Isabella của Bayern

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Isabella của Bayern
Isabella von Bayern
Công tước phu nhân xứ Genova
Tại vị14 tháng 4 năm 1883 – 26 tháng 2 năm 1924
(40 năm, 318 ngày)
Tiền nhiệmElisabeth của Sachsen
Kế nhiệmMaria Luisa Alliaga Gandolfi dei conti di Ricaldone
Thông tin chung
Sinh(1863-08-31)31 tháng 8 năm 1863
Cung điện Nymphenburg, München, Vương quốc Bayern
Mất26 tháng 2 năm 1924(1924-02-26) (60 tuổi)
Roma, Vương quốc Ý
Phối ngẫu
Hậu duệFerdinando Umberto, Công tước thứ 3 xứ Genova

Filiberto, Công tước thứ 4 xứ Genova
Bona Maria, Vương phi Konrad của Bayern
Adalberto, Công tước xứ Bergamo
Maria Adelaide, Thân vương phi xứ Arsoli

Eugenio, Công tước thứ 5 xứ Genova
Tên đầy đủ
Tiếng Đức: Maria Isabella Luise Amalie Elvira Blanca Eleonora

Tiếng Tây Ban Nha: María Isabel Luisa Amalia Elvira Blanca Leonor

Tiếng Ý: Maria Isabella Luisa Amalia Elvira Bianca Eleonora
Vương tộcNhà Wittelsbach (khi sinh)
Nhà Savoia-Genova (kết hôn)
Thân phụAdalbert của Bayern
Thân mẫuAmalia của Tây Ban Nha

Vương tôn nữ Isabella của Bayern (Maria Isabella Luise Amalia Elvira Blanca Eleonora [1]; 31 tháng 8 năm 1863 – 26 tháng 2 năm 1924) là một trong năm người con của Vương tử Adalbert của BayernVương tôn nữ Amalia của Tây Ban Nha. Thông qua cuộc hôn nhân với Tommaso của Savoia-Genoa, Isabella được gọi là Công tước phu nhân xứ Genova.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Isabella và Tommaso khoảng cuối những năm 1880
Công tước phu nhân Isabella xứ Genova năm 1900

Isabella là người con thứ ba và con gái lớn của Vương tử Adalbert của Bayern, con trai thứ tư của Ludwig I của BayernTherese xứ Sachsen-Hildburghausen, và Vương tôn nữ Amalia của Tây Ban Nha, con gái của Vương tử Francisco de Paula của Tây Ban NhaVương nữ Luisa Carlotta của Hai Sicilie.

Hôn nhân và con cái[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 tháng 4 năm 1883, Isabella kết hôn với Vương tôn Tommaso của Savoia, Công tước xứ Genova,[2] con trai duy nhất của Vương tử Ferdinando của SardegnaElisabeth của Sachsen, tại Nymphenburg, Bayern. Tommaso cũng là em rể của Umberto I của Ý thông qua chị gái là Margherita của Savoia-Genova, và do đó là cậu của Victtorio Emanuele III của Ý. Cuộc hôn nhân của hai vợ chồng đánh dấu lần thứ tư thành viên của hai vương tộc WittelsbachSavoia thành hôn với nhau.[2]

Ludwig II của Bayern (anh họ của Isabella) đã không tham dự lễ cưới vì bản thân Quốc vương hiếm khi có mặt tại các sự kiện công cộng. Một người tham dự nhận xét rằng sự vắng mặt của Ludwig II khiến cho những vị khách mời "có thể tận hưởng bầu không khí vui vẻ hiếm khi có trong các lễ hội của Triều đình".[2]

Isabella và Tommaso có với nhau 6 người con:

Tên Sinh Cái chết ghi chú
Ferdinando Umberto, Công tước thứ 3 xứ Genova và Thân vương xứ Udine 1884 1963 Kết hôn với Maria Luisa Alliaga Gandolfi dei conti di Ricaldone, Không có hậu duệ.
Filiberto, Công tước thứ 4 xứ Genoa và Công tước xứ Pistoia 1895 1990 Kết hôn với Lydia xứ Arenberg, không có hậu duệ.
Maria Bona của Savoia-Genoa 1896 1971 Kết hôn với Konrad của Bayern, có hậu duệ
Adalberto, Công tước xứ Bergamo 1898 1982 Là một Tướng quân trong Thế chiến thứ hai, không có hậu duệ.
Maria Adelaide của Savoia-Genova 25 tháng 4 năm 1904 8 tháng 2 năm 1979 Kết hôn với Leone Massimo, Thân vương xứ Arsoli (cháu chắt của Carolina của Hai Sicilie) có hậu duệ.
Eugenio, Công tước thứ 5 xứ Genoa và Công tước xứ Ancona 13 tháng 3 năm 1906 8 tháng 12 năm 1996 Kết hôn với Lucia của Borbone-Hai Sicilie, có hậu duệ.

Cuộc sống sau này[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1905, Isabella và chồng, cũng như các thành viên khác của Vương tộc Savoia tham dự buổi lễ phong Chân phước của một linh mục người Pháp.[3] Sự kiện này có sự tham dự của Giáo hoàng Piô X, cùng với 1.000 người hành hương Pháp, vài nghìn tín đồ thuộc các quốc tịch khác và 22 Hồng y và Triều đình Giáo hoàng.[3] Sự kiện này rất đáng chú ý vì đây là lần đầu tiên các thành viên của Vương tộc Savoia hỗ trợ một nghi lễ tôn giáo với sự hiện diện của Giáo hoàng.[3]

Với tư cách là Công tước và Công tước phu nhân xứ Genova, Isabella và chồng thường tham dự các hoạt động khác của vương thất với tư cách là đại diện của Vương tộc Savoia. Chẳng hạn, vào năm 1911, hai vợ chồng tham dự lễ khánh thành một tượng đài lớn của Quốc vương Victor Emmanuel II của Ý ở Roma [4] với sự chứng kiến có gần một triệu người, đồng thời có sự tham dự của Maria Pia của Ý, Thái hậu Bồ Đào NhaMargherita của Savoia-Genova, Thái hậu Ý và vợ chồng Công tướcCông tước phu nhân xứ Aosta.[4]

Năm 1913, Isabella đã một lần suýt không qua khỏi cửa tử. Trong một lần xức dầu lên tay và cổ bằng thuốc trị bệnh thấp khớp, Isabella đã ở quá gần một ngọn đèn khiến cho thuốc bốc cháy.[5] Isabella chỉ sống sót do người giúp việc nhanh chóng dập tắt ngọn lửa.[5]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 2 năm 1924, Isabella qua đời vì bệnh viêm phế quản ở Roma, sau khi đã bị ốm nhiều ngày trước đó.[6] Chồng của Isabella, Tommaso qua đời bảy năm sau đó, vào năm 1931.

Tước hiệu và kính xưng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 31 tháng 8 năm 1863 – 21 tháng 5 năm 1883: Ihre Königliche Hoheit Prinzessin Isabella von Bayern [1] (Vương tôn nữ Isabella của Bayern Điện hạ).
  • 21 tháng 5 năm 1883 – 26 tháng 2 năm 1924: Ihre Königliche Hoheit Herzogin von Genua (Công tước phu nhân xứ Genova Điện hạ).

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Bayerisches Statistisches Landesamt (1909). Hof- und Staats-Handbuch des Königreichs Bayern. University of Michigan. München.
  2. ^ a b c “Princess Isabella's Wedding” (PDF), The New York Times, 21 tháng 5 năm 1883
  3. ^ a b c “Quirinal and the Pope”, The New York Times, Rome, 9 tháng 1 năm 1905
  4. ^ a b “Italy's Tribute to Victor Emmanuel”, The New York Times, Rome, 5 tháng 6 năm 1911
  5. ^ a b “Flames Imperil Duchess of Genoa”, The New York Times, Rome, 23 tháng 3 năm 1913
  6. ^ “Duchess of Genoa Dies in Rome”, The New York Times, Rome, 27 tháng 2 năm 1924
Isabella của Bayern
Sinh: 31 tháng 8, năm 1863 Mất: 26 tháng 2, năm 1924
Vương thất Ý
Tiền nhiệm
Elisabeth của Sachsen
Công tước phu nhân xứ Genova
1883 – 1924
Kế nhiệm
Maria Luisa Alliaga Gandolfi dei conti di Ricaldone