryToday.com”. www.militarytoday.com. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2023.
  33. ^ Hum Arze Pak Key Hawai Fauj K Uqaab (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2022

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]